Chụp MRI mạch vành là phương pháp được chỉ định phổ biến để khảo sát mạch vành là nguồn cung cấp máu cho tim. Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh chi tiết, sắc nét cho bác sĩ để lên kế hoạch điều trị phù hợp. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng để theo dõi kết quả sau điều trị.
Bạn đang đọc: Kỹ thuật chụp MRI mạch vành: Cơ chế, đối tượng chỉ định và chống chỉ định mà bạn cần biết
Kỹ thuật chụp MRI mạch vành là phương pháp thăm dò hình ảnh chất lượng cao, hiện đại mà lại rất an toàn. Chỉ định chụp MRI mạch vành để xem xét, đánh giá tổn thương mạch vành, cụ thể là phát hiện các mảng xơ vữa, chít hẹp hay bất kỳ bất thường giải phẫu khác. Từ đó, kết quả cộng hưởng từ sẽ được phân tích để đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.
Contents
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ mạch vành
Chụp MRI mạch vành là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại với độ phân giải không gian cao, được sử dụng để đánh giá các bệnh lý liên quan đến mạch vành, cấu trúc vô cùng quan trọng của hệ thống tim mạch.
Kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, chẩn đoán các vấn đề như hẹp tắc mạch vành, các bất thường bẩm sinh cùng nhiều bệnh lý khác. Ưu điểm của phương pháp chụp cộng hưởng từ mạch vành bao gồm:
- Độ phân giải không gian cao: MRI động mạch vành có khả năng tạo ra hình ảnh với độ chi tiết cao, giúp bác sĩ xác định các bất thường nhỏ và đánh giá chính xác tình trạng mạch vành.
- An toàn: MRI không sử dụng tia X hay tia cực tím, do đó không tạo ra tác động phụ, thường được xem là phương pháp an toàn hơn so với một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
- Đánh giá toàn diện: MRI cho phép đánh giá mạch vành, hình thái và vận động cơ tim trong một kiểm tra duy nhất, cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe tim mạch.
Tìm hiểu thêm: Chọc hút trứng: Quá trình, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bột bình tinh có tác dụng gì? Cách dùng bột bình tinh
Chỉ định và chống chỉ định chụp MRI mạch vành
Chụp MRI mạch vành là phương pháp thăm dò phổ biến, được chỉ định trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, như nhiều kỹ thuật thăm dò hình ảnh khác thì cộng hưởng từ cũng có nhóm đối tượng chống chỉ định thực hiện.
Chỉ định chụp MRI mạch vành
Dưới đây là các đối tượng mà bác sĩ thường chỉ định chụp MRI động mạch vành, bao gồm:
- Đau tức ngực: Khi bệnh nhân trải qua cơn đau ngực, đặc biệt là khi đau ngực kéo dài hoặc càng trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI mạch vành để đánh giá các bất thường về giải phẫu của mạch vành như hẹp tắc mạch hay bất thường khác liên quan đến bệnh tim mạch.
- Khó thở: Bệnh nhân có triệu chứng khó thở liên quan đến tim mạch như suy tim cũng có thể được đề nghị chụp MRI để xác định tình trạng mạch vành nói riêng và hệ thống tim mạch nói chung.
- Phình mạch vành trong bệnh Kawasaki: Kawasaki là một hội chứng thường ảnh hưởng đến trẻ em. Chụp MRI mạch vành có thể giúp xác định sự mở rộng hay phình to của mạch vành ở trẻ em, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe tim mạch của trẻ.
- Đánh giá trước phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh tim bẩm sinh hoặc trước khi tiến hành phẫu thuật tim, bác sĩ cần kết quả MRI động mạch vành để đánh giá tình trạng cụ thể. Điều này giúp quyết định liệu phẫu thuật có cần thiết hay không hoặc cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình thực hiện phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Chọc hút trứng: Quá trình, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bột bình tinh có tác dụng gì? Cách dùng bột bình tinh
Đối tượng chống chỉ định chụp cộng hưởng từ
Chụp MRI mạch vành là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành. Tuy nhiên, có một số chống chỉ định với phương pháp này:
- Người bệnh mang các thiết bị điện tử như cấy ghép ốc tai, máy chống rung, máy điều hòa nhịp tim, Neurostimulator, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da… Những thiết bị điện tử như máy điều hòa nhịp tim có từ tính mạnh bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh của máy MRI.
- Người mắc bệnh nặng cần có thiết bị hồi sức bên người: Trong những trường hợp bệnh nặng luôn cần có thiết bị hồi sức bên người để hỗ trợ, việc chụp MRI có thể gây gián đoạn trong việc sử dụng và giám sát thiết bị này, gây rủi ro cho tính mạng của bệnh nhân.
- Người bị suy thận, suy gan nặng: Việc tiến hành MRI có thể không an toàn trong trường hợp cần tiêm thuốc đối quang từ vì người bệnh không thể đào thải hết thuốc khỏi cơ thể, gây nguy cơ cho chức năng gan và suy thận nặng hơn.
Quy trình chụp cộng hưởng từ mạch vành
Quy trình chụp cộng hưởng từ được thực hiện nhiều bước. Trong đó, yêu cầu quan trọng là cần sự phối hợp giữa nhân viên y tế, kỹ thuật viên và người bệnh khi có hướng dẫn cụ thể.
Chuẩn bị bệnh nhân
Trước khi tiến hành chụp MRI động mạch vành, bệnh nhân sẽ được giải thích về quy trình, mục tiêu của việc chụp. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ đảm bảo rằng bệnh nhân hiểu rõ quy trình và có thể hợp tác trong suốt quá trình chụp.
Bệnh nhân cần cung cấp giấy yêu cầu chụp của bác sĩ lâm sàng, có chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ nếu cần. Điều này giúp xác định rõ lý do chụp MRI, đảm bảo quy trình được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần kiểm tra xem có chống chỉ định cần lưu ý như cấy ghép ốc tai, dùng máy chống rung, máy điều hòa nhịp tim, Neurostimulator, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da… Nếu có, cần thông báo cho kỹ thuật viên chụp MRI để thực hiện những biện pháp phù hợp.
Trước khi vào phòng chụp MRI, bệnh nhân cần thay quần áo chuyên dụng của phòng chụp cộng hưởng từ. Điều này bao gồm việc tháo bỏ các vật dụng như đồng hồ, trang sức, mọi vật có từ tính.
Chuẩn bị bệnh nhân trước khi chụp MRI động mạch vành là bước làm quan trọng để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hình ảnh chất lượng cao. Bệnh nhân cần được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chuẩn bị trước quá trình chụp MRI.
Tìm hiểu thêm: Chọc hút trứng: Quá trình, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bột bình tinh có tác dụng gì? Cách dùng bột bình tinh
Chăm sóc người bệnh sau khi chụp MRI
Sau khi chụp MRI mạch vành, người bệnh cần được chăm sóc để hồi phục thể trạng, bao gồm:
- Bệnh nhân cần giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng.
- Uống nhiều nước giúp loại bỏ chất đối quang khỏi cơ thể nhanh chóng và giảm nguy cơ tắc nghẽn thận.
- Tuyệt đối không hút thuốc hoặc uống rượu sau khi chụp vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và sức khỏe tổng thể.
- Do tác động của thuốc đối quang và thể trạng sau khi chụp, bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành các loại máy móc lớn trong một thời gian sau chụp.
- Trong 2 ngày sau chụp, bệnh nhân nên hạn chế tập thể dục thể thao quá nặng và không quan hệ tình dục, để tránh tạo áp lực lên cơ tim, mạch vành.
Tìm hiểu thêm: Chọc hút trứng: Quá trình, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bột bình tinh có tác dụng gì? Cách dùng bột bình tinh
Thông qua bài viết trên, KenShin xin gửi tới quý độc giả thông tin về kỹ thuật chụp MRI mạch vành. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về phương pháp này bao gồm cơ chế hoạt động, đối tượng chỉ định và chống chỉ định cũng như lưu ý trong quá trình thực hiện. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết mới của KenShin về nhiều chủ đề đa dạng nhé!