Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cách đọc 10 thông số thế nào?

Người bệnh thường được chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu trong trường hợp khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe tổng quát hoặc khi cần chẩn đoán bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này, bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của 10 thông số trong tổng phân tích nước tiểu.

Bạn đang đọc: Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cách đọc 10 thông số thế nào?

Mục đích của xét nghiệm nước tiểu là theo dõi hoặc sàng lọc một số bệnh không chỉ liên quan thận mà còn của cả hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bác sĩ thường cho bạn xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cùng với các xét nghiệm khác mỗi khi khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe định kỳ… Vậy các chỉ số trong phân tích nước tiểu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào?

Tổng phân tích nước tiểu được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường được chỉ định nhằm mục đích:

  • Cần chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng tiết niệu hay bệnh lý đường tiết niệu.
  • Theo dõi điều trị nhiễm trùng tiết niệu, sỏi thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, một số bệnh lý gan thận.
  • Xét nghiệm khám sức khỏe thường quy.

Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cách đọc 10 thông số thế nào?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thường được chỉ định khi đi khám sức khỏe tổng quát

Để thực hiện tổng phân tích nước tiểu, bệnh nhân thường được lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt như người bị hôn mê, trẻ nhỏ, việc lấy nước tiểu được thực hiện qua sonde hay chọc bàng quang trên xương mu. Để tăng độ chính xác cho xét nghiệm, cần lưu ý trước khi lấy mẫu:

  • Không ăn thực phẩm làm biến đổi màu nước tiểu, không hoạt động gắng sức. Phụ nữ trong giai đoạn hành kinh không nên lấy mẫu nước tiểu.
  • Nhân viên y tế cần giải thích rõ với người bệnh yêu cầu xét nghiệm, cách thực hiện và kết quả. Cần hỏi rõ các thuốc mà người bệnh đang sử dụng tránh ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu và kết quả xét nghiệm.

Cách đọc 10 thông số trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm giúp kiểm tra sự xuất hiện, nồng độ của một số chất có trong nước tiểu và phân tích màu sắc của nước tiểu. Dựa vào kết quả do xét nghiệm cung cấp, bác sĩ sẽ sàng lọc và theo dõi những bệnh lý có thể gặp phải ở hệ tiết niệu, bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp, gan,…

Ý nghĩa của 10 thông số trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu như sau:

Glucose (GLU)

Hàm lượng đường có trong nước tiểu được biểu hiện qua chỉ số Glucose. Thông thường chỉ số này ở người khỏe mạnh là bằng 0 hoặc dưới 0,8 mmol/l. Nếu Glucose lớn hơn mức nêu trên, bệnh nhân bị rối loạn dung nạp đường hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nồng độ Glucose cao xảy ra trong trường hợp mắc bệnh ống thận, người bị glucose niệu, viêm tụy, có chức năng hấp thu của thận yếu,…

Ketone (KET)

Chất Ketone được tổng hợp tại gan và thường được chuyển hóa toàn diện, rất hiếm khi xuất hiện trong nước tiểu hoặc chỉ là một lượng nhỏ.

Chỉ số Ketone ở người khỏe mạnh là 0 mmol/L, ở phụ nữ có thai là rất ít hoặc không có (trung bình 2,5 – 5 mg/dl).

Ở một số trường hợp, Ketone bị đọng lại trong huyết tương và bài xuất qua nước tiểu. Khi xét nghiệm phát hiện ra Ketone cho biết thai phụ đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân đang dùng insulin quá liều, cường giáp, thiếu dinh dưỡng, bị ketone niệu,…

Bilirubin (BIL)

Quá trình phân hủy của hemoglobin hồng cầu tại gan hình thành nên Bilirubin rồi sau đó được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nồng độ Bilirubin ở người bình thường sẽ nằm trong giới hạn từ 0,4 – 0,8 mg/dL.

Nếu chỉ số Bilirubin vượt qua mức này, bệnh nhân đang bị viêm gan do virus, xơ gan, sỏi mật, ung thư đầu tụy, vàng da tắc mật, ngộ độc do dùng thuốc.

Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cách đọc 10 thông số thế nào?

Nồng độ Bilirubin ở người bình thường sẽ nằm trong giới hạn từ 0,4 – 0,8 mg/dL

Tỷ trọng nước tiểu (chỉ số SG)

Chỉ số SG cho biết hàm lượng các chất hòa tan trong nước và giới hạn an toàn là từ 1,005 – 1,025. Chỉ số SG giúp đánh giá khả năng cô đặc hay pha loãng của nước tiểu, từ đó kiểm tra độ cân bằng thể dịch của cơ thể.

Chỉ số SG giảm khi bệnh nhân uống thuốc lợi tiểu hay uống quá nhiều nước, những người gặp vấn đề về cô đặc nước tiểu. Chỉ số này cũng cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn, các bệnh về gan, tiểu đường, tiêu chảy hay suy tim sung huyết,…

Độ pH của nước tiểu

Độ pH giúp chẩn đoán các bệnh lý về hệ tiết niệu. Độ pH có thang điểm từ 1 – 14, cân bằng khi nằm ở 6 – 7,5, độ acid cao nhất là ở thang 1, ngược lại độ kiềm cao khi ở thang 14.

Nếu chỉ số độ pH nằm dưới khoảng giới hạn trên, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm trùng hay có triệu chứng bất thường ở chức năng thận.

Chỉ số hồng cầu niệu (BLD)

Chỉ số BLD ở người bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 0,015 – 0,062 mg/dL. Nếu BLD vượt mức này cùng với một số biểu hiện bất thường như chảy máu đường tiểu, thận hay bàng quang, có khả năng bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu, mắc bệnh sỏi thận, cầu thận mạn tính, bướu thận hay xuất huyết bàng quang,…

Protein (PRO)

Hàm lượng protein có trong nước tiểu ở người bình thường là rất ít hoặc không có, với mức an toàn là từ 7,5 – 10 mg/dL (hay 0,075 – 0,1 g/L). Nếu protein có trong nước tiểu với hàm lượng cao thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề về thận, bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc tiểu đường,…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những thông tin bạn cần biết về thoái hóa và hoại tử tế bào

Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cách đọc 10 thông số thế nào?
Hàm lượng protein trong nước tiểu ở người bình thường với khoảng an toàn từ 7,5 – 10 mg/dL

Nitrite (NIT)

Nitrite thường xuất hiện trong nước tiểu khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bàng quang hoặc thận.

Chỉ số này ở người khỏe mạnh sẽ là 0,05 – 0,1 mg/dL. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như bí tiểu, tiểu đau, tiểu ra máu, nóng rát, nước tiểu có mùi,…, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Urobilinogen (UBG)

Chỉ số UBG ở người bình thường nằm trong khoảng từ 0,2 – 1,0 mg/dL. Khi UBG nằm ngoài khoảng giá trị này thì có khả năng bệnh nhân đang mắc một bệnh lý liên quan gan.

Xét nghiệm chỉ số UBG được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân có biểu hiện như ớn lạnh, ăn kém, vàng mắt và da, nước tiểu đậm màu, đau bụng, sưng bụng, hay bị nhầm lẫn và mất phương hướng,…

Bạch cầu (LEU)

Khi cơ thể bị tác nhân gây bệnh tấn công, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra những tế bào bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn. Nồng độ LEU ở mức bình thường là từ 10 – 25 tế bào/μL). Khi LEU có trong nước tiểu cao hơn so với mức trên thì khả năng cao là bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu với những triệu chứng trên lâm sàng như đau lâm râm ở bụng, lưng, hông, nước tiểu có lẫn máu, đục, phát ra mùi hôi, đau rát mỗi khi đi tiểu, tiểu rắt tiểu khó,…

Khi nào xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cách đọc 10 thông số thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tiêm phế cầu khi nào? Có loại vắc xin phế cầu nào dành cho trẻ?

Nồng độ LEU trong nước tiểu cao hơn mức bình thường, có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Cần lưu ý gì trước khi làm tổng phân tích nước tiểu?

Bệnh nhân cần ghi nhớ những điều sau đây khi xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số:

  • Có những loại xét nghiệm yêu cầu bệnh nhân nhịn đói trước khi thực hiện từ 8 – 12 tiếng, nhưng cũng có trường hợp như xét nghiệm pH thì không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, người bệnh tránh dùng các thực phẩm làm thay đổi màu sắc nước tiểu;
  • Nếu phụ nữ đang trong kỳ kinh, hãy đợi qua kỳ kinh rồi mới làm xét nghiệm vì máu kinh lẫn trong nước tiểu làm kết quả sai lệch;
  • Thông báo trước cho bác sĩ những thuốc đang dùng để không làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm;
  • Trước khi lấy mẫu, bệnh nhân vệ sinh vùng kín và rửa tay sạch sẽ;
  • Bệnh nhân bỏ qua nước tiểu đầu và cuối, lấy nước tiểu giữa dòng và chỉ lấy đủ lượng cần thiết để xét nghiệm.

Tóm lại, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp sàng lọc từ đó phát hiện bệnh tiềm ẩn và giúp theo dõi tình trạng bệnh đã và đang điều trị. Ngoài ra, nếu bạn phát hiện nước tiểu có màu sắc bất thường, đi tiểu ít hay quá nhiều… hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *