Viêm lợi là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và nhất là ở với trẻ em 1 tuổi. Hầu hết các trường hợp viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi đều ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu không được điều trị, viêm lợi có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho trẻ nhỏ khi chúng lớn lên.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi và cách điều trị
Viêm lợi là một bệnh lý cần điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy làm sao để các bậc bố mẹ có thể phát hiện kịp thời nhắm điều trị hiệu quả và an toàn viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Nguyên nhân gây nên viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi
Viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi là một trong những căn bệnh răng miệng ở trẻ thường gặp. Khi mắc viêm lợi từ nhẹ đến nặng với nhiều các mức độ khác nhau sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu và đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc thường xuyên, biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi lối sống. Một số guyên nhân phổ biến gây viêm lợi bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng kém;
- Dị ứng với đồ ăn hoặc sữa;
- Viêm lợi do mọc răng;
- Tích tụ mảng bám lâu ngày dẫn đến hình thành và phát triển của các mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng;
- Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
Ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bởi trẻ nhỏ cần protein, vitamin và khoáng chất để tạo ra hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng và bệnh lý về răng miệng. Chế độ dinh dưỡng kém khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm lợi ở trẻ em
Viêm lợi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp và các triệu chứng của viêm lợi thường dễ xác định. Đa số trẻ em 1 tuổi bị viêm lợi đều có các triệu chứng điển hình sau:
- Hơi thở có mùi khó chịu nguyên nhân do lợi của trẻ sưng.
- Lợi có màu sắc bất thường, nhợt nhạt hoặc đậm màu, không được tươi tắn.
- Sưng lợi hoặc lợi mềm và kèm theo các mảng hoặc đốm trắng xuất hiện tại lợi.
- Chảy máu lợi trong lúc đánh răng.
- Một số trẻ bị viêm lợi và sốt cao.
Cũng giống như người lớn, trẻ mới biết đi có thể bị hôi miệng. Tuy nhiên, nếu chứng hôi miệng không biến mất ngay cả sau khi đánh răng thì đó thường là dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng kém.
Ở một số trẻ còn xuất hiện hiện tượng lở, loét nướu, lưỡi và miệng, che mẹ có thể lầm tưởng đó là dấu hiệu của trẻ bị nhiệt miệng. Trường hợp bệnh tiến triển nặng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, sốt, làm xuất hiện hạch ở một số nơi gây đau gây khó chịu.
Trẻ bị viêm lợi thường có hiện tượng ăn ít hoặc bỏ bữa, chán ăn do đau buốt ở lợi, có thể xuất hiện mùi hôi ở miệng nếu chỗ viêm mưng mủ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Tìm hiểu thêm: SUS 304 có an toàn không? Đặc tính của SUS 304
Phương pháp điều trị viêm lợi
Khi nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng của viêm lợi, phụ huynh không nên tự ý điều trị cho trẻ mà cần phải lên lịch hẹn với bác sĩ để có thể đưa ra các đánh giá chuyên nghiệp và hướng dẫn đầy đủ về kế hoạch điều trị cho trẻ.
Tin tốt là viêm lợi là một dạng bệnh lợi lợi có thể chữa khỏi. Bác sĩ có thể sẽ khuyên phụ huynh thực hành vệ sinh răng miệng tốt tại nhà bằng cách dùng bông gạc quấn vào ngón tay trỏ nhúng vào nước sôi để nguội, sau đó lau vào răng, lợi và lưỡi để làm sạch những cặn thức ăn đồ uống trong miệng trẻ. Nếu cần có thể yêu cầu trẻ nhỏ súc miệng bằng nước muối sau khi ăn và sau khi đánh răng nhằm đảm bảo loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa trong miệng
Cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, mặn hoặc những món ăn để lại nhiều mảng bám nhằm hạn chế sự lan rộng của vết thương. Thay vào đó, bạn hãy cho con ăn những loại thực phẩm tự nhiên có tính mát, tác dụng giảm viêm và ngừa khuẩn. Ngoài ra, có thể thoa mật ong lên vùng lợi bị viêm của trẻ khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, viêm lợi có thể phát triển thành bệnh viêm nha chu ở trẻ em. Lúc này, cần phải điều trị nhiều hơn để ngăn chặn bệnh trước khi bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cách phòng ngừa viêm lợi ở trẻ 1 tuổi
Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm lợi là vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Bạn càng khuyến khích thói quen vệ sinh tốt và thường xuyên từ sớm thì khả năng hình thành những thói quen sớm này đối với trẻ càng cao. Dưới đây là một số cách phòng chống viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi:
- Đánh răng cho trẻ nhỏ thường xuyên, các bậc phụ huynh nên hình thành thói quen này từ sớm cho trẻ từ lúc 1 tuổi với tần suất 2 lần/ngày, mỗi lần từ 2 – 3 phút. Cách tốt nhất để đánh răng cho trẻ là di chuyển bàn chải theo vòng tròn nhẹ nhàng để làm sạch mặt ngoài và mặt trong của răng và lợi. Nhẹ nhàng chải lưỡi của trẻ và khuyến khích sau khi chải răng không nên nuốt mà súc miệng thật sạch.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và phù hợp với trẻ nhỏ. Điều này sẽ hạn chế việc làm hỏng men răng và lợi của trẻ.
- Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên thay bàn chải 3 tháng/lần. Nếu tiếp tục chải lâu hơn, lông bàn chải sẽ bị sờn và không còn hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám trên răng.
- Hạn chế cho trẻ mút tay, cắn móng tay, xỉa răng bằng tăm.
- Nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt để tránh sâu răng. Thực phẩm chứa nhiều đường có thể tấn công men răng, dẫn đến sâu răng và bệnh về răng.
>>>>>Xem thêm: Personal color test là gì? Làm thế nào để xác định được màu sắc cá nhân?
Răng và lợi khỏe mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ. Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ lúc 1 tuổi bắt đầu bằng việc làm sạch răng hai lần một ngày. Tình trạng viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi không phải là hiếm. Nếu bạn nhận thấy lợi bị chảy máu, sưng tấy hoặc đổi màu thì đây thường là những dấu hiệu đầu tiên của viêm lợi. Ngay khi bạn nhận thấy những triệu chứng này, phụ huynh hãy cùng trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để có thể điều trị kịp thời.