Nhiều người lo lắng khi gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do dị ứng, nhiễm trùng hoặc cũng có thể dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác.
Bạn đang đọc: Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là bị bệnh gì?
Mặc dù không gây nguy hiểm, song, việc nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa sẽ khiến người bệnh khó chịu và mong muốn nhanh chóng tìm ra cách có thể giúp cải thiện triệu chứng. Trong trường hợp bệnh diễn biến ngày càng nặng, bệnh nhân phải đi khám bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách chữa.
Contents
Nguyên nhân khởi phát nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa
Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là hiện tượng khá phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có rất nhiều, bao gồm bị dị ứng, hệ miễn dịch suy giảm hoặc do một số bệnh lý ngoài da gây nên.
Nguyên nhân bệnh lý
Nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa có thể do một trong các nguyên nhân bệnh lý sau đây:
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là nguyên nhân đầu tiên nghĩ đến khi mông bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này là xuất hiện nhiều nốt đỏ trên mông, có thể kèm cảm giác châm chích. Có trường hợp viêm da cơ địa khiến nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa, cũng có trường hợp bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa ngáy khiến việc ngồi, nằm rất khó chịu.
Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng xảy ra khi mồ hôi ứ đọng tại lỗ chân lông và gây bít tắc. Da bị rôm sảy sẽ kéo theo hiện tượng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ có thể gây ngứa hoặc không.
Bệnh zona
Zona là bệnh nhiễm trùng có nguyên nhân do vi khuẩn, virus. Người bị zona thường thấy trên da xuất hiện mụn nước, mụn đỏ, khả năng lây lan các vùng lân cận nhanh nếu không sớm xử lý.
Viêm mao mạch dị ứng
Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa còn do nguyên nhân viêm mao mạch dị ứng. Bệnh lý cấp tính này xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể bị rối loạn. Lúc này, hệ thống vi mạch trong cơ thể bị tấn công và làm khởi phát triệu chứng ngoài da, trong đó có mông nổi mẩn đỏ không ngứa.
Viêm da dị ứng
Bệnh lý này rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn cũng có khả năng mắc phải. Viêm da dị ứng khiến da người bệnh bị đỏ, khô, bong tróc, ngứa rát ở mông, tay chân, lưng, mặt.
Lang ben
Trường hợp da bị nhiễm nấm, hình thành lang ben có thể khiến xuất hiện theo những nốt đỏ không ngứa. Bệnh mặc dù khá lành tính nhưng khả năng lây lan cao nên bệnh nhân cần hết sức cẩn thận.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào cơ quan, tế bào và mô trong cơ thể. Bệnh lý này có thể khiến mông nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa đồng thời có khả năng lây lan cao.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý nêu trên, nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:
Cơ địa người bệnh
Những ai cơ địa có làn da nhạy cảm, sức đề kháng yếu hay dễ bị kích ứng thì chỉ cần gặp các tác nhân xấu là có thể mắc bệnh. Nguyên nhân là do trong máu của những người này có chứa Lympho T – kháng thể mẫn cảm với các dị nguyên.
Hệ miễn dịch suy giảm
Trường hợp người có hệ miễn dịch cơ thể kém, người mắc phải các bệnh về gan, thận thì vi khuẩn càng dễ tấn công và gây bệnh, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa và nhiều triệu chứng khác.
Yếu tố di truyền
Nếu gia đình có người có tiền sử mắc phải bệnh về da liễu thì nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh là rất cao.
Môi trường sống
Sống, làm việc trong môi trường độc hại, hóa chất,… sẽ khiến da bạn dễ bị tổn thương. Không riêng mông mà các vùng da khác như tay chân, vùng lưng, ngực,… cũng dễ mắc bệnh.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa hầu như không quá nguy hiểm, chỉ cần bạn phát hiện sớm và áp dụng ngay các biện pháp giúp kiểm soát triệu chứng kịp thời. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây bạn cần đi khám ngay càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách chữa phù hợp nhất:
- Nổi mẩn đỏ kéo dài, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu;
- Nổi mẩn đỏ nhanh chóng lan rộng đến vùng da khác;
- Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, viêm loét đau rát tại các nốt mẩn đỏ;
- Mẩn đỏ gây ảnh hưởng đến việc ngồi, nằm, gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.
Sau khi khám và được bác sĩ tư vấn hướng điều trị, bệnh nhân bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để giúp vùng da tổn thương nhanh lành, tái tạo tế bào da mới.
Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên có được ăn thịt bò không và một số điều cần lưu ý
Gợi ý cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa
Khi bị tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa, hầu như mọi người đều muốn tìm ra cách có thể giúp cải thiện triệu chứng một cách nhanh nhất. Trong trường hợp bệnh gây khó chịu, diễn biến ngày càng nặng thì bạn phải đi khám bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách chữa.
Trường hợp bệnh nhẹ, chưa quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp chữa bệnh tại nhà.
Các cách chữa tại nhà
Khi bị mẩn đỏ ở mông, bạn có thể tham khảo dùng cách mẹo đơn giản tại nhà dưới đây. Đây là các mẹo được lưu truyền từ xưa, khá hiệu quả và thân thiện với làn da.
Nha đam
Nha đam có tác dụng cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa rất hiệu quả. Để áp dụng phương pháp này, bạn cần vệ sinh sạch mông sạch sẽ sau đó thoa trực tiếp nha đam lên vùng da tổn thương từ 20 phút. Bạn nhớ rửa lại bằng nước ấm.
Xông nước lá
Các loại lá như lá khế, lá trầu không, lá kinh giới,… từ lâu đã được đánh giá cao bởi tác dụng giúp giảm mẩn đỏ cho da. Đầu tiên, bạn rửa sạch lá, sau đó cho vào nồi đun sôi cùng nước sạch. Sử dụng nước lá đun sôi để xông mỗi tuần hoặc pha với nước sạch dùng rửa vùng da mông mỗi ngày.
Uống nước rau má
Rau má có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Do đó, uống nước rau má là một biện pháp để giúp cải thiện những nốt mẩn đỏ trên mông.
Trong quá trình dùng các biện pháp kể trên, nếu bạn phát hiện bất kỳ bất thường nào xảy ra thì phải ngưng ngay và đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị.
Sử dụng thuốc Tây
Các biện pháp dân gian chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, vừa khởi phát. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là đi khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc để kiểm soát nhanh chóng triệu chứng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa:
Thuốc bôi ngoài da
Các loại thuốc chứa steroid có tác dụng giảm sưng, giảm mẩn đỏ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng kem dưỡng ẩm ban đêm vitamin E, kem bôi Retinol.
Thuốc uống
Bác sĩ có thể tùy vào trường hợp cụ thể để kê thêm thuốc uống cho bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Các thuốc uống chứa steroid, thuốc kháng histamin có công dụng giúp cải thiện triệu chứng và bảo vệ da.
Phòng ngừa nổi mẩn đỏ không ngứa ở mông
Để phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe làn da khỏi những tổn thương. Tắm rửa mỗi ngày, chọn các loại quần áo rộng, thoải mái để giúp da thông thoáng.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng dậy đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng sau 1 tiếng đồng hồ.
- Tránh tiếp xúc các yếu tố có thể gây kích ứng da như lông động vật, phấn hoa,… Chọn mua các loại mỹ phẩm rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ trong chăm sóc da.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống 2 lít nước mỗi ngày. Điều này không những tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp làn da khỏe mạnh và ẩm mượt hơn.
- Không cào gãi lên da mông, đặc biệt là khi vùng da này đang bị tổn thương để tránh gây viêm nhiễm, loét da.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, chọn lựa phẩm giàu dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt hạn chế tối đa việc ăn đồ cay nóng, dầu mỡ,…
- Khi thấy da xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa kéo dài quá lâu, bạn nên đi khám bác sĩ để được xử lý.
>>>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Trên đây là những thông tin về việc nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa mà ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng chắc chắn sẽ gây nhiều phiền toái lẫn khó chịu cho người bệnh. Do đó, đừng chủ quan khi vừa thấy xuất hiện mẩn đỏ. Tốt nhất là thăm khám bác sĩ, kết hợp dùng các biện pháp dân gian để làn da nhanh chóng hồi phục.