Tiêm ngừa vaccine HPV là giải pháp giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra như: Ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ,.. Vaccine HPV cũng giống như nhiều loại vaccine khác, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vaccine HPV trong nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tác dụng phụ của vaccine HPV
Giống như nhiều loại vaccine khác, sau khi tiêm vaccine HPV cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này thường là nhẹ và tạm thời, thường giảm đi sau vài ngày.
Hiểu rõ hoạt động của vaccine HPV
Vaccine HPV là biện pháp phòng tránh các bệnh do virus HPV gây ra trên cơ thể người. Virus HPV được phát hiện tới 140 chủng khác nhau, trong đó có 40 chủng nguy hiểm, đặc biệt là HPV chủng 6, 11, 16, 18, có thể gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục và các bệnh ung thư như vùng hậu môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, dương vật và vùng hầu họng.
Trong số các bệnh lý này, ung thư cổ tử cung ở nữ giới là căn bệnh có nguy cơ lớn nhất và phổ biến nhất, làm ám ảnh nhiều phụ nữ trong nhiều thập kỷ. Ung thư cổ tử cung đe dọa sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Vaccine HPV đã được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trong 30 năm qua và được sử dụng trên nhiều quốc gia. Vaccine HPV hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, mụn cóc sinh dục, tiền ung thư, loạn sản và các bệnh lý khác do HPV gây ra ở cả nam và nữ.
Tương tự như các loại vaccine khác, vaccine HPV hoạt động bằng cách kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Khi cơ thể tiếp xúc với các loại vi rút HPV, các kháng thể này sẽ tương tác với vi rút, ngăn chặn nó lây nhiễm vào các tế bào khỏe mạnh.
Các vaccine HPV hiện nay được sản xuất dựa trên cơ sở các vi sinh vật có cấu trúc giống vi rút (Virus-like particles, VLPs) được tạo ra từ các thành phần bề mặt của HPV. VLPs không có khả năng lây nhiễm do thiếu ADN của vi-rút. Tuy nhiên, chúng gần giống với vi rút tự nhiên và kháng thể phản ứng với VLP cũng có tác dụng chống lại vi rút tự nhiên. Sự sản xuất kháng thể cao trong cơ thể do VLPs giúp vaccine có hiệu quả cao.
Tuy nhiên vaccine HPV không đạt hiệu quả bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, và cũng không điều trị các nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do vi rút gây ra.
Có mấy loại vaccine HPV?
Hiện nay, trên thị trường có hai loại vaccine HPV được sử dụng phổ biến là Gardasil và Gardasil 9, cả hai đều có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Sự khác biệt chủ yếu giữa chúng nằm ở số lượng chủng HPV mà vaccine có khả năng phòng ngừa, lịch tiêm, đối tượng tiêm, và hiệu quả sử dụng.
Vaccine Gardasil
Gardasil là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Dược Merck Sharp & Dohme (MSD), Hoa Kỳ. Vaccine này được thiết kế để phòng ngừa các bệnh như ung thư âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, loạn sản tế bào, tổn thương tiền ung thư, và mụn cóc sinh dục. Đặc điểm nổi bật của Gardasil là khả năng phòng ngừa 4 chủng virus HPV, bao gồm HPV type 6, 11, 16, 18. Vaccine này được khuyến nghị đặt hiệu quả tốt nhất khi tiêm cho nữ giới trong đột tuổi từ 9 – 26 tuổi, kể cả những người chưa từng hoặc đã từng quan hệ tình dục.
Vaccine Gardasil 9
Gardasil 9 có khả năng phòng ngừa 9 chủng virus HPV, bao gồm HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58, với hiệu quả lên tới 94%. Vaccine này được khuyến nghị tiêm cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 – 27, và cũng là sản phẩm của hãng dược MSD của Hoa Kỳ.
Hiện nay, Gardasil 9 đã được phân phối ở 84 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ trên toàn cầu và ghi nhận đảm bảo hiệu quả phòng ngừa và độ an toàn y tế. Đặc biệt, bạn có thể tiêm Gardasil 9 cùng các loại vaccine khác trong một buổi tiêm mà không lo lắng về khả năng tương tác thuốc, giúp đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp phòng những bệnh nào?
Tác dụng phụ của vaccine HPV
Tương tự như các loại vaccine khác, sau khi tiêm vaccine HPV người tiêm có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn, đây là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng với vaccine.
Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp sau khi tiêm vaccine HPV:
- Vị trí tiêm bị sưng, đỏ, bầm tím.
- Đau đầu.
- Sốt.
- Chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Đau nhẹ ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, ngón chân, bàn chân, chân.
- Đau cơ và khớp nhẹ.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Uống Glutathione bao lâu thì trắng?
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm vaccine HPV, bao gồm:
- Phát ban, đỏ, ngứa.
- Khó thở.
Khoảng 3 trên 1.000.000 người sau khi tiêm vaccine HPV có thể phát sinh phản ứng dị ứng. Sau khi tiêm, bạn nên ở lại cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý khi có bất kỳ dấu hiệu nào của tác dụng phụ sau tiêm vaccine.
Những tác dụng phụ này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường và kéo dài hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi thêm. Ghi nhận thực tế, hiệu quả ngăn ngừa các bệnh lý cho virus HPV thường lớn hơn rất nhiều so với các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine.
Trung tâm tiêm chủng KenShin tự hào là đơn vị có các loại vaccine thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vaccine HPV đều được nhập khẩu chính hãng, đã được kiểm định chất lượng. Tiêm chủng KenShin cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vaccine theo yêu cầu, đặt giữ vaccine online…
Kính mời quý khách liên hệ hotline 1800 692 hoặc đến trực tiếp các Trung tâm Tiêm chủng KenShin để được tư vấn sức khỏe và mũi tiêm phù hợp.