Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Sốt thường là một trong những phản ứng phụ phổ biến sau tiêm vắc xin. Tiêm phòng lao ở trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng và cấp thiết. Vậy sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Bạn đang đọc: Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Việc tiêm phòng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhưng điều mà nhiều phụ huynh quan tâm là liệu sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Tiêm phòng lao là gì?

Bệnh lao do vi khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis – MTB) gây ra, loại vi khuẩn này có khả năng lây truyền nhanh chóng qua không khí, khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh thông qua việc hít thở cùng không khí với người mắc bệnh. Nếu nhiễm vi khuẩn lao, người bệnh đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nặng tại phổi, có thể lan sang xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra có khả năng lây truyền nhanh chóng qua không khí

Bộ Y tế đã đưa vắc xin phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đặc biệt là cho trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm chủng. Vắc xin BCG (bacille Calmette-Guerin) là biện pháp phòng ngừa chính cho bệnh lao. Vắc xin này chứa một dạng vi khuẩn lao đã được làm yếu đi, đảm bảo không gây bệnh mà vẫn kích thích hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.

BCG được khuyến cáo đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó hiệu quả đặc biệt trong việc phòng ngừa các biến chứng lao nguy hiểm, với độ bảo vệ lên tới 70%, đặc biệt là trong trường hợp lao viêm màng não. Người lớn chưa được chủng ngừa và thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố phơi nhiễm cũng được khuyến khích tiêm vắc xin BCG. Ngoài ra, vắc xin này còn có hiệu quả đối với việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các biến thể khác của khuẩn lao không điển hình. Mặc dù chỉ cần tiêm một liều duy nhất, nhưng vắc xin BCG vẫn là một biện pháp hiệu quả và quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của bệnh lao.

Quy trình tiêm phòng lao

Vắc xin ngừa lao BCG đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và kiểm soát bệnh lao, giúp cơ thể phát triển miễn dịch chủ động đối với loại vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra bệnh lao. Vắc xin này được ưu tiên chỉ định cho các đối tượng cụ thể như nhóm người chưa từng tiêm phòng, không có dấu vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao, những người có phản ứng Tuberculin âm tính, và những trường hợp bị bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin.

Vắc xin tiêm phòng lao BCG được tiêm vào da, vthường là ở mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái.

Trước khi pha tiêm, nhân viên y tế cần cẩn thận mở ống vắc xin để tránh bất kỳ rủi ro nào về vệ sinh. Quá trình pha tiêm phải tuân theo quy trình vô khuẩn, đối với trẻ em dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi có liều lượng và thể tích tiêm thường khác nhau. Không tiêm vắc xin đã quá hạn, bị ẩm hoặc dính.

Sau khi pha, vắc xin cần được bảo quản trong điều kiện lạnh để đảm bảo tính ổn định và hiệu quả, cần được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, không vượt quá 6 giờ, và phần vắc xin còn lại sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ cần được hủy bỏ để đảm bảo an toàn.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

Có thể bé sẽ sốt sau khi tiêm mũi vắc xin phòng bệnh lao, và đây thường là một phản ứng phụ phổ biến. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần của vắc xin. Thường thì, sốt sau khi tiêm mũi lao là một biểu hiện tạm thời và sẽ tự giảm đi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hoặc có các triệu chứng nguy hiểm khác, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên có được ăn cua không?

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?
Có thể bé sẽ sốt sau khi tiêm mũi vắc xin phòng bệnh lao

Các phản ứng thường gặp sau tiêm lao

Thường thì, vắc xin ngừa lao BCG gây ra ít phản ứng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên, sau khi tiêm, có thể xuất hiện một số biểu hiện phản ứng như sau:

Phản ứng thường gặp:

Chán ăn và quấy khóc: Một số trẻ có thể trở nên chán ăn và quấy khóc nhiều hơn so với bình thường. Ngay sau khi tiêm, có thể xuất hiện một nốt đỏ nhỏ tại vị trí tiêm, thường biến mất trong khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Sưng và áp xe: Trong 24 giờ sau tiêm, có thể sưng và áp xe tại vị trí tiêm, có thể kèm theo sốt nhẹ và nổi hạch. Các triệu chứng này thường tự khỏi trong 1 – 3 ngày mà không cần điều trị.

Phản ứng tại vị trí tiêm:

Vết loét và sẹo: Sau 2 tuần đến 2 tháng, hoặc thậm chí lâu hơn, có trường hợp tại vị trí tiêm xuất hiện đỏ da, hóa mủ trắng, mụn mủ tự vỡ tạo vết loét tại vùng tiêm, kéo dài khoảng 2 tuần. Sau đó, vết loét tự lành và để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 3 – 5mm, điều này là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đã phản ứng và phát triển miễn dịch chống lại vi khuẩn lao.

Sau khi tiêm mũi lao có sốt không?

>>>>>Xem thêm: Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Những điều cần biết

Tại vị trí tiêm mũi lao có thể xuất hiện vết loét và sẹo

Phản ứng hiếm gặp:

Phản ứng nặng: Các phản ứng nặng khi tiêm BCG rất hiếm, chỉ xảy ra ở khoảng 1/1.000.000 người, thường là viêm tủy hoặc nhiễm lao. Đối với những trường hợp này, thường liên quan đến bệnh nhân HIV hoặc suy giảm miễn dịch.

Áp xe tại chỗ tiêm:

Xuất hiện áp xe tại chỗ tiêm thường do việc sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng, tuy nhiên, đây là một hiện tượng khá hiếm.

Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh lao sớm và đúng lịch để có kháng thể bảo vệ trước khi tiếp xúc với các mầm bệnh nguy hiểm. Trung tâm tiêm chủng KenShin tự hào là đơn vị đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tiêm chủng tuân theo yêu cầu của Bộ y tế để đảm bảo rằng con bạn được bảo vệ tốt nhất khỏi các bệnh truyền nhiễm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *