Máu tĩnh mạch có màu gì? Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?

Trong cơ thể con người luôn tồn tại một hệ thống mạch máu giúp vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan khác và ngược lại để đảm bảo sự sống. Hệ thống mạch máu trong cơ thể gồm có mao mạch, tĩnh mạch và động mạch. Vậy máu tĩnh mạch có màu gì và tại sao tĩnh mạch lại có màu xanh?

Bạn đang đọc: Máu tĩnh mạch có màu gì? Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?

Chúng ta thường thấy tĩnh mạch dưới da có màu xanh, điều này có đúng hay sai? Cùng tìm hiểu chính xác máu tĩnh mạch có máu gì trong bài viết dưới đây của KenShin bạn nhé!

Tĩnh mạch là gì?

Trước khi tìm hiểu về máu tĩnh mạch có màu gì, KenShin sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về mạch máu mà bạn cần nắm được.

Theo đó, tĩnh mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, bởi bên cạnh chức năng vận chuyển máu nghèo oxy từ các cơ quan trở về tim thì tĩnh mạch còn có chức năng điều hòa thân nhiệt và lưu trữ máu. Khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn nhiệt độ môi trường tăng lên sẽ gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch để làm mát bề mặt da do tĩnh mạch hút được nhiều máu hơn.

Tĩnh mạch còn được gọi là ven màu xanh nằm ở dưới lớp da người. Tĩnh mạch là một trong ba loại mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể và có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò đưa máu đã được sử dụng quay trở về tim và đến các cơ quan có chức năng lọc máu như gan, thận.

Thông thường khi đưa máu từ các mao mạch trở về tim thì lượng oxy trong tĩnh mạch thường thấp, ngoại trừ tĩnh mạch phổi và tĩnh mạch rốn lại có lượng dưỡng khí cao.

Tĩnh mạch có dạng ống và có khả năng tự xẹp xuống khi không có dung lượng. Cấu tạo của tĩnh mạch gồm có:

  • Lớp ngoài cùng của tĩnh mạch cấu tạo chủ yếu bằng collagen bao bọc bởi nhiều vòng cơ trơn.
  • Lớp trong cùng của tĩnh mạch là lớp tế bào nội mô.

Hầu hết các tĩnh mạch trong cơ thể đều có van nhằm ngăn ngừa tình trạng máu chảy ngược chiều hoặc bị ứ đọng lại ở chi dưới do tác động của lực hút trái đất. Vậy máu tĩnh mạch có màu gì?

Máu tĩnh mạch có màu gì? Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?

Tĩnh mạch có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan về trở về tim

Máu tĩnh mạch có màu gì?

Máu tĩnh mạch có màu gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, nhiều người nghĩ rằng máu trong tĩnh mạch có màu xanh, bởi khi nhìn qua da thì tĩnh mạch có máu xanh. Tuy nhiên, quan niệm này là sai. Máu luôn luôn là màu đỏ, cho dù nó chảy trong động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.

Máu có màu đỏ do chứa phân tử hemoglobin – là một loại protein có trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy kèm theo 4 nguyên tử sắt có phản xạ với ánh sáng màu đỏ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho máu của con người có màu đỏ.

Theo tiến sĩ Kleber Ferritin – trợ lý của giáo sư huyết học tại Trường Đại học Y khoa Washington (Mỹ) cho biết, màu đỏ của máu sẽ thay đổi tùy thuộc vào nồng độ oxy trong máu. Khi hemoglobin nhận oxy từ phổi thì máu sẽ có màu đỏ tươi khi di chuyển vào các động mạch và lưu thông ra các mô xung quanh trong cơ thể. Tuy nhiên, sau khi các tế bào máu cung cấp oxy cho các mô trong khắp cơ thể thì “máu nghèo oxy” chảy qua hệ thống tĩnh mạch trở về phổi có màu đỏ sẫm.

Máu tĩnh mạch có màu gì? Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?

Máu tĩnh mạch có màu gì?

Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được máu tĩnh mạch có màu gì rồi đúng không. Tuy nhiên, tại sao chúng ta lại thấy tĩnh mạch có màu xanh? Theo đó, máu của con người luôn có màu đỏ khi giàu oxy hay bị mất oxy. Hiện tượng tĩnh mạch có màu xanh hoặc màu xanh tím và rất ít khi có màu đỏ được giải thích như sau:

  • Thứ nhất: Do sự tương tác của làn da và ánh sáng. Theo đó, ánh sáng đi xuyên qua làn da sẽ bị hấp thụ và phản hồi ngược trở lại. Da của con người thường hấp thụ ánh sáng màu xanh, bởi lớp chất béo dưới da chỉ cho phép ánh sáng xanh đi xuyên quan da tới tận tĩnh mạch. Vì thế, màu xanh của tĩnh mạch là màu được phản chiếu trở lại. Những loại màu sắc ấm hơn, ít năng lượng thường được da hấp thụ trước khi chúng có thể phản chiếu trở lại đến thị giác.
  • Thứ hai: Do nồng độ oxy trong tĩnh mạch. Máu “nghèo oxy” sẽ có màu đỏ sẫm. Trong khi đó, hầu hết các tĩnh mạch trong cơ thể đều vận chuyển máu bị thiếu oxy nên có màu đỏ sẫm hơn so với máu giàu oxy. Màu sắc của máu đậm hơn cũng sẽ khiến cho màu sắc của tĩnh mạch có vẻ sẫm màu hơn.
  • Thứ ba: Do kích thước của tĩnh mạch. Theo đó, các mạch máu khác nhau trong hệ thống mạch máu cũng sẽ khác nhau về kích cỡ lần màu sắc. Chẳng hạn, nếu nhìn kỹ vào các mạch máu ở phần cổ tay, bạn sẽ quan sát thấy các tĩnh mạch ở đây không có cùng một màu sắc. Đường kính cũng như độ dày của thành tĩnh mạch cũng góp phần trong quá trình hấp thụ ánh sáng và lưu lượng máu được nhìn thấy thông qua mạch máu.
  • Thứ tư: Do vị trí của tĩnh mạch. Theo đó, nhóm những tĩnh mạch nông nằm sát ngay phía dưới da thường có màu đỏ, các tĩnh mạch xuyên và nằm sâu hơn sẽ dần dần pha lẫn màu xanh. Bên cạnh đó, hầu hết các tĩnh mạch nằm sâu dưới da thường sẽ có màu xanh.
  • Thứ năm: Do não bộ, khi não bộ thu nhận thông tin từ võng mạc mắt để xử lý thì màu đỏ sậm đặt bên cạnh màu đỏ có thể sẽ chuyển biến thành màu xanh tím. Vì thế, sự tương phản màu da cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của tĩnh mạch mà chúng ta quan sát được.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng tăng thông khí: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Máu tĩnh mạch có màu gì? Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?
Nồng độ oxy trong máu cũng tác động đến màu sắc của tĩnh mạch

Cách sơ cứu vết thương chảy máu tĩnh mạch

Nguyên tắc trong việc sơ cứu chảy máu nói chung bao gồm:

  • Khẩn trương, nhanh chóng và chính xác.
  • Sơ cứu chảy máu theo đúng tính chất của vết thương, có thể dựa vào kích thước, vị trí, mức độ chảy máu…

Dưới đây là các bước tiến hành sơ cứu vết thương chảy máu tĩnh mạch, bao gồm:

  • Người sơ cứu hãy mang một đôi găng tay hoặc găng tay cao su hoặc bọc tay vào một chiếc túi nhựa hay bọc bằng nhiều lớp vải sạch.
  • Tìm vị trí của vết thương. Nếu cần thiết, hãy cởi bỏ hoặc cắt quần áo của người bệnh để lộ vết thương.
  • Nếu có thể, bạn hãy nâng vết thương lên trên vị trí tim của người bệnh.
  • Đặt gạc sạch hoặc vải sạch (khăn tay) lên trên vết thương. Nếu không có những đồ vật này, hãy dùng ngón tay ấn lên vết thương nếu vết thương nhỏ. Hãy dùng lòng bàn tay của người sơ cứu ấn lên vết thương đối với những vết thương lớn.
  • Bịt vết thương thật chặt và chắc chắn ít nhất trong vòng 5 phút.
  • Nếu có sẵn nước sạch, nước muối sinh lý hoặc cồn iot thì có thể sát trùng vết thương.
  • Nếu máu không ngừng chảy trong 10 phút thì hãy đặt lên vết thương một miếng vải sạch. Tuy nhiên, không được cởi bỏ lớp vải đã ép lên vết thương trước đó, bởi điều này có thể làm gián đoạn quá trình đông máu.
  • Gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất nếu máu vẫn tiếp tục chảy, chảy quá nhiều máu hoặc người bệnh bị bất tỉnh.
  • Chảy máu tĩnh mạch thường sẽ dễ kiểm soát hơn so với chảy máu động mạch. Tuy nhiên, đối với những tĩnh mạch nằm rất sâu thì tình trạng chảy máu sẽ khó cầm hơn.

Máu tĩnh mạch có màu gì? Tại sao chúng ta thấy tĩnh mạch có màu xanh?

>>>>>Xem thêm: Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng có cần thiết?

Việc sơ cứu vết thương chảy máu cần khẩn trương, nhanh chóng và chính xác

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi máu tĩnh mạch có màu gì. Chúng ta thường thấy tĩnh mạch có màu xanh là do nhiều nguyên nhân gây ra như ánh sáng, nồng độ oxy trong máu, vị trí và kích thước của tĩnh mạch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *