Bột ngọt hay còn được gọi là mì chính, là chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Bột ngọt được sử dụng phổ biến nhưng lại có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe, trong đó có tình trạng say bột ngọt. Vậy say bột ngọt uống gì hiệu quả?
Bạn đang đọc: Say bột ngọt uống gì? Những cách xử lý tình trạng say bột ngọt hiệu quả
Bột ngọt được sử dụng là loại gia vị giúp tăng hương vị và độ ngon cho món ăn. Tuy nhiên, sử dụng bột ngọt quá nhiều hoặc sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến hiện tượng say bột ngọt. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu say bột ngọt uống gì và những cách giải say bột ngọt hiệu quả nhé.
Contents
Hiện tượng say bột ngọt là gì?
Bột ngọt có thành phần chính bao gồm củ cải đường, mía đường, sắn hoặc ngô. Công dụng chính của bột ngọt là giúp cân bằng hương vị, giúp món ăn thêm đậm đà, ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng say bột ngọt.
Hiện nay, chưa có một kết quả nghiên cứu cụ thể nào về nguyên nhân gây ra tình trạng say bột ngọt. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đã suy đoán rằng hiện tượng say bột ngọt xảy ra khi cơ thể bạn dị ứng với một hoặc một số thành phần có trong bột ngọt hoặc do bạn sử dụng bột ngọt quá nhiều. Việc sử dụng bột ngọt với liều lượng quá nhiều trong cùng một thời điểm khiến axit glutamic hấp thụ quá nhiều vào cơ thể, xâm nhập vào các tế bào thần kinh, dẫn đến hiện tượng nhức đầu, xây xẩm mặt mày.
Một số triệu chứng say bột ngọt?
Một số triệu chứng say bột ngọt điển hình có thể nhận thấy như:
- Cảm giác ngứa ran từ mặt lan dần ra toàn bộ cơ thể.
- Mặt đỏ bừng, có dấu hiệu phát ban toàn thân.
- Cơ mặt bị căng hoặc bị sưng phù.
- Đổ mồ hôi nhiều bất thường.
- Đau tức ngực nhẹ.
- Có thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
- Tay chân bủn rủn.
- Có cảm giác tê bì, nóng rát quanh miệng, có thể lan ra mặt, cổ hoặc các vùng cơ thể khác.
Bên cạnh những triệu chứng nêu trên, người bị say bột ngọt ở mức độ nặng có thể xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm khác như:
- Khó thở, tim đập nhanh;
- Đau tức ngực nặng;
- Sốc phản vệ;
- Cổ họng có biểu hiện sưng phù, khó khăn khi nói, thở hoặc nuốt.
Say bột ngọt uống gì?
Vấn đề say bột ngọt khiến nhiều người băn khoăn không biết phải xử lý như thế nào, say bột ngọt uống gì cho mau hết. Dưới đây là gợi ý cho bạn:
Nước chanh ấm pha với muối
Khi say bột ngọt cách tốt nhất là hãy uống ngay một ly nước chanh ấm pha với muối, lưu ý không được sử dụng đường nhé. Đồng thời, bạn hãy nằm nghỉ từ 15 – 20 phút, nếu nôn được thì càng tốt.
Uống nước ấm
Uống nước ấm cũng là một gợi ý tốt cho bạn về vấn đề say bột ngọt uống gì. Uống nhiều nước ấm giúp bạn lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, giải độc và làm dịu những triệu chứng khó chịu do say bột ngọt một cách hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Nên hay không nên tiêm huyết thanh viêm gan B cho trẻ sơ sinh?
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuyệt đối không được uống bất kỳ loại thuốc nào để trị say bột ngọt, tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu lỡ uống thuốc, bạn nên cầm theo vỏ thuốc trong trường hợp phải nhập viện để bác sĩ biết được loại thuốc bạn đã uống. Thông thường, các triệu chứng say bột ngọt đều nhẹ và có thể tự hết.
Những cách xử lý tình trạng say bột ngọt hiệu quả
Bên cạnh việc tìm hiểu say bột ngọt uống gì thì bạn có thể xử lý tình trạng say bột ngọt theo một trong các cách sau đây:
Không sử dụng thực phẩm có bột ngọt
Khi gặp phải tình trạng say bột ngọt, cách xử lý tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa loại gia vị này. Bột ngọt thường có trong những thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh đóng gói, đồ hộp, trong những loại hỗn hợp gia vị và được sử dụng nhiều trong các quán ăn, nhà hàng. Sản phẩm có chứa bột ngọt thường được ghi dưới tên gọi như: Chiết xuất từ thịt, chiết xuất từ gia cầm, protein thủy phân, chất nhũ hóa, maltodextrin, chất điều vị hay tinh bột chế biến.
Thay vào đó, bạn hãy bổ sung trong chế độ ăn uống của mình những món tươi ngon, giàu dinh dưỡng. Giảm sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn bên ngoài. Bạn có thể thay đổi hình thức nấu ăn như chiên, xào bằng cách luộc, hấp để đảm bảo sức khỏe.
Đến cơ sở y tế gần nhất
Nếu mắc phải tình trạng say bột ngọt nhưng tình trạng không thuyên giảm sau khi xử lý tức thời thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ theo dõi và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Một số nguy cơ tiềm ẩn khi ăn quá nhiều bột ngọt
Mặc dù theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bột ngọt được phân loại là nhóm gia vị an toàn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng bột ngọt trong những bữa ăn hàng ngày có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như:
- Tăng huyết áp: Hàm lượng natri trong bột ngọt cao mà natri háo nước, vì vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, phải uống nước liên tục. Nước khi vào cơ thể sẽ thẩm thấu vào máu nhiều sẽ tăng áp lực máu gây ra tình trạng tăng huyết áp.
- Gây nhức đầu: Ăn nhiều bột ngọt có thể gây ra những cơn nhức đầu, bởi loại gia vị này làm tăng nguy cơ phản ứng với tác dụng phụ. Triệu chứng đau đầu xảy ra khoảng từ 15 đến 30 phút sau khi ăn bột ngọt.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch: Bột ngọt có công dụng kích thích vị giác, tăng hương vị cho món ăn. Những người dị ứng bột ngọt có thể gặp phải tình trạng tim đập nhanh, đau tức lồng ngực. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài sẽ dẫn đến bệnh tim mạch nguy hiểm cho sức khỏe.
- Dễ mắc bệnh hen suyễn: Đối với người có sức khỏe yếu hoặc bị hen, khi ăn quá nhiều bột ngọt sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, nếu tình trạng này nặng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột ngọt cũng có ảnh hưởng xấu đến tế bào não cùng với hệ thần kinh trung ương.
- Dễ gây ung thư dạ dày: Sử dụng quá nhiều bột ngọt sẽ ảnh hưởng đến những chất chống oxy hóa chống lại ung thư dạ dày trong cơ thể. Nếu những chất chống oxy hóa này bị suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Các loại thuốc kháng sinh dùng cho trẻ sơ sinh mà các mẹ nên biết
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về say bột ngọt uống gì. Bột ngọt được chứng nhận là một loại phụ gia an toàn trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều bột ngọt có thể gây dị ứng đối với một số người. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, hãy sử dụng bột ngọt theo liều lượng khuyến nghị. Đối với những người đã có tiền sử bị dị ứng bột ngọt, hãy thận trọng khi sử dụng đồ ăn đóng hộp cũng như những loại thực phẩm chứa bột ngọt nhé.