Nhận biết một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh khác nhau tùy theo độ tuổi, khi trẻ càng lớn tổng thời gian ngủ trong ngày sẽ giảm đi và thời gian ngủ ban đêm sẽ tăng lên. Với những người lần đầu làm mẹ, thì việc dỗ dành bé đi vào giấc ngủ thật sự khó khăn, thậm chí một số mẹ còn không biết bé đang buồn ngủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin cho các mẹ về dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh và cách để giúp trẻ ngủ dễ dàng.

Bạn đang đọc: Nhận biết một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với những người làm mẹ lần đầu. Trẻ mới sinh dành hầu hết thời gian trong ngày để ngủ nhưng mỗi giấc ngủ lại diễn ra khá ngắn. Mặc dù trẻ buồn ngủ, quấy khóc nhưng khi dỗ dành bé lại không ngủ có thể gây ra sự căng thẳng và mệt mỏi cho người làm cha mẹ. Để trẻ có thể đi vào giấc ngủ mà không gắt ngủ, khóc lóc, mẹ cần phải nắm được những dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh và cách để giúp bé dễ ngủ hơn.

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ khác với người lớn. Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào từng bé, một số bé cần ngủ nhiều trong khi một số khác sẽ ngủ ít hơn. Hầu hết thời gian ngủ của bé đều ở giai đoạn ngủ nông, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và chu kỳ ngủ thường ngắn.

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà thời gian ngủ của các bé sơ sinh sẽ có những thay đổi khác nhau:

Trẻ dưới 2 tháng tuổi

Trong một ngày, trung bình trẻ ngủ từ 16 – 18 giờ. Bé ngủ rất tùy ý, chưa có một lịch trình thể và mỗi giấc ngủ diễn ra khá ngắn, trẻ thường thức dậy vì đói. Các mẹ hãy lưu ý cho bé bú thường xuyên theo nhu cầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Nhận biết một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ khác nhau theo từng độ tuổi và từng bé

Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ thường ngủ khoảng 14 – 16 giờ mỗi ngày, một số trẻ có thể ngủ một giấc dài khoảng 6 tiếng mà không bị thức giấc. Lúc này, bé sẽ có nhiều sự tương tác với bố mẹ hơn và đã phân biệt được giữa ban ngày và ban đêm. Bố mẹ có thể xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé, cho bé tự ngủ bằng cách cho đặt bé ngủ trong nôi hoặc trên võng với tư thế ngủ phù hợp khi bé đã ngủ lim dim hoặc có dấu hiệu buồn ngủ.

Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Tổng thời gian ngủ trung bình của một ngày là khoảng 14 giờ trong đó có khoảng 2 – 3 giấc ngủ ngắn. Một số bé đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng một đêm và ngủ khoảng 3 – 4 giờ vào ban ngày. Ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi, nhiều mẹ bỉm chọn quay lại với công việc trước đây. Bé thường quấy khóc nhiều khi phải làm quen với việc tự ngủ mà không có mẹ bên cạnh.

Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi

Bé dường như đã có khả năng ngủ mà không cần sự dỗ dành của người lớn. Giấc ngủ đêm của bé có thể kéo dài liên tục từ 9 – 12 giờ và thời gian ngủ ban ngày khoảng 3 – 4 giờ.

Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

Nắm rõ những dấu hiệu buồn ngủ của con giúp các mẹ dễ dàng rèn dũa các bé sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ mà không cần phải ru ngủ.

Dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm: Lúc này, bé bắt đầu có cảm giác hơi buồn ngủ, muốn đi ngủ và biểu hiện đặc trưng đó là nhìn chằm chằm vô định, mút ngón tay hoặc mút môi. Bố mẹ nên phát hiện sớm và cho bé đi ngủ ngay vào lúc này để ngăn chặn sớm những hành vi quấy khóc của bé.
  • Giai đoạn vừa: Bé muốn đi ngủ ngay lập tức, bé thường có những hành động như ngáp, dụi mắt, chán đồ chơi, lè nhè vì buồn ngủ. Nếu lúc này được đặt vào giường thì bé có thể đi vào giấc ngủ rất nhanh. Một số bé hiếu động hơn, nếu lúc này chưa được ngủ bé sẽ quấy khóc và khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.
  • Giai đoạn muộn: Ở giai đoạn này, bé đã bước qua giai cửa sổ ngủ, bé mệt và rất muốn ngủ nhưng không thể ngủ được. Bởi thế bé rất cáu gắt, khóc nhiều, rất quấy để giải tỏa cảm giác khó chịu của mình. Bố mẹ nên vỗ về, nhẹ nhàng ru ngủ, cố gắng cho bé ngủ được nhiều nhất có thể.

Tìm hiểu thêm: Bấm huyệt chữa chậm nói có đem lại hiệu quả?

Nhận biết một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh
Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh để tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé

Cách giúp trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ

Để trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt, dễ đi vào giấc ngủ hơn thì bố mẹ cần thiết lập cho trẻ những thói quen đồng nhất mỗi ngày. Ngoài ra, môi trường ngủ phù hợp, dễ chịu cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Một số cách mà bố mẹ nên biết để giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn:

  • Theo nghiên cứu cho thấy, những em bé được gần gũi với mẹ ít nhất 3 giờ mỗi ngày sẽ ít quấy khóc hơn những trẻ không được gần gũi với mẹ thường xuyên. Hành động này có thể mang lại cảm giác an toàn cho bé, bé ít quấy khóc và dễ dàng ngủ hơn.
  • Quấn tã sạch cho bé tạo cảm giác dễ chịu, ấm áp, giúp bé ngủ ngon hơn. Bởi trẻ sơ sinh vốn quen với môi trường ấm áp trong tử cung mẹ.
  • Làn da bé rất nhạy cảm nên việc lựa chọn trang phục cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy chọn những trang phục làm từ vải tự nhiên, mềm mịn, thoáng mát thay vì vải tổng hợp bởi chúng thường làm em bé khó chịu. Khi đi ngủ, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, sạch sẽ, ít chi tiết tránh các trang phục quá chật chội dễ là bé khó thở.
  • Tập cho trẻ nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm bằng cách cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, đồng thời trò chuyện với trẻ thường xuyên hơn nhằm tạo sự khác biệt giữa không khí nhộn nhịp vào buổi sáng và không gian tĩnh lặng của ban đêm.
  • Xây dựng một số thói quen ngủ độc lập không phụ thuộc, đảm bảo cho trẻ bú no, tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ. Mẹ cần sắp xếp thời gian để cho bé đi ngủ đúng giờ mỗi ngày, cân chỉnh thời gian ngủ hợp lý tránh tình trạng trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày dẫn đến dễ bị mất ngủ vào ban đêm, hạn chế tình trạng trẻ gắt ngủ, quấy khóc do khó đi vào giấc ngủ.
  • Tạo không gian thoáng đãng, dễ chịu, thoải mái, yên tĩnh, đảm bảo nhiệt độ phù hợp bằng cách hạn chế tối đa các tiếng ồn, không nên để đèn phòng quá sáng, sắp xếp giường ngủ gọn gàng, không gian đủ rộng cho trẻ cựa quậy,… Những điều này sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ yên giấc, hạn chế bị giật mình và quấy khóc.
  • Chú ý quan tâm con để phát hiện dấu hiệu buồn ngủ của bé, đừng đợi tới khi bé khóc to, quấy phá, mệt rã rời mới đặt bé lên giường, bởi lúc này bé rất khó đi vào giấc ngủ. Khi bé xuất hiện các dấu hiệu này, mẹ hãy kiên nhẫn áp dụng một số cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ như kể chuyện, hát ru, vuốt ve, massage cho bé dễ ngủ.

Nhận biết một số dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng bướu cổ ác tính là gì? Cách tầm soát bệnh phổ biến hiện nay

Gần gũi với mẹ mang lại cảm giác an toàn, giúp bé ngủ ngon hơn

Nắm rõ dấu hiệu buồn ngủ của con sẽ giúp các mẹ dễ rèn con sinh hoạt theo kế hoạch, giúp bé tự ngủ dễ dàng mà không cần phải bế, hát ru hay rung lắc. Dấu hiệu buồn ngủ của trẻ sơ sinh là những phản ứng của bé để thông báo rằng bé đang cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, bé đã sẵn sàng đi ngủ. Và đây cũng là lúc mà bé có thể ngủ rất nhanh mà không cần tốn nhiều công sức dỗ dành của người lớn. Bố mẹ hãy chú ý quan sát để nhận biết được những dấu hiệu này để dễ luyện thói quen tự ngủ cho trẻ sơ sinh thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *