Mỗi ngày phải làm việc, học tập đã làm cho con người luôn trong trạng thái căng thẳng. Từ đó gây ra cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Thế nhưng cũng có nhiều người thắc mắc rằng: Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì?
Bạn đang đọc: Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì, cách khắc phục thế nào?
Buồn ngủ, mệt mỏi là trạng thái ảnh hưởng rất xấu đến kết quả học tập, làm việc. Tuy đã được ăn uống, nghỉ ngơi nhưng vẫn có nhiều người băn khoăn: Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?
Contents
Buồn ngủ mệt mỏi cả ngày là bất thường?
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Sau một giấc ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, sẽ có đủ năng lượng để tiếp tục học tập, làm việc. Người bình thường mỗi ngày ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm. Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến thời lượng giấc ngủ mỗi ngày và cũng khác nhau ở mỗi người.
Buồn ngủ mệt mỏi cả ngày là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mất sức, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Có thể bạn không cần một giấc ngủ dài, bạn chỉ cần nằm xuống và nghỉ ngơi một lát. Tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của bệnh nào đó. Để xác định được nguyên nhân chính xác lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì, bác sĩ cần đánh giá rất cẩn trọng tình trạng, triệu chứng của người bệnh.
Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì?
Mệt mỏi, buồn ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất làm việc và học tập. Việc ngủ ít vào ban đêm sẽ làm bạn buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên, tại sao lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi? Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Bạn có thể tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây:
Ngủ không đủ giấc
Nguyên nhân dễ nhận thấy và phổ biến nhất là do bạn ngủ không đủ giấc. Trung bình mỗi tối, người trưởng thành cần ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng. Tuy nhiên ở những người thường xuyên thiếu ngủ thì trạng thái buồn ngủ mệt mỏi vào ban ngày có thể không xảy ra. Nhưng hiệu suất làm việc học tập lại giảm đáng kể.
Thông thường khi thiếu ngủ, triệu chứng mệt mỏi buồn ngủ sẽ xuất hiện ngay sáng hôm sau. Với những người thường xuyên mất ngủ lại luôn có cảm giác buồn ngủ ban ngày thì có thể họ mắc thêm các bệnh như: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn phân liệt cảm xúc,…
Tuy nhiên ở người bình thường, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc vào buổi tối để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng làm việc vào sáng hôm sau. Giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe cũng như năng suất làm việc của bạn.
Vấn đề tâm lý
Ở mỗi độ tuổi sẽ có vấn đề tâm lý khác nhau. Trong đó, lo âu, trầm cảm thường gây ra tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi. Ở lứa tuổi học sinh, áp lực học tập sẽ sinh ra lo âu, trầm cảm. Ở phụ nữ, sự thay đổi hormone ở từng giai đoạn tuổi tác cũng gây ra trầm cảm. Nhiều phụ nữ sau khi sinh con mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Với cường độ làm việc, áp lực về cuộc sống, môi trường xung quanh như hiện nay, rất nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, có nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra. Trong đó các dấu hiệu cho thấy của triệu chứng lo âu trầm cảm như: Chán nản, buồn bã, mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ,…
Như vậy lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Có thể đó là dấu hiệu của trầm cảm. Bạn nên để ý trạng thái tâm lý của mình. Khi có dấu hiệu gì bất thường, hãy chia sẻ với người thân thiết hoặc bác sĩ. Cố gắng sắp xếp lại công việc để cơ thể được nghỉ ngơi.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là sự rối loạn giấc ngủ gây ra bởi sự tắc nghẽn đường hô hấp trên. Hội chứng ngưng thở khi ngủ được định nghĩa là có trên 10 giây ngưng thở hay giảm thở lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Triệu chứng có thể gồm: Bồn chồn, ngủ ngáy, ngủ ngày quá mức, đau đầu buổi sáng,… Trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi, có khoảng 23% nữ và 13% nam có triệu chứng ngủ ngày khi mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Do thuốc đang sử dụng
Một số loại thuốc có tác dụng không mong muốn là buồn ngủ. Các thuốc này có tác động lên hệ thần kinh trung ương. Các nhóm thuốc có tác dụng gây buồn ngủ bao gồm:
- Thuốc an thần;
- Thuốc chống trầm cảm;
- Thuốc chống động kinh;
- Thuốc chống loạn thần;
- Thuốc chống nôn;
- Thuốc chống dị ứng;
- Thuốc chứa dược chất gây nghiện, hướng thần.
Để xác định được nguyên nhân tại sao lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì, bạn nên xem lại các thuốc đang sử dụng. Để biết thuốc đang dùng có tác dụng gây buồn ngủ hay không, bạn nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc tìm đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Bệnh lý
Một số tình trạng bệnh gây ra trạng thái mệt mỏi buồn ngủ như:
- Bệnh suy giáp;
- Thiếu máu mạn;
- Chấn thương sọ não, khối u não, viêm não;
- Hội chứng chân không yên.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 24 tháng tuổi: Những mốc phát triển của con mà mẹ cần biết
Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, các bệnh lý gây tình trạng lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi sẽ kèm rất nhiều các triệu chứng khác. Không đơn thuần chỉ là buồn ngủ mệt mỏi. Do đó, khi mắc các bệnh lý này, bạn nên thăm khám bác sĩ và dùng thuốc đúng chỉ định.
Các nguyên nhân khác
Khi sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thậm chí là các chất gây nghiện, sẽ gây tình trạng buồn ngủ mệt mỏi. Tình trạng này xảy ra khi dừng sử dụng thuốc. Do đó lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi có thể là do ngưng sử dụng các chất kích thích sau quá trình sử dụng lâu dài.
Cách khắc phục chứng buồn ngủ mệt mỏi
Khi tình trạng xảy ra kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng buồn ngủ mệt mỏi mà bạn có thể áp dụng khi xác định rõ là không phải do bệnh lý hay do sử dụng các chất kích thích:
- Tìm cho mình một chỗ ngủ yên tĩnh, tránh xa các thiết bị di động như laptop, điện thoại. Bạn nên tạo cho mình không gian thoải mái khi ngủ, cũng như nên tắt đèn để dễ ngủ hơn.
- Ăn uống đủ chất, nhất là đừng quên bữa sáng. Điều này giúp cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần cho hoạt động sống. Nạp đủ protein hoặc tinh bột vào buổi sáng để không bị tình trạng mệt mỏi khi não thiếu năng lượng cả ngày.
- Uống nước đủ 2 lít mỗi ngày. Tuy nhiên không uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm, giấc ngủ bị ngắt quãng khi phải thức giấc giữa đêm.
- Kiểm soát tốt cân nặng nếu gặp tình trạng thừa cân béo phì. Bởi vì thừa cân béo phì ảnh hưởng đến đường hô hấp khi thở, có thể gây ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Hoại tử mỡ mô vú là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Như vậy qua bài viết trên, bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Khi tình trạng xảy ra liên tục và kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Khi tình trạng chỉ xảy ra tức thời, bạn nên xem lại lịch sinh hoạt hàng ngày của mình để điều chỉnh phù hợp. Bởi vì đôi khi bạn chỉ cần 1 giấc ngủ dài và sâu, khi tỉnh dậy bạn lại có đủ năng lượng để tiếp tục làm việc. Chúc bạn luôn vui khỏe.