Răng nanh mọc ngầm là như thế nào? Có nên nhổ không?

Răng nanh mọc ngầm nếu không phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Vậy để hiểu hơn về răng nanh mọc ngầm là như thế nào, có nên nhổ hay không thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Răng nanh mọc ngầm là như thế nào? Có nên nhổ không?

Trong các răng mọc ngầm thì răng nanh là một trong những loại chiếm tỉ lệ cao nhất. Thường có thể gặp ở 2 – 3% dân số. Có nhiều cách để điều trị răng nanh mọc ngầm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định nhổ bỏ đi.

Răng nanh mọc ngầm là như thế nào?

Răng nanh (răng số 3) mọc ngầm là khi mọc lên nhưng lại không thể mọc ra ngoài xương hàm. Thay vào đó, nó vẫn nằm bên trong xương hàm. Tình trạng này có thể gây sưng, đau cho người bị.

Răng nanh mọc ngầm là như thế nào? Có nên nhổ không?

Răng nanh mọc ngầm là khi mọc lên nhưng lại không thể mọc ra ngoài xương hàm

Thường răng nanh mọc ngầm hay gặp ở hàm trên, nhưng vẫn có thể gặp ở cả hàm dưới. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:

  • Trong khi thay răng, răng sữa rụng muộn khiến cho răng vĩnh viễn không có chỗ để mọc lên. Dần dần hình thành nên tình trạng răng mọc ngầm.
  • Các nguyên nhân như di truyền, nhiễm phóng xạ, thay đổi nội tiết, nhổ răng quá sớm, chậm hình thành chân răng, khe hở môi, chấn thương răng, cấu trúc xương hàm quá hẹp, răng nanh mọc lệch hoặc nghiêng,…

Khi bị răng nanh mọc ngầm có thể gặp các triệu chứng như:

  • Đau nhức và có chút ê buốt tại vị trí răng mọc. Thường gặp nhiều khi ăn uống, nếu không phát hiện sớm thì có thể trở nên nặng hơn, khiến người bị đau nhức liên tục ngay cả khi không ăn uống;
  • Sưng nướu hoặc gặp cả tình trạng sốt nhưng lại không thấy răng mọc lên. Có thể xuất hiện dấu hiệu này theo từng đợt và thường gặp với các răng ngầm hàm dưới;
  • Khó nhai;
  • Viêm nhiễm, đắng miệng, hôi miệng,…;
  • Nhiễm trùng.

Chẩn đoán răng mọc ngầm

Khi khám có thể không thấy răng nanh vĩnh viễn dù đã không còn răng nanh sữa và những răng vĩnh viễn khác đã mọc hết. Khi sờ vào sẽ có cảm giác gồ lên phía trong vòm miệng. Do đó, để chẩn đoán răng nanh mọc ngầm, không thể chỉ dựa vào khám lâm sàng mà còn cần kết hợp chụp X-quang.

Tìm hiểu thêm: Tai biến sản khoa và các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra

Răng nanh mọc ngầm là như thế nào? Có nên nhổ không?
Khi sờ vào chỗ răng mọc ngầm sẽ có cảm giác gồ lên phía trong vòm miệng

Để phát hiện và kiểm tra răng mọc ngầm, các bác sĩ có thể chỉ định việc thực hiện chụp X-quang như cận chóp, phim sọ nghiêng chụp từ xa, chụp cắt lớp, Panorama, phim cắn,… Điều này sẽ hỗ trợ xác định vị trí và trục của răng nanh ngầm. Từ đó giúp bác sĩ dự đoán được tình trạng một cách cụ thể để đưa ra hướng điều trị thích hợp, có thể là chỉnh nha kéo răng hoặc nhổ bỏ tùy từng người.

Các biến chứng có thể xảy ra khi gặp tình trạng răng nanh mọc ngầm

Răng mọc ngầm có thể gây ra rất nhiều biến chứng nếu không phát hiện và tìm cách điều trị phù hợp kịp thời. Một trong những biến chứng thường gặp đó là:

  • Hình thành nang thân răng;
  • Tiêu xương ổ răng;
  • Làm nghiêng và xoay những răng vĩnh viễn lân cận;
  • Gây tiêu thân răng ngầm;
  • Lệch đường giữa;
  • Dính khớp.

Răng nanh mọc ngầm là một trường hợp rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây mất thẩm mỹ. Do đó, cần thăm khám răng miệng thường xuyên để giúp phát hiện kịp thời và có hướng điều trị thích hợp theo từng người.

Răng nanh mọc ngầm là như thế nào? Có nên nhổ không?

>>>>>Xem thêm: Mách mẹ 8 cách giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa

Răng nanh mọc ngầm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây mất thẩm mỹ

Điều trị răng nanh mọc ngầm ra sao? Có nên nhổ không?

Điều trị răng mọc ngầm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng tình trạng mỗi người. Răng nanh có nhiều vai trò quan trọng ở trên cung hàm, do đó khi nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các răng liền kề và gây đau nhức.

Nếu răng nanh chỉ mọc lệch nhẹ, bác sĩ có thể nắn chỉnh răng, điều trị bảo tồn để giúp răng mọc ra ngoài nướu. Tuy nhiên, ở những trường hợp bất khả kháng như răng mọc lệch quá nhiều, dị dạng bất thường, nằm quá sâu trong xương hàm, nằm ở vị trí quá cao hoặc phát hiện quá muộn thì bác sĩ có thể cần phải phẫu thuật nhổ răng.

Cụ thể các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:

  • Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm: Đây là phương pháp sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng mọc ngầm hoặc một số tình trạng khác như mọc lệch, chậm mọc,… Tùy vào từng người, từng cơ sở y tế mà sẽ được tư vấn hoặc chỉ định những kỹ thuật phẫu thuật phù hợp như cắt lợt, vạt đặt lại tại chỗ phía tiền đình, vạt trượt sang hai bên, vạt đẩy về phía cuống,… Để đảm bảo nhất, mỗi người cũng nên tìm hiểu kỹ về các kỹ thuật này rồi hẵng quyết định lựa chọn nhé!
  • Nắn chỉnh răng: Sau khi tiến hành phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng, nắn chỉnh kéo răng ra khỏi xương hàm. Từ đó giúp chỉnh nha để răng mọc đúng trên cung hàm, sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm và không gây co lợi viền. Chỉ thực hiện phương pháp này khi đã tạo đủ chỗ cho răng nanh mọc.

Răng nanh mọc ngầm nếu được phát hiện sớm và đưa ra hướng điều trị kịp thời thì sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Do đó, chúng ta không nên chủ quan mà cần thăm khám răng miệng định kỳ để bảo vệ bản thân. Đồng thời, đừng quên lựa chọn những nơi khám răng uy tín nữa nhé.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng nanh mọc ngầm, để qua đó có thể theo dõi và có cách phòng tránh tối ưu.

Xem thêm các bài viết:

  • Điều phụ huynh nên biết khi trẻ mọc răng nanh
  • Có nên mài răng nanh không?
  • Bật mí 7 cách chăm sóc răng miệng khoẻ đẹp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *