Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Trường hợp nào nên lấy ráy tai cho bé?

Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không là câu hỏi rất phổ biến của các ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Thực chất, việc lấy ráy tai cho bé nếu không cẩn trọng có thể làm tổn thương màng nhĩ của con, từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng nghe nói sau này của trẻ.

Bạn đang đọc: Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Trường hợp nào nên lấy ráy tai cho bé?

Liệu rằng không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Các chuyên gia cho biết, trong một số trường hợp nhất định bố mẹ nên lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên việc lấy ráy tai không nên thực hiện quá thường xuyên và cần đảm bảo các yếu tố an toàn nhất định trong lúc thực hiện.

Giải đáp: Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không?

Trước khi giải đáp thắc mắc không lấy ráy tai cho trẻ có sao không, bố mẹ cần biết ráy tai là gì và những tác dụng của ráy tai. Ráy tai thực chất được tạo thành từ nhiều tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn được tiết ra từ các tuyến bã nhờn của ống tai ngoài. Tùy vào lượng chất nhờn mà ráy tai có thể ở dạng khô hoặc ướt, màu sắc có thể thay đổi từ vàng, cam hoặc nâu.

Được tạo thành từ các tế bào chết và bã nhờn nên ráy tai được tái tạo liên tục và có vai trò chính là bảo vệ ống tai, bảo vệ màng nhĩ khỏi những xâm nhập từ bên ngoài, giữ ống tai luôn khô thoáng, ngăn không cho nước hoặc các loại côn trùng, vi khuẩn,… xâm nhập sâu hơn vào bên trong ống tai.

Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Trường hợp nào nên lấy ráy tai cho bé?

Ráy tai được hình thành từ tế bào chết, bã nhờn và bụi bẩn từ bên ngoài

Vậy không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Cần dựa trên tác dụng của ráy tai và quy trình tạo nên ráy tai để có thể trả lời được câu hỏi này. Những tế bào chết có trong ống tai sẽ liên tục chết đi và bong tróc ra khỏi bề mặt da, từ đó kết hợp với bụi bẩn và chất nhờn trong ống tại và tạo nên ráy tai. Những yếu tố này khi tích tụ lại đến một mức độ nhất định có thể dần được đẩy ra bên ngoài ống tai do chịu tác động của cơ hàm khi nhai thức ăn.

Chính vì vậy, câu trả lời của bác sĩ về việc không lấy ráy tai cho trẻ có sao không là bố mẹ hoàn toàn không cần quá lo lắng, việc lấy ráy tai cho trẻ nhỏ là không cần thiết vì chúng có thể tự khô lại và tự đẩy ra, rớt ra ngoài trong lúc bé tắm hoặc khi ngủ.

Các chuyên gia cũng giải đáp thêm về việc không lấy ráy tai cho bé có sao không, đó là ngoài việc không cần thiết thì lấy ráy tai cho bé thường xuyên và không đúng cách, lựa chọn dụng cụ chưa thích hợp hoàn toàn có thể khiến ống tai của trẻ bị tổn thương, đẩy phần ráy tai đi sâu vào bên trong ống tai hơn, thậm chí gây trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng ống tai, thủng màng nhĩ ở trẻ.

Trong bất cứ trường hợp nào, nếu chưa trang bị đủ kiến thức và kĩ thuật lấy ráy tai cho trẻ, bố mẹ tuyệt đối không nên tự thực hiện lấy ráy tai cho con tại nhà bằng những dụng cụ dùng cho người lớn như tăm bông ngoáy tai, dụng cụ lấy ráy tai bằng kim loại,… vì có thể dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến thính lực của con sau này.

Khi nào nên lấy ráy tai cho bé?

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Bác sĩ khuyên không nên lấy ráy tai cho bé nhưng trong một số trường hợp, việc lấy ráy tai cho con sẽ giúp tốt cho trẻ hơn, cụ thể như:

  • Khi trẻ bị ù tai, khả năng nghe giảm, đau nhức tai,… do có quá nhiều ráy tai làm bít ống tai.
  • Khi trẻ bị ngứa ngáy khó chịu bên trong lỗ tai do lượng ráy tai tích tụ nhiều nhưng không tự đào thải.
  • Trẻ đang bị viêm tai ngoài hoặc trẻ có sử dụng máy trợ thính.
  • Trẻ sinh non cần được vệ sinh, làm sạch ống tai để tầm soát thính lực, khám tai mũi họng định kỳ.

Trừ những trường hợp nêu trên thì bố mẹ không nên tự ý lấy ráy tai cho con vì nếu không còn ráy tai, ống tai rất dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng,… xâm nhập và dẫn đến nhiều tổn hại nghiêm trọng đến màng nhĩ và thính lực của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Bị lãnh cảm sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Trường hợp nào nên lấy ráy tai cho bé?
Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Bố mẹ không nên tự ý lấy ráy tai cho bé

Cách chăm sóc tai cho trẻ an toàn, hiệu quả

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc không lấy ráy tai cho trẻ có sao không, bác sĩ còn chia sẻ thêm đến các bậc phụ huynh một số lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ tai cho trẻ nhỏ. Để thính lực của trẻ luôn tốt và tai được chăm sóc đúng cách, bạn nên lưu tâm những điều sau:

  • Nếu trẻ không gặp vấn đề nào liên quan đến sức khỏe của tai thì ráy tai khi hình thành, tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ tự bong ra và rơi ra bên ngoài tai trong quá trình bé tắm, bé nằm ngủ hoặc khi đang chơi.
  • Bố mẹ có thể dùng khăn sạch để lau bên ngoài tai cho trẻ, không nên dùng bất cứ vật dụng nào mang tính xâm nhập sâu vào ống tai để lấy ráy tai cho trẻ.
  • Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường ở tai như chảy dịch có màu lạ (màu xanh, vàng hoặc có lẫn máu), bé bị đau nhức tai kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nghe không rõ, ngứa ngáy lỗ tai, quấy khóc, chán ăn, bỏ bú,… tốt nhất nên đưa bé đến chuyên khoa tai mũi họng tại bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị.
  • Khi nghi ngờ bé có biểu hiện lạ, thường xuyên sờ vào tai, gãi tai, nghe kém,… cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý vì trường hợp này rất có thể có dị vật hoặc côn trùng bên trong ống tai của bé.
  • Bố mẹ cần hết sức lưu ý đến các vấn đề về tai ở bé, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện giật tai, bấu vào tai mình,… thì nên theo dõi tiếp biểu hiện của bé và đến gặp bác sĩ khi cần.

Không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Trường hợp nào nên lấy ráy tai cho bé?

>>>>>Xem thêm: Nhân giảm âm Birads 3 là gì? Phân loại và cách điều trị

Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong những trường hợp cần thiết

Tóm lại, không lấy ráy tai cho trẻ có sao không? Câu trả lời là không, việc không lấy ráy tai cho trẻ không những không gây ảnh hưởng mà còn giúp bảo vệ ống tai, màng nhĩ của con nữa đấy. Với các trường hợp bé gặp vấn đề về tai và được chỉ định lấy ráy tai thường xuyên tại nhà, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ quy trình, lưu ý trong lúc ráy tai cho bé để tránh làm tổn thương, trầy xước, chảy máu,… trong quá trình thực hiện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *