Viêm xương sọ hay còn được biết đến với tên gọi viêm tủy xương sọ hoặc viêm tủy xương nền sọ, là một bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, nguy cơ gây nhiễm trùng cho hệ thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề phẫu thuật viêm xương sọ, khi nào cần phẫu thuật và quy trình thực hiện ra sao.
Bạn đang đọc: Khi nào cần phẫu thuật viêm xương sọ? Quy trình thực hiện phẫu thuật viêm xương sọ
Bộ xương đầu của chúng ta bao gồm cả xương và sụn, tạo thành cấu trúc khuôn mặt và bao quanh hộp sọ, bên trong chứa não. Chúng ta có thể thấy xương ở phía đỉnh của hộp sọ. Đáy của bộ xương đầu không chỉ tạo ra hốc mắt, nóc mũi và một số xoang mà còn bao gồm nhiều xương xung quanh tai. Nền sọ là một khu vực phức tạp, đặc trưng bởi nhiều khe hở khác nhau, là nơi tập trung tủy sống, mạch máu và dây thần kinh.
Khi xương sọ gặp vấn đề viêm nhiễm, bắt buộc chúng ta cần điều trị viêm xương sọ càng sớm càng tốt. Vậy, khi nào cần phẫu thuật viêm xương sọ và quy trình thực hiện ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của KenShin để hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Contents
Viêm xương sọ là gì?
Viêm xương sọ là một bệnh lý hiếm gặp, có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân, thường xuất phát từ biến chứng của nhiễm trùng các mô lân cận như viêm tai ngoài ác tính, đi kèm với những tình trạng như huyết khối trong xoang tĩnh mạch, viêm màng não, áp xe, xâm lấn động mạch cảnh.
Nguyên nhân của viêm xương sọ có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng ở vùng mũi như viêm xoang bướm hoặc xoang sàng, không liên quan đến viêm tai ngoài.
Bệnh thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt là ở nhóm tuổi trên 65, những người mắc bệnh rối loạn huyết học, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Các triệu chứng của người bị viêm xương sọ có thể bao gồm đau đầu, đau tai, chảy nước tai, suy giảm thính lực và rối loạn chức năng thần kinh sọ.
Bệnh viêm xương sọ được phân thành hai loại chính là điển hình và không điển hình. Cụ thể như sau:
- Viêm xương sọ não điển hình thường xuất hiện sau nhiễm trùng không kiểm soát tại vùng xương thái dương, gặp từ viêm tai ngoài gây ra bởi Pseudomonas aeruginosa ở người mắc bệnh tiểu đường.
- Viêm xương sọ não không điển hình xảy ra khi không có nhiễm trùng rõ ràng ở xương thái dương hoặc ống tai ngoài. Nó có thể phát sinh sau viêm xoang tiến triển, nhiễm trùng mặt sâu hoặc không có nguồn lây nhiễm tại chỗ được biết đến. Loại viêm xương sọ không điển hình chủ yếu tác động đến nền sọ trung tâm và có thể do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nấm.
Khi nào cần thực hiện phẫu thuật viêm xương sọ?
Phẫu thuật viêm xương sọ thường được chỉ định nhằm để loại bỏ những tình trạng bất thường như nhiễm trùng, áp xe, gây ảnh hưởng đến bộ phận não và hệ thần kinh trung ương. Dưới đây là một số chỉ định cho việc phẫu thuật viêm xương sọ:
- Không đạt được hiệu quả từ việc sử dụng kháng sinh chữa bệnh trong một số lần liên tiếp.
- Tình trạng tụ dịch viêm chảy ra ngoài qua các vết thương ở da đầu quá mức và liên tục.
- Mức độ hình thành dịch mủ nhiễm trong vùng xương sọ, tạo thành các ổ áp xe lớn gây áp lực.
- Sự tổn thương của xương sọ kèm theo việc rách màng cứng.
- Xác nhận hình ảnh rõ ràng của viêm xương sọ trên các phim hình.
Các phương pháp phẫu thuật viêm xương sọ phổ biến nhất
Các phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm xương nền sọ có thể thực hiện theo hai hướng chính. Mặc dù phương pháp phổ biến là sử dụng kỹ thuật nội soi, tuy nhiên phẫu thuật mở cũng là một lựa chọn có thể được áp dụng, tùy thuộc vào loại tăng trưởng cần loại bỏ và vị trí của nó.
Hai phương pháp phẫu thuật viêm xương sọ là:
- Nội soi hoặc phẫu thuật xương sọ xâm lấn tối thiểu: Phương pháp này thường không yêu cầu vết mổ lớn. Bác sĩ phẫu thuật có thể tạo một lỗ nhỏ bên trong mũi để thực hiện phẫu thuật thông qua một ống sáng mỏng được gọi là nội soi. Sử dụng hình ảnh từ MRI, một loại chụp nền sọ bằng nam châm và máy tính, chuyên gia X-quang có thể hỗ trợ trong quá trình loại bỏ khối u để đảm bảo rằng không còn khối u nào còn lại.
- Phẫu thuật xương sọ truyền thống hoặc mổ mở: Phương pháp này có thể đòi hỏi các vết rạch trên vùng mặt và trong hộp sọ. Các phần của xương có thể cần được cắt bỏ để tạo ra tiếp cận và loại bỏ tăng trưởng bất thường. Kính hiển vi thường được sử dụng trong quá trình phẫu thuật để hỗ trợ quá trình này.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm có phát hiện viêm vùng chậu không?
Quy trình thực hiện phẫu thuật viêm xương sọ
Quy trình thực hiện phẫu thuật viêm xương sọ bao gồm các bước chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Bước 1: Tiến hành quá trình chuẩn bị trước phẫu thuật, bao gồm kiểm tra y tế và chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân. Gây mê toàn thân cho bệnh nhân và đặt nội khí quản.
- Bước 2: Thực hiện sát khuẩn vùng cần phẫu thuật viêm xương sọ bằng nước muối sinh lý, cồn và betadine.
- Bước 3: Xử lý vết thương, trước tiên sẽ sát khuẩn kỹ và chải toan vải. Ở phần ngoài màng cứng thì bác sĩ phẫu thuật thực hiện vệ sinh từ ngoài vào trong, gắp dị vật để lấy dịch mủ, xử lý xương bị viêm và kiểm soát máu mép da. Thực hiện quá trình gặm rộng xương sọ để thuận tiện từ 1,5 đến 2cm, sử dụng nước muối sinh lý kết hợp với oxy già để rửa. Nếu màng cứng bị rách thì cần tạo hình màng cứng. Khâu treo màng cứng và đặt một ống dẫn lưu ngoài màng cứng. Sau đó lấy dịch mủ để tiến hành xét nghiệm cấy vi khuẩn.
- Bước 4: Đóng vết mổ bằng 2 lớp hoặc 1 lớp nếu nhiễm trùng nặng và có dẫn lưu.
>>>>>Xem thêm: Khi siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Chế độ theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau khi trải qua phẫu thuật viêm xương sọ thì đội ngũ y bác sĩ sẽ tiếp tục chăm sóc bệnh nhân một cách tỉ mỉ. Mục tiêu chính của họ là giúp bệnh nhân hồi phục và trở lại các hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo rằng không có sự tái phát bệnh, nhiều người có thể được yêu cầu thực hiện các cuộc chụp ảnh lặp lại.
Vì phẫu thuật này có thể gây ra căng thẳng lớn nên sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình là rất quan trọng. Ngoài ra, nhóm điều trị cũng có thể cung cấp hỗ trợ tinh thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cả người bệnh cùng gia đình.
Như vậy, KenShin vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin chi tiết về vấn đề phẫu thuật viêm xương sọ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm kiến thức để biết được khi nào cần phẫu thuật viêm xương sọ và quy trình thực hiện ra sao. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!