Xét nghiệm PLT là xét nghiệm nhằm đo số lượng tiểu cầu trong máu của bạn. Tiểu cầu là những tế bào giúp đông cầm máu, xét nghiệm PLT thường được sử dụng để theo dõi hoặc chẩn đoán các tình trạng chảy máu hoặc đông máu bất thường.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm PLT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm PLT
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm PLT, mục đích, quy trình, ý nghĩa của xét nghiệm này. Đồng thời, giúp bạn nhận thức được vai trò của tiểu cầu cũng như nguy cơ bệnh lý của tình trạng số lượng tiểu cầu quá cao hay quá thấp.
Contents
PLT là gì?
PLT là viết tắt của cụm từ Platelet Count có nghĩa là đếm tiểu cầu. Tiểu cầu được tạo ra bên trong tủy xương, tủy xương tạo ra tất cả các loại tế bào máu, bao gồm cả tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng cũng như hồng cầu.
Khi thành mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ phản ứng với vùng bị thương. Chúng bắt đầu kết tụ lại với nhau hoặc tập hợp lại để chữa lành thành mạch máu. Các tiểu cầu được kích hoạt cũng gửi tín hiệu để thu hút thêm tiểu cầu để hỗ trợ việc cầm máu.
Xét nghiệm PLT là gì?
Xét nghiệm PLT nhằm đo số lượng tiểu cầu trong máu của người bệnh. Số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường được gọi là giảm tiểu cầu. Tình trạng này có thể khiến một người chảy máu quá nhiều sau một vết cắt hoặc vết thương khác gây chảy máu. Số lượng tiểu cầu cao hơn bình thường được gọi là tăng tiểu cầu. Điều này có thể làm cho máu đông hơn mức cần thiết. Các cục máu đông có thể nguy hiểm vì chúng có thể chặn lưu lượng máu.
Mục đích xét nghiệm PLT
Mục đích của xét nghiệm PLT là để đánh giá khả năng đông máu. Mặc dù số lượng tiểu cầu thường được đưa vào bảng nhiều xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm công thức máu toàn phần, nhưng xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện riêng lẻ.
Xét nghiệm PLT cũng được yêu cầu nhằm:
- Chẩn đoán rối loạn tiểu cầu.
- Đánh giá nguy cơ chảy máu trước phẫu thuật.
- Theo dõi trong quá trình điều trị y tế như thuốc chống đông máu hoặc hóa trị.
Xét nghiệm số lượng tiểu cầu được sử dụng để chẩn đoán bệnh và giúp xác định nguyên nhân gây chảy máu hoặc đông máu quá mức. Cả số lượng tiểu cầu cao và thấp đều có thể có những rủi ro liên quan, từ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe đáng chú ý nào đến rất nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng.
Xét nghiệm số lượng tiểu cầu cũng được sử dụng để theo dõi xem bạn có được chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông hay không. Việc thường xuyên xét nghiệm PLT cho phép bác sĩ kiểm tra hiệu quả của các loại thuốc làm tăng hoặc giảm khả năng hình thành cục máu đông.
Quy trình xét nghiệm PLT
Quá trình lấy máu để đếm số lượng tiểu cầu chỉ mất vài phút. Người bệnh có thể làm xét nghiệm tại phòng khám hoặc bệnh viện. Mẫu máu thường được lấy bởi điều dưỡng theo những bước sau:
- Xác định vị trí lấy máu ở bên trong cánh tay, gần khuỷu tay của bạn;
- Quấn garo quanh cánh tay, dây garo đẩy máu xuống tĩnh mạch, giúp việc lấy máu dễ dàng hơn;
- Làm sạch vùng da xung quanh tĩnh mạch của bạn;
- Đâm kim vào tĩnh mạch, có thể cảm thấy hơi đau và hơi khó chịu ngay lúc đó;
- Tháo bỏ garo, rút máu chậm;
- Tháo kim;
- Dán một miếng băng cá nhân lên vị trí lấy máu.
Kỹ thuật viên sẽ đưa mẫu mẫu vào máy đếm. Máy sẽ đếm tiểu cầu và các tế bào máu khác trong khoảng một phút.
Tìm hiểu thêm: Khí hư màu vàng xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Ý nghĩa của chỉ số PLT
Chỉ số tiểu cầu được đo trên mỗi microlit máu:
- Chỉ số PLT bình thường: Từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên mỗi microlit.
- Chỉ số PLT thấp: Dưới 150.000 tiểu cầu trên mỗi microlit.
- Chỉ số PLT cao: Hơn 450.000 tiểu cầu trên mỗi microlit.
Người bệnh có chỉ số PLT thấp
Chỉ số PLT thấp khi người bệnh có dưới 150.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu. Chảy máu là dấu hiệu chính của số lượng tiểu cầu thấp. Bệnh nhân có thể chảy máu tự phát, xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể và có thể bao gồm những vết bầm tím, đỏ hoặc nâu, xảy ra dễ dàng và thường xuyên; chảy máu cam; chảy máu âm đạo, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh bị tai nạn chảy máu, bởi sẽ khó khăn trong quá trình cầm máu, dẫn đến sốc do mất máu quá nhiều.
Nguyên nhân phổ biến gây giảm số lượng tiểu cầu bao gồm các loại virus như bệnh bạch cầu đơn nhân, HIV, AIDS, sởi và viêm gan; các loại thuốc như aspirin, thuốc kháng histamin H2 và quinidine; do ức chế hoặc thay thế tủy xương; các bệnh tự miễn như bệnh lupus và bệnh Crohn; hóa trị gây hại cho các mô và tế bào ung thư hiện có, khiến cơ thể khó sản xuất tiểu cầu.
Ngoài ra, số lượng tiểu cầu có xu hướng giảm theo tuổi tác. Số lượng tiểu cầu thấp hơn trước đây hoặc ở mức thấp hơn mức bình thường có thể không phải là nguyên nhân gây lo ngại ở người lớn tuổi – đặc biệt nếu không có triệu chứng nào khác.
Người bệnh có chỉ số PLT cao
Chỉ số PLT cao khi có hơn 450.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu. Số lượng tiểu cầu cao chủ yếu liên quan đến hình thành cục máu đông, gây nghẽn mạch, cản trở máu lưu thông, tệ hơn có thể gây đột quỵ. Khi cục máu đông di chuyển đến tim làm tắc mạch máu trong tim, gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim.
>>>>>Xem thêm: Cà chua có vitamin gì bổ dưỡng cho cơ thể?
Một số tình trạng tạm thời có thể gây ra số lượng tiểu cầu cao hơn bình thường. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lại vài ngày hoặc vài tuần sau nếu điều này xảy ra. Một số lý do phổ biến khiến mức tiểu cầu cao bao gồm đang hồi phục sau chấn thương gần đây; phục hồi sau mất máu sau phẫu thuật; phục hồi sau khi uống quá nhiều hoặc thiếu vitamin B12; hoạt động thể chất hoặc gắng sức cường độ cao, chẳng hạn như chạy marathon; sử dụng thuốc tránh thai
Nếu số lượng tiểu cầu của một người vẫn ở mức cao, có thể do bệnh lý như bệnh ung thư, thiếu máu thiếu sắt, viêm, nhiễm trùng, cắt bỏ lá lách.
Như vậy, xét nghiệm PLT là một xét nghiệm nhanh chóng, phổ biến để đếm số lượng tiểu cầu trong máu của bạn. Tiểu cầu là những tế bào giúp đông máu của bạn. Số lượng tiểu cầu thấp có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư hoặc nhiễm trùng. Số lượng tiểu cầu cao có thể khiến bạn có nguy cơ bị cục máu đông hoặc đột quỵ.