Phương pháp điều trị mất ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết hội chứng bạn không nên bỏ qua

Ngôn ngữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Một số bệnh nhân tổn thương não có thể gặp phải tình trạng mất ngôn ngữ hay khó khăn trong việc đọc hiểu, tính toán… Để hiểu rõ hơn trong điều trị mất ngôn ngữ, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của KenShin.

Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị mất ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết hội chứng bạn không nên bỏ qua

Ngôn ngữ được xem là một trong những chức năng cao cấp nhất của hệ thần kinh trung ương. Những người bệnh có những triệu chứng mất ngôn ngữ có thể do khiếm khuyết thần kinh nguyên nhân do tổn thương não bộ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị mất ngôn ngữ bạn nhé!

Hội chứng mất ngôn ngữ là gì?

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị mất ngôn ngữ, bạn cũng nên nắm được mất ngôn ngữ là gì? Mất ngôn ngữ là một hội chứng rối loạn về ngôn ngữ có thể mắc phải tại bất cứ giai đoạn nào và gây ảnh hưởng xấu tới khả năng ngôn ngữ của người bệnh. Nguyên nhân chính của mất ngôn ngữ là do những tổn thương tại hệ thần kinh trung ương, điều này làm mất tính toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của bán cầu đại não nói chung, trong đó bao gồm cả ngôn ngữ. Chính vì vậy, việc phân loại rối loạn ngôn ngữ cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào vùng tổn thương và mỗi loại lại có cách điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn, hội chứng mất ngôn ngữ cần được phân biệt với rối loạn khả năng nói. Rối loạn khả năng nói là những bất thường trong quá trình thể hiện và phát triển ngôn ngữ, khác với mất ngôn ngữ là do tổn thương thần kinh trung ương.

Phương pháp điều trị mất ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết hội chứng bạn không nên bỏ qua

Hội chứng mất ngôn ngữ nguyên nhân do những tổn thương tại hệ thần kinh trung ương

Nguyên nhân gây hội chứng mất ngôn ngữ

Trước khi đến với vấn đề điều trị mất ngôn ngữ, bạn cũng nên tìm hiểu về những nguyên nhân gây mất ngôn ngữ. Nguyên nhân gây mất ngôn ngữ có thể do các bệnh lý gây tổn thương hệ thần kinh tiến triển như thoái hóa, u thần kinh đệm, xơ cứng rải rác… Các tổn thương này có thể diễn tiến nặng lên và ngày càng xấu dần đi.

Ngược lại, những tổn thương não cấp tính như xuất huyết não, bệnh nhồi máu não, chấn thương sọ não, viêm não, u não lành tính đã được phẫu thuật… có thể hồi phục được chức năng ngôn ngữ nếu bệnh diễn tiến thuận lợi.

Tuy nhiên, trong những trường hợp có tổn thương cả 2 bán cầu đại não, việc hồi phục ngôn ngữ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Phương pháp điều trị mất ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết hội chứng bạn không nên bỏ qua

Các chấn thương não có thể gây nên mất ngôn ngữ

Biểu hiện của chứng mất ngôn ngữ

Để hiểu rõ hơn về điều trị mất ngôn ngữ, bạn nên nắm được những biểu hiện của mất ngôn ngữ. Triệu chứng của mất ngôn ngữ được đánh giá và nhận định trên các khía cạnh khác nhau bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh giàu kinh nghiệm. Từ các triệu chứng của bệnh kết hợp với các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân cũng như vị trí tổn thương hệ thần kinh của người bệnh.

Thông thường, triệu chứng mất ngôn ngữ sẽ tiếp cận dựa trên các phân loại của rối loạn ngôn ngữ thông qua 3 khả năng là hiểu, diễn đạt được lưu loát, lặp lại. Theo y học, có các loại rối loạn ngôn ngữ sau đây:

  • Rối loạn ngôn ngữ Broca: Trong loại này, chức năng thông hiểu còn tốt nhưng khả năng diễn đạt lưu loát và lặp lại giảm. Bệnh thường đi kèm với yếu liệt, mất cảm giác nửa người.
  • Rối loạn ngôn ngữ vận động: Ở loại này, khả năng thông hiểu và lặp lại còn tốt nhưng không thể diễn đạt ngôn ngữ được một cách lưu loát. Biểu hiện của bệnh là người bệnh thay đổi cách phát âm, lời nói cũng trở nên lộn xộn.
  • Rối loạn ngôn ngữ cảm giác: Ở loại này, lời nói của người bệnh vẫn giữ được tính lưu loát và lặp lại nhưng khả năng thông hiểu lại giảm. Dễ hiểu hơn là người bệnh có thể nói được những câu dài, đúng về ngữ pháp, diễn đạt cũng rất trôi chảy nhưng lại không tương xứng với câu hỏi của họ.
  • Rối loạn ngôn ngữ hỗn hợp: Ở loại này, người bệnh bị giảm thông hiểu và giảm diễn đạt lưu loát trong khi khả năng lặp lại thì vẫn tốt. Cụ thể, người bệnh có thể nói được những lời tự phát, câu ngắn và có khuynh hướng lặp lại như cũ khi được hỏi.
  • Rối loạn ngôn ngữ Wernicke: Người bệnh vẫn có thể biểu hiện lời nói một cách lưu loát với những câu nói dài, trôi chảy, đúng ngữ pháp, nhịp điệu và cách phát âm đều bình thường. Tuy nhiên, khả năng nghe hiểu, trả lời đúng câu hỏi hay làm đúng yêu cầu lại kém.
  • Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền: Trong loại này, người bệnh chỉ bị khuyết khả năng lặp lại, trong khi khả năng thông hiểu và diễn đạt lưu loát vẫn tốt. Cụ thể, khi yêu cầu người bệnh lặp lại một câu đã nói hay kể lại một câu chuyện hay đọc chữ thành tiếng, người bệnh sẽ nói lộn xộn đồng thời có hiện tượng thay thế chữ.
  • Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ: Đây là loại rối loạn ngôn ngữ nặng nề nhất. Người bệnh sẽ bị mất mọi chức năng ngôn ngữ một cách trầm trọng, bao gồm cả chức năng ngôn ngữ cảm giác và vận động.

Tìm hiểu thêm: Có nên đeo đai nịt bụng khi ăn để đạt hiệu quả tối đa không?

Phương pháp điều trị mất ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết hội chứng bạn không nên bỏ qua
Người bệnh có thể bị yếu liệt nửa người trong rối loạn ngôn ngữ Broca

Điều trị mất ngôn ngữ

Trong những phương pháp điều trị mất ngôn ngữ, không có bất kỳ một phương pháp nào được xem là thích hợp với mọi bệnh nhân. Do vậy, việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cần đạt được chứ không đơn thuần chỉ là cải thiện chức năng nói của bệnh nhân. Cụ thể là có thể dạy cho người bệnh cách sử dụng các ký hiệu, hình ảnh nếu như người bệnh bị mất khả năng thông hiểu nặng.

Bên cạnh đó, tính kiên trì và lặp lại cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hồi phục ngôn ngữ. Việc này cần được duy trì trong thời gian người bệnh nằm ở viện để tập luyện phục hồi chức năng cũng như khi ra viện vẫn cần áp dụng các chương trình điều trị ngoại trú. Khi xuất viện, vai trò chăm sóc, hỗ trợ, giao tiếp của các thành viên trong gia đình, người thân đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp quá trình hồi phục của người bệnh nhanh và hiệu quả hơn.

Thời gian điều trị mất ngôn ngữ có thể là suốt đời kết hợp với việc hồi phục các chức năng thần kinh khác. Tuy nhiên, thời điểm để đánh giá hiệu quả của một phương pháp trị liệu thường là từ 3 – 6 tháng.

Trong quá trình điều trị, nếu chưa đạt được được tiêu hay thất bại trong điều trị có thể do đặt mục tiêu sau hay lựa chọn sai phương pháp điều trị. Khi đã đạt được mục tiêu điều trị, cần khuyến khích người bệnh tiếp tục luyện tập với bản thân cũng như với những người xung quanh để hoàn thiện chức năng ngôn ngữ tốt hơn.

Phương pháp điều trị mất ngôn ngữ và dấu hiệu nhận biết hội chứng bạn không nên bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Bị hô hàm có niềng răng được không? Có những phương pháp niềng răng nào?

Việc điều trị mất ngôn ngữ cần dựa vào mục tiêu điều trị của người bệnh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào về vấn đề điều trị mất ngôn ngữ cũng như nắm được những biểu hiện của bệnh. Điều quan trọng trong điều trị bệnh là xác định đúng mục tiêu điều trị và có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết hay của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *