Ngày nay, tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn ngày càng cao và các phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng phổ biến. Do đó, chọc hút trứng cũng diễn ra nhiều hơn. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về quá trình chọc hút trứng, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chọc hút trứng: Quá trình, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý
Chọc hút trứng là kỹ thuật lấy noãn chín ra khỏi buồng trứng dưới hướng dẫn của siêu âm. Chọc hút trứng là quy trình đơn giản, ít xâm lấn và ít đau. Tuy nhiên, mọi thủ thuật được thực hiện trên cơ thể người đều có nguy cơ gây ra biến chứng. Vậy, hãy cùng KenShin tìm hiểu về quá trình chọc hút trứng, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý qua bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về chọc hút trứng
Chọc hút trứng là gì?
Chọc hút trứng hay còn gọi là lấy tế bào trứng qua âm đạo (Transvaginal oocyte retrieval – TVOR) là một kỹ thuật được sử dụng trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhằm lấy trứng đã chín ra khỏi buồng trứng của người phụ nữ, cho phép thụ tinh bên ngoài cơ thể.
Trước khi lấy trứng, người phụ nữ được trải qua quá trình kích thích buồng trứng để làm tăng số lượng và chất lượng nang noãn thu được ở cả hai buồng trứng trong chu kỳ làm IVF.
Tại sao cần chọc hút trứng?
Chọc hút trứng là một trong những quá trình thường quy trong phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF). Ngoài ra, chọc hút trứng còn phục vụ cho nhiều trường hợp khác như hiến trứng, trữ trứng và các công nghệ hỗ trợ sinh sản khác như ICSI.
Chọc hút trứng có an toàn không?
Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ sinh sản ngày càng trở nên phổ biến nên chọc hút trứng cũng được thực hiện rất nhiều. Theo nhiều nghiên cứu, chọc hút trứng có mức độ an toàn khá cao vì ít xâm lấn và trước đó, người phụ nữ đã được làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm để kiểm tra sức khỏe toàn thân.
Tuy nhiên, thủ thuật nào được tiến hành trên cơ thể cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn và biến chứng. Biến chứng điển hình sau chọc hút trứng là hội chứng quá kích buồng trứng.
Quy trình chọc hút trứng diễn ra như thế nào?
Quy trình chọc hút trứng diễn ra theo nhiều bước:
- Bước 1: Bệnh nhân nằm lên bàn khám tư thế phụ khoa.
- Bước 2: Người bệnh được kiểm tra huyết động (huyết áp, nhịp tim, nhịp thở) để gây mê toàn thân bằng đường tĩnh mạch.
- Bước 3: Một đầu dò siêu âm được đưa vào đường âm đạo của người bệnh để kiểm tra tình trạng noãn và khả năng tiếp cận noãn chín.
- Bước 4: Dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo, bác sĩ đưa một cây kim có kích thước 1.6 mm x 300 mm xuyên qua thành âm đạo và vào nang buồng trứng; đầu còn lại được gắn với thiết bị hút. Bước này cần làm cẩn thận để không gây tổn thương các cơ quan và mạch máu lân cận. Thiết bị hút phải duy trì áp lực khoảng -140 mmHg để hút được nang trứng.
Quá trình chọc hút trứng thường kéo dài 10 – 20 phút và thường không gây quá đau hay khó chịu. Sau khi lấy xong, mẫu sẽ được phân tích dưới kính hiển vi để chọn lọc và tiến hành tách tế bào trứng, các tế bào hạt xung quanh tế bào trứng sẽ được loại bỏ.
Người bệnh trong quá trình chọc hút trứng sẽ được dùng thuốc an thần nên không gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình lấy trứng.
Khi nào thì chọc hút trứng?
Chọc hút trứng thường được thực hiện sau quá trình kích thích buồng trứng, trong đó, tế bào trứng đã được kích thích bằng thuốc – có bản chất các hormone sinh dục – để trưởng thành. Khi các nang trứng đã đạt đến một độ phát triển nhất định, việc kích thích sự trưởng thành tế bào noãn hoàng cuối cùng được thực hiện bằng cách sử dụng gonadotropin màng đệm ở người (hCG) qua đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Chọc hút trứng (TVOR) thường được thực hiện khoảng 34 – 36 giờ sau khi tiêm hCG, khi noãn đã trưởng thành hoàn toàn nhưng ngay trước khi nang trứng vỡ gây rụng trứng vào ống dẫn trứng.
Tìm hiểu thêm: 18 tuổi chưa có kinh nguyệt có sao không? Có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
Các biến chứng thường gặp khi chọc hút trứng
Chọc hút trứng qua âm đạo là phương pháp khá đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù có những ưu điểm lớn nhưng kim chọc hút có thể làm tổn thương các cơ quan và cấu trúc vùng chậu lân cận dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:
- Tiêm hCG để kích thích rụng trứng có nguy cơ gây hội chứng quá kích buồng trứng, đặc biệt ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), do buồng trứng đã bị kích thích quá mức trong các chu kì.
- Tổn thương các cơ quan vùng chậu, xuất huyết và nhiễm trùng có thể xảy ra, và tỷ lệ những biến chứng này thường cao hơn ở những phụ nữ gầy có hội chứng buồng trứng đa nang.
- Một số biến chứng như ngừng thở, tụt huyết áp… có thể xảy ra do tác dụng không mong muốn của việc sử dụng thuốc an thần đường tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân
- Các biến chứng khác bao gồm xoắn phần phụ, vỡ u nang nội mạc tử cung…
- Nhiễm trùng có thể xảy ra sau khi chọc hút trứng vì trong âm đạo có rất nhiều vi khuẩn có thể vô tình được đưa vào khoang bụng qua kim chọc hút. Những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng.
- Chảy máu do kim chọc hút đi qua thành âm đạo và vào buồng trứng để lấy trứng. Tuy nhiên, quá trình chọc hút trứng thường chảy ít máu và chỉ có tỷ lệ khoảng 0.1% gây chảy máu nặng nề.
>>>>>Xem thêm: Uống nước lá xoài giảm cân được không?
Những điều cần lưu ý khi chọc hút trứng
- Trước khi chọc hút trứng, người phụ nữ cần tuân thủ sử dụng thuốc của bác sĩ và nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 – 5 ngày trước khi chọc hút trứng.
- Tuy quá trình lấy trứng không gây đau đớn cho người phụ nữ, tuy nhiên, sau khi chọc hút trứng xong, người bệnh không nên lái xe trong 24 giờ và có thể bị đau nhức ở vùng âm đạo.
- Sau khi chọc hút trứng, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước và tránh vận động mạnh để cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Bài viết trên của KenShin đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các bạn đọc về chọc hút trứng: Quy trình, các biến chứng thường gặp và những điều cần lưu ý. Từ đó, giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp này và có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi thực hiện chọc hút trứng.