Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Một số thực phẩm nên bổ sung

Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Trứng chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, có một câu hỏi được nhiều người quan tâm là người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không?

Bạn đang đọc: Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Một số thực phẩm nên bổ sung

Một số người cho rằng, người bị đau mắt đỏ không nên ăn trứng vì trứng có thể gây kích ứng mắt, khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Do đó, bài viết dưới đây KenShin sẽ gửi đến bạn thông tin liên quan đến vấn đề người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là một bệnh lý viêm nhiễm ở mắt, có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Triệu chứng của đau mắt đỏ thường xuất hiện đột ngột như: Đỏ mắt, sưng mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, đau nhức mắt, cảm giác có vật lạ trong mắt, khó mở mắt,…

Một số nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ, bao gồm:

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất. Một số loại vi khuẩn thường gây đau mắt đỏ như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus,…
  • Virus: Virus cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ. Một số loại virus thường gây đau mắt đỏ như Adenovirus, Enterovirus, Herpes simplex virus.
  • Nấm: Nấm cũng có thể gây đau mắt đỏ, nhưng trường hợp này thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Một số thực phẩm nên bổ sung

Vi khuẩn được xem là nguyên nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất

Tuỳ vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người sẽ được điều trị tại nhà hoặc bệnh viện.

  • Tại nhà: Chườm lạnh mắt để giảm sưng và khó chịu, tránh dụi mắt, nghỉ ngơi đầy đủ để giúp mắt hồi phục, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, Ngoài ra, cần tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, bao gồm khăn mặt, kính áp tròng, mỹ phẩm,…
  • Tại bệnh viện: Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây đau mắt đỏ và kê đơn thuốc phù hợp.

Lưu ý: Để tránh lây lan bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị đau mắt đỏ.

Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không?

Với câu hỏi người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không thì câu trả lời là có, người bị đau mắt có thể ăn trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng. Bởi lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt, bao gồm:

  • Vitamin A: Giúp tăng cường thị lực, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Lutein và zeaxanthin: Là các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
  • Protein: Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp mắt mau lành bệnh.

Tuy nhiên, người bị đau mắt đỏ nên ăn trứng đã chín kỹ để tránh các vi khuẩn có hại. Và nên ăn trứng với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Người đau mắt đỏ có thể ăn trứng luộc, trứng chiên, trứng chưng, trứng hấp hoặc ăn cháo trứng.

Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm khác nhau ở những điểm nào?

Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Một số thực phẩm nên bổ sung
Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Những thực phẩm người bị đau mắt đỏ nên ăn

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, lutein và zeaxanthin, omega-3, chất chống oxy hóa,… để giúp mắt mau lành bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho thị lực, giúp tăng cường sức đề kháng của mắt và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm:

  • Rau có xanh đậm: Bông cải xanh, rau bina,…
  • Trái cây có màu cam, đỏ, vàng: Xoài chín, cà rốt, cà chua,…
  • Gan động vật: Gan lợn, gan bò, gan ngỗng,…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa khác: Sữa chua, phô mai,…
  • Trứng: Lòng đỏ trứng.

Các loại thực phẩm chứa nhiều lutein và zeaxanthin

Lutein và zeaxanthin là hai loại carotenoid có nhiều trong thực vật, đặc biệt là rau xanh đậm và trái cây có màu vàng, cam, đỏ. Chúng được tìm thấy với hàm lượng cao nhất trong võng mạc, một bộ phận quan trọng của mắt giúp tiếp nhận ánh sáng. Giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và giúp cải thiện thị lực.

Các loại thực phẩm giàu lutein và zeaxanthin bao gồm rau có lá màu xanh đậm, trái cây có màu cam, đỏ, vàng và các loại hạt như hạt óc chó, hạt hướng dương,…

Các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3

Omega-3 là một loại axit béo không bão hòa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe của mắt. Omega-3 giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý về mắt. Các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm:

  • Các loại cá nước lạnh: Cá thu, cá hồi, cá trích,…
  • Các loại hạt: Hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh,…
  • Dầu có nguồn gốc thực vật: Dầu hạt cải, dầu hạt óc chó,…

Người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không? Một số thực phẩm nên bổ sung

>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên có được ăn thịt bò không và một số điều cần lưu ý

Người bị đau mắt đỏ nên tiêu thụ các thực phẩm giàu omega-3

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, như các gốc tự do. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm:

  • Trái cây và rau quả tươi: Trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh, dâu tây,…
  • Các loại hạt: Hạt óc chó,…
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Trà xanh, tỏi, gừng,…

Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ cũng nên uống đủ nước để giúp mắt luôn ẩm ướt và ngăn ngừa khô mắt. Bên cạnh đó, người bị đau mắt đỏ cũng nên kiêng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn,… vì những thực phẩm này có thể gây kích ứng mắt, khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Trên đây là thông tin chúng chia sẻ đến các bạn mối quan tâm về người bị đau mắt đỏ có được ăn trứng không cũng như một số loại thực phẩm mà người bị đau mắt đỏ nên ăn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hay vấn đề thắc mắc khác bạn nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *