Túi noãn hoàng có thể được nhìn thấy vào tuần thứ 5 của thai kỳ, đến tuần thứ 6 – 7 thì sẽ thấy tim thai. Vậy trường hợp thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có sao không?
Bạn đang đọc: Mang thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có sao không?
Bất kỳ mẹ bầu nào cũng mong muốn em bé của mình khỏe mạnh và phát triển tốt trong hơn 9 tháng thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện lúc nào cũng như mong ước. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về túi noãn hoàng và giải đáp thắc mắc thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có sao không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
Túi noãn hoàng là gì?
Túi noãn hoàng là gì? Túi noãn hoàng còn được gọi là túi yolksac, là cấu trúc đầu tiên của thai nhi để chuẩn bị hình thành phôi. Túi noãn hoàng thường được nhìn thấy trong quá trình siêu âm thai kỳ tuần thứ 5, kích thước chỉ bằng hạt vừng nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi thai thời gian đầu.
Túi noãn hoàng phát sinh từ nội bì phôi và được bao bọc ngoài bởi lá tạng trung bì ngoài phôi. Bộ phận này chứa nhiều protein với chức năng chính tạo mạch, tạo huyết và cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai giai đoạn 3 – 4 tuần thai kỳ đầu tiên. Đây là lúc nhau thai chưa hình thành. Hay có thể hiểu, có túi noãn hoàng chính là có thể phát triển phôi thai. Túi noãn hoàng không phát triển đồng nghĩa với thai nhi có ảnh hưởng nghiêm trọng vì không có bộ phận chuyển hóa dinh dưỡng.
Thông thường, túi noãn hoàng có thể được nhìn thấy vào tuần thứ 5 của thai kỳ, đến tuần thứ 6 – 7 thì sẽ thấy tim thai. Khi thai nhi bước vào giai đoạn ổn định thì túi noãn hoàng sẽ dần dần biến mất và để lại chức năng nuôi dưỡng phôi thai cho nhau thai.
Thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có sao không?
Túi noãn hoàng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vậy nên nếu tuần thứ 6 chưa siêu âm thấy túi noãn hoàng thì phải thăm khám trực tiếp với bác sĩ để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân không nhìn thấy túi noãn hoàng xuất phát từ trứng rỗng. Trứng rỗng có thể hiểu là không có phôi thai, hay trứng được thụ tinh nhưng lại không phát triển thành phôi. Hiện tượng này thường xảy ra khi gặp các vấn đề về cấu trúc gen hoặc nhiễm sắc thể. Một phần nguyên nhân khác đến từ chất lượng tinh trùng hoặc chất lượng trứng kém.
Theo quy luật, trứng khi đã thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai và túi thai trong tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ. Nhưng với hiện tượng mang thai trứng rỗng, túi thai vẫn hình thành bình thường nhưng không phát triển ra phôi thai. Đây là nguyên nhân không nhìn thấy túi noãn hoàng hoặc túi noãn hoàng không phát triển, vì bộ phận này đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai.
Tuy nhiên, dù không có phôi thai nhưng mẹ bầu vẫn có các triệu chứng thai nghén như bình thường. Điều này là do nhau thai vẫn tạo ra hormone hCG khiến cho kết quả xét nghiệm nước tiểu hay que thử thai đều cho ra kết quả mang bầu, mẹ có hiện tượng thai nghén bình thường. Sau đó là các dấu hiệu sảy thai như:
- Âm đạo bị chảy máu.
- Đau co thắt vùng bụng dưới.
- Ngực không còn cảm giác căng tức.
Thông thường, các dấu hiệu sảy thai khi mang thai trứng rỗng xảy ra ở tuần 8 – 11 của thai kỳ. Một số mẹ còn bị sảy trước khi biết mình mang thai. Vậy nên nếu tuần thứ 6 mà chưa có túi noãn hoàng thì bác sĩ sẽ kết luận sảy thai và đưa ra các giải pháp cho mẹ.
Tìm hiểu thêm: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh để em bé được khỏe mạnh nhất?
Điều trị thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng như thế nào?
Khi siêu âm, nếu bác sĩ khẳng định không có túi noãn hoàng trong tử cung thì mẹ sẽ được tư vấn phương pháp điều trị là lấy thai ra khỏi cơ thể. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ mà các phương pháp được tư vấn có thể là:
- Chờ sự sảy thai tự nhiên trong giai đoạn 8 – 11 tuần.
- Sử dụng thuốc kích thích sảy thai nhanh hơn.
- Nong và nạo thai tử cung (D&C) để loại bỏ hoàn toàn các mô nhau thai ra.
Thủ thuật nạo thai chỉ áp dụng khi cơ thể không thể tự loại bỏ được các mô ra ngoài, hoặc mẹ muốn kiểm tra chi tiết nguyên nhân sảy thai để phòng ngừa cho lần mang thai tiếp theo.
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi có tiền sử mang thai trứng rỗng?
Theo các chuyên gia, hầu hết trường hợp thai không có túi noãn hoàng đều không thể điều trị. Phương pháp duy nhất là lấy thai ra khỏi cơ thể để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Mẹ vẫn có thể mang thai vào những lần tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu mẹ đã có tiền sử thai không có túi noãn hoàng, hãy xem xét và tiến hành một số xét nghiệm quan trọng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được rủi ro lặp lại một lần nữa trong thai kỳ.
Các xét nghiệm cần làm bao gồm:
- Xét nghiệm sàng lọc gen di truyền tiền sản (PGS).
- Xét nghiệm tinh dịch đồ cho chồng (phân tích chất lượng tinh trùng).
- Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH).
- Kiểm tra hormon chống mullerian (AMH) cải thiện chất lượng trứng.
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến gen, chất lượng tinh trùng và trứng, nhiều nghiên cứu khoa học còn chỉ ra hiện tượng mang thai không có túi noãn có liên quan đến môi trường sống tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Do đó, mẹ không nên mang thai liền khi mới dừng thai kỳ mà hãy đợi ít nhất 3 tháng. Trong thời gian này, hãy xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện không gian sống, bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung axit folic để tránh dị tật thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Nên xét nghiệm máu ở đâu? Tiêu chí lựa chọn nơi xét nghiệm uy tín
Trên đây là những thắc mắc cho vấn đề thai 6 tuần chưa có túi noãn hoàng có sao không? Trong trường hợp mang thai 6 tuần nhưng chưa nhìn thấy túi noãn hoàng thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm Beta HCG để đánh giá thêm về tình trạng phát triển của thai. Mẹ bầu nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Sản phụ để được đánh giá, theo dõi, chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể.