Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Siêu âm mạch máu chi dưới là phương pháp hữu hiệu trong việc đánh giá các tổn thương bệnh lý tại các động tĩnh mạch chi dưới. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến tác dụng của siêu âm mạch máu chi dưới cũng như khi nào chúng ta sẽ cần đi siêu âm mạch máu chi dưới.

Bạn đang đọc: Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Khi cơ thể bị đau ở vị trí nào đó, nó là dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta biết đang có tình trạng bất thường nào đó liên quan đến sức khỏe. Khi bạn bị đau vùng chi dưới, siêu âm mạch máu chi dưới có thể sẽ được chỉ định để giúp các bác sĩ can thiệp kịp thời.

Tổng quan về siêu âm mạch máu chi dưới

Siêu âm là kỹ thuật ứng dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể. Các ứng dụng của phương pháp siêu âm rất rộng rãi, từ thăm khám thai đến chẩn đoán, phát hiện nhiều bệnh khác nhau, trong đó bao gồm cả siêu âm mạch máu chi dưới để chẩn đoán các tình trạng gây ảnh hưởng đến động mạch và tĩnh mạch của chi dưới.

Kỹ thuật siêu âm mạch máu chi dưới cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến mạch máu cũng như phát hiện các tổn thương (nếu có), đặc biệt là khi tích hợp siêu âm màu càng cho độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, kỹ thuật siêu âm còn có ưu điểm là rất nhanh chóng, chỉ mất 20 đến 30 phút để hoàn thành việc kiểm tra. Bệnh nhân cũng không cảm giác bị đau hay khó chịu trong quá trình siêu âm nói chung, siêu âm mạch máu chi dưới nói riêng.

Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Kỹ thuật siêu âm mạch máu cung cấp thông tin về hiện trạng mạch máu

Chỉ định siêu âm mạch chi dưới khi nào?

Khi bạn bị đau vùng chi dưới, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn siêu âm để có thể can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện mà theo đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm mạch máu chi dưới hay siêu âm tĩnh mạch chi dưới:

Đau cách hồi

Đau cách hồi xảy ra khi lượng máu cung cấp cho cơ bị hạn chế. Triệu chứng điển hình của đau cách hồi dễ xuất hiện ra khi bạn đi bộ và giảm bớt khi nghỉ ngơi sau đó.

Đau cách hồi có thể báo hiệu tình trạng suy mạch máu, do đó việc siêu âm mạch máu chi dưới có thể được chỉ định để bác sĩ kiểm tra lưu lượng máu, xác định chính xác vị trí tắc nghẽn, cho phép việc điều trị có mục tiêu tiếp theo.

Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Cần siêu âm mạch máu chi dưới khi liên tục bị đau nhức

Đau khi nghỉ ngơi

Một dấu hiệu đáng lo ngại hơn là đau khi nghỉ ngơi, biểu hiện của tình trạng thiếu máu trầm trọng, có thể dẫn đến vết thương ở ngón chân không lành. Những vết thương này nếu không được chăm sóc có thể xấu đi, có khả năng dẫn đến hoại tử. Siêu âm mạch máu chi dưới trong những trường hợp này là rất cần thiết để giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị, thúc đẩy quá trình lành vết thương, ngăn ngừa các biến chứng.

Thiếu máu cục bộ chi cấp tính

Thiếu máu cục bộ chi dưới cấp tính là tình trạng do huyết khối gây ra, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho cơ chi dưới. Các triệu chứng điển hình bao gồm đau, tê liệt, mất cảm giác, tím tái và không có mạch.

Trong trường hợp này, tiến hành siêu âm mạch máu chi dưới có tác dụng xác định tình trạng tắc nghẽn, hỗ trợ bác sĩ can thiệp kịp thời chi dưới.

Chênh lệch huyết áp cổ chân – cánh tay

Sự khác biệt về tỷ lệ huyết áp tâm thu giữa cổ chân và cánh tay là một trong những mối lo ngại cần chú ý vì nhiều khả năng nó có liên quan đến các vấn đề về mạch máu tiềm ẩn.

Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Siêu âm giúp tìm ra những bệnh liên quan mạch máu tiềm ẩn

Nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch

Huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch đều có chung một điểm đó là lưu lượng máu bị gián đoạn. Siêu âm mạch máu chi dưới đóng vai trò then chốt trong việc xác nhận những chẩn đoán này và bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.

Chấn thương, bệnh ác tính

Kỹ thuật siêu âm mạch máu chi dưới còn được ứng dụng cho nhiều tình trạng bệnh lý đa dạng, từ những chấn thương, các bệnh ác tính, tăng hồng cầu vô căn đến các biến chứng do béo phì và sưng chân do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thực hiện siêu âm mạch chi dưới như thế nào?

Đến đây, bạn đã có được những thông tin cần biết về kỹ thuật siêu âm mạch máu chi dưới. Vậy siêu âm mạch máu chi dưới được thực hiện như thế nào? Có hai dạng siêu âm mạch chi dưới, bao gồm siêu âm động mạch và tĩnh mạch chi dưới sau đây:

Siêu âm động mạch chi dưới

  • Sử dụng kỹ thuật siêu âm B – mode, siêu âm doppler màu, siêu âm doppler xung với tần số sóng siêu âm là 5 MHz.
  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm, ngồi, đứng tùy theo bác sĩ thăm khám khi siêu âm.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm dị nguyên là gì? Khi nào cần xét nghiệm dị nguyên?

Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?
Ứng dụng của siêu âm Doppler màu trong siêu âm mạch máu giúp đánh giá rõ ràng và hiệu quả hơn

Quy trình khảo sát

  • Khảo sát bắt đầu từ tầng đùi, bao gồm động mạch đùi chung, đùi sâu, đùi nông đoạn gần và đoạn xa.
  • Động mạch khoeo.
  • Tầng cẳng chân bao gồm động mạch chày trước, động mạch mác, động mạch chày sau.

Bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò để quét trên vị trí các động mạch cần siêu âm. Hình ảnh hiển thị trên màn hình sẽ được quan sát tỉ mỉ để phát hiện nhanh tổn thương cũng như các bệnh lý (nếu có) ở động mạch chi dưới.

Siêu âm tĩnh mạch chi dưới

Các tĩnh mạch sâu

Các tĩnh mạch sâu bao gồm các tĩnh mạch chậu, đùi, khoeo, chày trước, chày sau và tĩnh mạch mác.

Bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn tư thế khi bác sĩ thực hiện. Kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch kết hợp các nghiệm pháp đánh giá động học: Đè ép đầu dò đảm bảo không có huyết khối trong lòng mạch, bóp cơ bắp chân, nghiệm pháp valsalva.

Các tĩnh mạch nông

Các tĩnh mạch nông bao gồm tĩnh mạch hiển lớn và tĩnh mạch hiển bé. Kỹ thuật sử dụng sẽ có siêu âm B – mode để đánh giá hình thái trên suốt đường đi của tĩnh mạch. Ngoài ra còn tiến hành siêu âm doppler màu kết hợp doppler xung rồi đánh giá phổ doppler thu được để đánh giá chức năng van trong tĩnh mạch.

Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

Tùy theo tư thế khi thực hiện siêu âm của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đánh giá được hiện trạng suy giãn

Các tĩnh mạch xiên

Tĩnh mạch xiên có số lượng nhiều, hơn 150 tĩnh mạch và đa số đều có kích thước nhỏ nên không thể khảo sát hết. Tư thế bệnh nhân khi thực hiện siêu âm là đứng, bác sĩ sẽ khảo sát tại vị trí các tĩnh mạch có hiện tượng suy giãn.

Siêu âm mạch máu chi dưới có thể phát hiện những gì?

Siêu âm mạch máu chi dưới là biện pháp giúp phát hiện những tình trạng liên quan đến mạng lưới động mạch và tĩnh mạch phức tạp ở chi dưới, bao gồm:

Hẹp động mạch chi dưới

Hẹp động mạch chính là hậu quả chủ yếu của chứng xơ vữa động mạch. Siêu âm mạch máu chi dưới sẽ giúp phát hiện và đánh giá mức độ thu hẹp này của động mạch.

Thông qua việc đánh giá độ dày và chiều rộng của mảng xơ vữa động mạch cũng như lưu lượng máu trước và sau khi bị hẹp, bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Phát hiện thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, trong đó tắc động mạch phổi là một trong những hậu quả nguy hiểm nhất.

Siêu âm mạch máu chi dưới đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu trong việc phát hiện sớm tình trạng huyết khối tĩnh mạch, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể đe dọa tính mạng.

Siêu âm mạch máu chi dưới để làm gì? Khi nào cần siêu âm mạch máu chi dưới?

>>>>>Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về vaccine phòng H1N1

Siêu âm phát hiện hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Phát hiện sớm hội chứng suy tĩnh mạch

Hội chứng suy tĩnh mạch có triệu chứng đặc trưng là đau, chuột rút, mỏi cơ và cuối cùng dẫn đến giãn tĩnh mạch chi dưới, có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Siêu âm tĩnh mạch chi dưới giúp phát hiện sớm bệnh bằng cách xác định dòng chảy ngược tĩnh mạch. Thông qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân các biện pháp thích hợp để giảm bớt sự khó chịu, cải thiện khả năng vận động và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Theo dõi quá trình phục hồi sau phẫu thuật

Ngoài những chẩn đoán ban đầu, siêu âm mạch máu chi dưới còn đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn hậu phẫu. Bệnh nhân đang hồi phục sau chấn thương hoặc bệnh liên quan đến động mạch tĩnh mạch ở chi dưới sẽ được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn nhờ biện pháp siêu âm.

Kỹ thuật không xâm lấn này cho phép bác sĩ điều trị theo dõi tiến trình phục hồi sau phẫu thuật, đảm bảo việc can thiệp trước đó mang lại hiệu quả, đồng thời phát hiện kịp thời các biến chứng (nếu có).

Tóm lại, siêu âm mạch máu nói chung, siêu âm mạch máu chi dưới nói riêng là bước tiến lớn đối với ngành y học, giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng các bệnh lý liên quan đến mạch máu chi dưới, bao gồm động mạch và tĩnh mạch. Khi bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến vùng chi dưới, hãy nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp giúp chẩn đoán và điều trị phù hợp nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *