Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là một dạng ung thư của các tế bào lympho. Bạn có biết bệnh gây ra do nguyên nhân gì? Triệu chứng bệnh ra sao? Cách điều trị bạch cầu lympho mãn tính thế nào?
Bạn đang đọc: Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (tên tiếng Anh là Chronic Lymphocytic Leukemia – CLL) là một dạng bệnh ung thư máu, tủy xương và các mô xốp bên trong tủy xương nhưng bệnh tiến triển chậm hơn so với các loại bệnh bạch cầu khác. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất của bệnh CLL.
Contents
Bạch cầu và các loại bệnh bạch cầu thường gặp
Tủy xương được ví như một nhà máy sản xuất ra các tế bào máu. Ở những người khỏe mạnh bình thường, tủy xương sản xuất ra 3 loại tế bào máu gồm có:
- Hồng cầu cần mẫn mang oxy từ phổi đi đến khắp các tế bào trên cơ thể.
- Bạch cầu có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, các tế bào bị tổn thương và chống viêm nhiễm.
- Tiểu cầu có nhiệm vụ máu đông để cầm máu khi bị chảy máu.
Có thể thấy bạch cầu là loại tế bào máu vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tế bào máu này cũng có thể gặp vấn đề và gây ra các dạng bệnh bạch cầu thường gặp như:
- Bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính (ALL) phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.
- Bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho hay bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL) phổ biến ở người trưởng thành.
- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) là loại bệnh bạch cầu phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.
- Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML) chủ yếu gặp ở người lớn.
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là gì?
Tế bào lympho là gì? Đây là tế bào bạch cầu, tham gia vào chức năng miễn dịch của cơ thể. Có 3 loại tế bào lympho gồm:
- Các tế bào lympho T có nhiệm vụ kích hoạt các tế bào khác trong hệ miễn dịch, phá hủy các tế bào tổn thương để chống lại nhiễm trùng.
- Các tế bào lympho B có chức năng tạo thành kháng thể.
- Các tế bào tiêu diệt tự nhiên làm nhiệm vụ chống lại vi khuẩn và tế bào ung thư.
Bệnh bạch cầu lympho mạn tính xảy ra khi tế bào gốc phát triển thành các tế bào lympho bất thường không có khả năng chống lại nhiễm trùng. Khi số lượng tế bào lympho bất thường trong máu và tủy xương tăng lên thì các tế bào bạch cầu bình thường, tiểu cầu và hồng cầu sẽ giảm. Chính điều này gây ra tình trạng nhiễm trùng, chảy máu khó cầm, thiếu máu.
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính là một dạng bệnh ung thư máu, tủy xương và mô xốp bên trong xương, nơi sản sinh ra các tế bào máu. Bệnh này thường tiến triển chậm hơn các loại bệnh bạch cầu khác nên được coi là bệnh mãn tính. Theo thống kê, tại mỹ có khoảng 15.000 bệnh nhân mắc mới mỗi năm. Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em mà phổ biến nhất ở người trưởng thành.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh
Theo giới chuyên môn, đột biến di truyền trong DNA của tế bào sản xuất máu đã dẫn đến sự sản xuất ra các tế bào máu bất thường và tạo ra các lymphocytes bất thường. Khi các tế bào khác chết đi thì các lymphocytes bất thường này vẫn tiếp tục sống và tích lũy trong máu cũng như các cơ quan khác. Lâu dần, chúng cản trở quá trình sản xuất máu bình thường và gây ra biến chứng.
Có thể kể đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh mãn tính nguy hiểm CLL này gồm:
- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc CLL càng cao. Theo thống kê, có đến 80% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở độ tuổi trên 60 tuổi và hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi.
- Nam giới có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn nữ giới.
- Người da trắng có tỷ lệ mắc bạch cầu lymphocytic mãn tính cao hơn các chủng tộc khác.
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh về máu, ung thư tủy xương hay bạch cầu lymphocytic mãn tính khiến các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất như chất độc màu da cam, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm tim gắng sức và lưu ý khi thực hiện siêu âm tim gắng sức
Triệu chứng và biến chứng bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính
Đây là một bệnh mãn tính tiến triển chậm nên hầu hết bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong ít nhất một vài năm mắc bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
- Bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu do lượng tế bào hồng cầu thấp.
- Do không có đủ số lượng bạch cầu để chống lại nhiễm trùng nên người bệnh cũng dễ bị nhiễm trùng hơn, nhiễm trùng lặp lại thường xuyên và có xu hướng nặng hơn.
- Do lượng tế bào tiểu cầu trong máu thấp nên họ cũng dễ bị chảy máu, chảy máu khó cầm và dễ bị bầm tím trên da.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có biểu hiện phì đại hạch bạch huyết nhưng không đau.
- Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm, sốt, sụt cân không chủ đích.
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Khiến người bệnh bị nhiễm trùng thường xuyên, hầu hết là nhiễm trùng đường hô hấp nhưng đôi khi cũng là các dạng nhiễm trùng nặng hơn.
- Người mắc căn bệnh này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như: Ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư họng hay sarcoma Kaposi ‘s.
- Cũng có một số ít bệnh nhân sẽ chuyển đổi sang dạng tích cực hơn của bệnh ung thư gọi là hội chứng của Richter hay khuếch tán B – cell lymphoma lớn.
>>>>>Xem thêm: Cholesterol cao nên ăn gì? Điều chỉnh chế độ ăn uống để bảo vệ tim mạch
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính điều trị thế nào?
Tùy thuộc vào triệu chứng, giai đoạn tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ thường không chỉ định điều trị vì điều trị sớm không giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Hóa trị bằng thuốc diệt tế bào ung thư qua đường tĩnh mạch ở cánh tay.
- Dùng thuốc điều trị mục tiêu để tiêu diệt tế bào bạch cầu bất thường như: Rituximab dùng kết hợp với các thuốc hóa trị liệu hoặc Alemtuzumab (Campath) dùng riêng hoặc kết hợp với thuốc khác.
- Cấy ghép tế bào gốc tủy xương: Sau khi hóa trị để tiêu diệt tế bào gốc gây bệnh, tế bào máu sẽ được truyền vào máu, đi đến tủy xương để tạo tế bào mới khỏe mạnh. Phương pháp này áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính không có cách phòng ngừa tuyệt đối. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. Người đã bị bệnh nên tránh nhiễm trùng, sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc loại ung thư thứ hai. Việc tái khám định kỳ cũng vô cùng cần thiết với họ.