Siêu âm cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng để chẩn đoán bong và rách cơ, xác định các chấn thương mô mềm, đặc biệt quan trọng với khớp cổ chân. Nhờ siêu âm khớp cổ chân đã giúp bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tại cổ chân trở nên hiệu quả hơn nhiều.
Bạn đang đọc: Siêu âm khớp cổ chân là gì? Được thực hiện khi nào và quy trình ra sao?
Siêu âm khớp cổ chân được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán phần lớn các bệnh lý và chấn thương xảy ra ở khớp cổ chân. Các bệnh lý về cơ xương khớp ở cổ chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lai gây khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại dị tật gây biến dạng và tàn phế.
Contents
Tổng quát về siêu âm khớp cổ chân
Siêu âm khớp cổ chân là gì?
Siêu âm ở khớp cổ chân là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, được thực hiện nhờ sử dụng sóng âm cao tần quét qua hệ thống cơ xương khớp cổ chân. Từ đó, sóng âm phản hồi sẽ được máy tính tái tạo lại, chuyển thành hình ảnh vùng cổ chân giúp bác sĩ quan sát và chẩn đoán bệnh lý.
Hình ảnh siêu âm khớp cổ chân cho thấy gì?
Qua hình ảnh siêu âm khớp cổ chân, bác sĩ có thể thấy nhiều cấu trúc quan trọng xung quanh cổ chân về mặt lâm sàng như:
- Hệ thống xương: Gồm xương chày, xương sên, xương gót, xương ghe, xương hộp, xương chêm và các xương bàn chân.
- Hệ thống khớp nối: Bao gồm khớp cổ chân, khớp sên – ghe, khớp ghe -chêm, khớp gót – hộp, khớp dưới sên, khớp giữa cổ chân và khớp cổ – bàn chân.
- Hệ thống dây chằng cổ chân: Gồm dây chằng delta, dây chằng chày mác trước, dây chằng chày mác sau, dây chằng gót mác, dây chằng sên mác trước, dây chằng sên mác sau.
- Hệ thống gân: Gân gót chân (gân achilles), gân chày trước – sau, gân gấp và duỗi cổ chân, gân cơ mác
- Hệ thống dây thần kinh: Gồm dây thần kinh chày, dây thần kinh mác và các nhánh của nó.
- Hệ thống mạch máu: Động mạch chày trước, động mạch chày sau, động mạch mác.
- Mô da và dưới da ở vùng cổ chân.
Siêu âm khớp cổ chân có ưu điểm gì?
An toàn và tiết kiệm: Siêu âm khớp cổ chân là phương pháp không xâm lấn nên không gây đau cho người bệnh, không gây biến chứng do không sử dụng tia bức xạ và là giải pháp tiết kiệm chi phí.
Khả năng nhận dạng không gian: Qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết các rối loạn về gân, dây thần kinh, dây chằng dễ dàng hơn khi thực hiện các phương thức chẩn đoán hình ảnh khác.
Hình ảnh động theo thời gian thực: Trong quá trình siêu âm cho phép bác sĩ thấy rõ những phần bất thường vốn không thể quan sát rõ trên hình ảnh tĩnh của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như trật khớp, vết rách cơ, tổn thương ở dây chằng, gân và dây thần kinh ngoại vi nhỏ ở cổ chân.
Siêu âm khớp cổ chân khi nào?
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm khớp cổ chân khi cổ chân xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau khớp cổ chân, khó chịu, đặc biệt đau khi đi bộ hoặc tập thể dục.
- Khớp cổ chân sưng, phù nề, viêm gây đau nhức.
- Không cử động được khớp cổ chân hoặc không thể gập duỗi hoàn toàn.
- Xuất hiện vết bầm tím hoặc vết bầm đỏ ở cổ chân, đặc biệt sau khi bị chấn thương.
- Bàn chân khi nâng cao đổi màu, nhợt nhạt.
- Cảm giác ngứa ran hoặc tê cổ chân, bàn chân.
- Các khối u mô mềm xuất hiện ở vùng cổ chân.
Đối tượng chỉ định siêu âm khớp cổ chân
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm khớp cổ chân cho những bệnh nhân rơi vào những nhóm đối tượng có nguy cơ bị tổn thương khớp cổ chân gồm:
- Người chơi thể thao: Chơi thể thao liên tục trong thời gian dài hoặc vận động mạnh có thể dẫn đến khớp cổ chân bị hao mòn, quá tải dẫn đến thoái hóa.
- Người cao tuổi: Tuổi tác cao kéo theo những bất ổn trong cơ thể như huyết áp cao, cholesterol cao, thoái hóa khớp cổ chân, chứng thấp khớp cổ chân, xơ vữa động mạch dẫn đến tắc nghẽn động mạch ngoại biên xảy ra ở cổ chân và bàn chân.
- Người có tiền sử bệnh gút, bị tiểu đường, béo phì.
- Người hay hút thuốc có nguy cơ bị viêm gân, viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân.
Siêu âm khớp cổ chân để làm gì?
Siêu âm khớp cổ chân có thể được ứng dụng trong việc kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý hoặc đánh giá chấn thương, phát hiện khối u. Cụ thể:
Chẩn đoán bệnh
Khi siêu âm khớp cổ chân, bác sĩ được cung cấp nhiều hình ảnh chi tiết, rõ nét của gân, dây thần kinh, dây chằng và mô mềm xung quanh mắt cá chân. Đây là một công cụ hiệu quả giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện các bệnh lý ở vùng cổ chân.
Kiểm tra và đánh giá chấn thương
Bệnh nhân bị chấn thương ở khớp cổ chân tương đối phổ biến, chiếm khoảng 14% tổng số ca cấp cứu chỉnh hình mà nguyên nhân liên quan đến thể thao. Chấn thương mắt cá chân là tình trạng khớp mắt cá chân bị xoắn quá mức, đẩy xa khỏi vị trí bình thường của nó gây đau mắt cá chân.
Tìm hiểu thêm: Cách uống tinh bột nghệ đẹp da không phải ai cũng biết
Phát hiện khối u
Trong số các trường hợp khối u xương và mô mềm, chỉ có khoảng 7% là khối u nằm ở bàn chân và cổ chân. Qua siêu âm khớp cổ chân, bác sĩ có thể phát hiện được các khối mô mềm như hạch, u thần kinh Morton, u mỡ,…
Siêu âm khớp cổ chân vừa có thể phát hiện được khối u vừa cung cấp thông tin về bản chất của khối u như u mỡ, u đặc, nang hay u hỗn hợp, tính chất xâm lấn mô mềm xung quanh như thế nào, có nhiều mạch máu nuôi hay không để gợi ý chẩn đoán u lành hay ác. Tuy nhiên, siêu âm khớp cổ chân không phát hiện được một số khối u nằm sâu trong xương do hạn chế của sóng siêu âm là không thể xuyên qua xương.
Quy trình siêu âm khớp cổ chân
Một buổi siêu âm khớp cổ chân chỉ diễn ra từ 10 – 15 phút. Quy trình siêu âm sẽ gồm các bước sau:
Chuẩn bị trước siêu âm
Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ hướng dẫn quy trình siêu âm khớp cổ chân cho bệnh nhân. Bạn sẽ được yêu cầu tháo giày, nằm hoặc đứng trên giường tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện siêu âm
Quy trình siêu âm khớp cổ chân gồm 3 bước đơn giản:
Bước 1: Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ bôi một lượng nhỏ gel siêu âm vào vùng cổ chân của bạn. Đây là loại gel sạch, trong suốt có tác dụng như một chất dẫn truyền sóng âm và bôi trơn.
Bước 2: Bác sĩ sẽ đặt đầu dò siêu âm lên vùng cổ chân và di chuyển theo các hướng khác nhau. Để bác sĩ có thể nhìn thấy khu vực bị ảnh hưởng khi nó đang chuyển động, bạn được yêu cầu cử động chân trong suốt quá trình siêu âm.
Trong khi siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành chụp ảnh siêu âm, đồng thời giải thích những điểm đáng lưu ý mà bác sĩ thấy được trên màn hình.
Bước 3: Sau buổi siêu âm, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên lau sạch gel trên cổ chân của bạn. Báo cáo kết quả chẩn đoán sẽ được gửi đến bạn sau.
>>>>>Xem thêm: Vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?
Lưu ý
Trong trường hợp cổ chân bạn đang bị thương, có vết thương hở, rò rỉ dịch, quá trình siêu âm khớp cổ chân vẫn có thể thực hiện. Lúc này, bác sĩ sẽ bọc đầu dò siêu âm bằng một lớp màng và gel vô khuẩn.
Siêu âm khớp cổ chân là phương pháp không gây đau. Tuy nhiên, nếu cổ chân của bạn đang bị sưng viêm, phù nề hay gãy xương, khi bác sĩ tì đè đầu dò siêu âm lên cổ chân có thể khiến bạn bị đau nhẹ. Khi nào bạn cảm thấy đau, hãy báo ngay cho bác sĩ biết để đổi hướng tiếp cận của đầu dò siêu âm, giúp giảm đau hơn.
Tóm lại, siêu âm khớp cổ chân là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có vai trò hết sức quan trọng trong kiểm tra, thăm khám lâm sàng, giúp bác sĩ quan sát trực quan những điều bất thường đang diễn ra trong khớp cổ chân của bạn, từ đó có hướng điều trị thích hợp.