Một số thông tin về mổ nội soi u màng não và cách chăm sóc sau phẫu thuật

Phẫu thuật mổ nội soi u màng não là một trong những thủ thuật loại bỏ khối u trong não hiện nay, cùng KenShin theo dõi bài viết sau để biết thêm các thông tin về thủ thuật này nhé.

Bạn đang đọc: Một số thông tin về mổ nội soi u màng não và cách chăm sóc sau phẫu thuật

U màng não thường là những khối u lành tính, tuy nhiên, nếu tình trạng u phát triển lớn có thể gây chèn ép các bộ phận xung quanh. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật loại bỏ hoặc cắt bớt khối u. Trong đó, mổ nội soi u màng não là một phương pháp thường được sử dụng.

Nguyên nhân và dấu hiệu của u màng não

U màng não là khối u nội sọ lành tính thường bắt nguồn từ các tế bào mủ trong màng nhện phủ lên nhu mô não và tủy sống. Cho đến ngày nay, nguyên nhân u màng não vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố có thể là nguy cơ của bệnh này bao gồm:

  • Phơi nhiễm phóng xạ: Người bệnh tiếp xúc với phóng xạ ion hóa với liều cao đã được chứng minh có nguy cơ mắc phải u màng não.
  • Bệnh Neurofibromatosis type 2: Đây còn gọi là bệnh đa u sợi thần kinh, nó có liên quan đến tỷ lệ xuất hiện u màng não với tỷ lệ cao hơn.

Thông thường, u màng não phát triển khá chậm nên nó thường không có dấu hiệu gì để bạn nhận biết, cho đến khi phát triển đến kích thước khá lớn. Bên cạnh đó, triệu chứng của u màng não sẽ liên quan mật thiết đến kích thước của khối u và vị trí của khối u.

Một số thông tin về mổ nội soi u màng não và cách chăm sóc sau phẫu thuật

Có nhiều nguyên nhân gây ra u màng não

Một số dấu hiệu phổ biến để có thể nhận biết u màng não như: Đau đầu ở một vị trí sau đó lan ra khắp đầu, động kinh, rối loạn ý thức, thường xuyên buồn nôn, rối loạn thị giác, thính giác kém đi, ù tai, nghe khó.

Mổ nội soi u màng não là gì?

Mổ nội soi u màng não chủ yếu sử dụng kính vi phẫu, tuy nhiên kính vi phẫu sẽ khó để quan sát và đánh giá khối u và cấu trúc lành xung quanh tại những vùng góc khuất nên sẽ làm tổn thương các tổ chức lành đó. Vì vậy mổ nội soi u màng não trong những trường hợp này sẽ giúp bác sĩ làm thủ thuật kiểm soát và cắt bỏ khối u não tốt hơn.

Phương pháp phẫu thuật nội soi u màng não có thể được sử dụng cho nhiều loại u và nhiều vị trí khác nhau như:

  • U vùng hố yên như: U tuyến yên, u sọ hầu, u tế bào mầm, u màng não và nang.
  • Rathke, u biểu bì, u dạng da và u dây II.
  • U vùng góc cầu tiểu não (u dây VIII, u màng não, u dạng da, u biểu bì, u nang, u thân não, u dây thần kinh VII, IX, X, XI, XII).
  • U vùng lỗ chẩm.
  • U nền sọ vùng thái dương.
  • U trong não thất.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm RPR là gì? Tại sao cần làm xét nghiệm RPR?

Một số thông tin về mổ nội soi u màng não và cách chăm sóc sau phẫu thuật
Mổ nội soi u màng não chủ yếu sử dụng kính vi phẫu

Tuy nhiên, thủ thuật phẫu thuật mổ nội soi u màng não chống chỉ định trong trường hợp như: Không có khoảng trống, u trong nhu mô nằm sâu trong nhu mô não, phù não rộng, u di căn não, u não lớn.

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vi phẫu như kính vi phẫu, dụng cụ nội soi, camera, nguồn sáng, cáp quang và dụng cụ nội soi, sau đó lắp đặt vị trí của hệ thống nội soi cùng màn hình.
  • Bước 2: Vệ sinh và kháng sinh dự phòng, khám gây mê hồi sức cho bệnh nhân.
  • Bước 3: Rạch da sau đó bộc lộ xương sọ, khoan và mở nắp sọ
  • Bước 4: Dùng kính vi phẫu để hỗ trợ mở màng cứng. Hút nước não tủy, sau đó mở màng mềm. Sử dụng dụng cụ nội soi đánh giá các cấu trúc não ở xung quanh như khối u, mạch máu và dây thần kinh.
  • Bước 5: Bác sĩ sẽ sử dụng kính vi phẫu và nội soi hỗ trợ để quan sát và kiểm soát các cấu trúc xung quanh khối u và các mạch máu. Ống nội soi được sử dụng sẽ bao gồm ống 0, 30, 45 và 70 độ. Khi sử dụng nội soi, cắt u chủ yếu là dùng máy hút và dao siêu âm. Sau khi đã cắt hết u, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu kỹ càng cùng với sự giúp đỡ của kính vi phẫu và nội soi.
  • Bước 6: Sau đó đóng màng cứng, cố định nắp sọ và cuối cùng là đóng da.

Theo dõi và phục hồi sau phẫu thuật mổ nội soi u màng não

Sau khi hoàn tất phẫu thuật mổ nội soi u màng não, bệnh nhân cần phải ở lại bệnh viện từ vài ngày đến vài tuần để tĩnh dưỡng. Thời gian nằm viện còn phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u cùng với loại phẫu thuật được áp dụng. Những người bệnh mổ nội soi thần kinh, nội soi qua mũi và xoang thông thường sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn so với hình thức phẫu thuật mở sọ. Tuy nhiên, quyết định mổ theo phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh của người bệnh. Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc để giúp cải thiện những triệu chứng như nhức đầu hoặc buồn nôn sau khi phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải được theo dõi nghiêm ngặt trong phòng hồi sức tích cực. Tiếp đó, người bệnh sẽ được đưa đến phòng bệnh thông thường để có thể nhẹ nhàng vận động và trị liệu vật lý. Phục hồi chức năng đặc biệt đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các trường hợp hậu phẫu thần kinh sọ não, đặc biệt những người bệnh gặp phải di chứng thần kinh hoặc suy nhược cơ thể.

Một số thông tin về mổ nội soi u màng não và cách chăm sóc sau phẫu thuật

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm PLT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm PLT

Bệnh nhân cần phải được theo dõi trong phòng hồi sức tích cực sau khi phẫu thuật

Bác sĩ sẽ quan tâm và theo dõi chức năng thần kinh cột sống và não bộ của bệnh nhân để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về khả năng vận động. Nếu thật sự có những biểu hiện đáng quan ngại, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định biện pháp cải thiện và xử trí kịp thời.

Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẽ đến bạn về về mổ nội soi u màng não. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm các thông tin về phương pháp này. Hãy theo dõi KenShin để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *