Sâu lông gây ngứa dễ bắt gặp ở nhiều môi trường. Khi bị sâu lông ngứa phải làm sao là thắc mắc nhiều người đặt ra. Bài viết sẽ thông tin đến bạn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Khi bị sâu lông ngứa phải làm sao? Cách trị sâu lông ngứa tại nhà
Sâu lông rất dễ gặp ở những nơi nhiều cây cối. Bản thân những loại sâu này đều chứa chất độc nhất định và chúng có thể gây ngứa, đau nhức khi tiếp xúc. Vậy khi bị sâu lông ngứa phải làm sao? Chúng có gây nguy hiểm không? Tất cả sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây để bạn biết cách chủ động hơn khi bản thân gặp trường hợp này.
Contents
Dị ứng sâu lông gây ngứa và điều nên biết
Sâu bướm, sâu róm là những loại sâu có lông gây ngứa dễ bắt gặp. Các loại sâu nói chung thường có độc tố trong lông và thường có màu sắc đa dạng. Khi ta chạm vào, lông chích có thể gây ra viêm da tiếp xúc. Cụ thể như xuất hiện mề đay, mẩn ngứa, phù nề tại vị trí tiếp xúc. Ngoài ra nếu lông sâu bay vào mắt có thể dễ bị viêm kết mạc, nếu hít phải lông sâu thì có thể gây ra viêm phế quản, lên cơn hen suyễn.
Trước khi tìm hiểu khi bị sâu lông ngứa phải làm sao ta cùng tìm hiểu qua mức độ tổn thương mà chúng gây ra:
- Viêm da: Lúc này cơ thể sẽ bị ngứa da, có thể nổi mề đay và các mụn nhọt đỏ ửng lên. Các nốt mụn này sẽ xuất hiện trong vòng 2 – 3 giờ trong nhiều ngày. Nếu chứng viêm da trở nên nặng hơn thì có thể làm nhức đầu, sốt, hạ huyết áp. Bên cạnh đó sau khi cơn ngứa đi qua thì rất có thể vẫn bị nổi các lằn đỏ và gây nhức ở nhiều mức độ khác nhau.
- Các phản ứng khác: Như đã đề cập, lông sâu nếu bay qua mắt, miệng, mũi thì có thể gây viêm kết mạc ở mắt, nổi mẩn đỏ ở môi, lưỡi, sưng đau, ngứa xung quanh miệng.
Khi bị sâu lông ngứa phải làm sao?
Khi chạm vào sâu lông thì ta sẽ có hành động gãi mạnh. Tuy nhiên động tác này sẽ vô tình làm lông và gai đâm sâu vào trong da. Và việc cào gãi mạnh này sẽ tạo điều kiện để các chất độc của sâu thâm nhập vào da, làm nặng các tổn thương trên da. Vậy nên bạn cần làm gì khi mắc phải tình trạng này?
- Loại bỏ lông sâu bằng que, kẹp, nhíp, tuyệt đối không dùng tay.
- Dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu lông để đảm bảo lấy sạch lông còn lại.
- Rửa sạch nhẹ nhàng với nước và xà phòng.
- Có thể giảm đau và sưng bằng cách đắp lạnh, uống thuốc giảm đau.
Tìm hiểu thêm: Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có bị sốt không?
Ngoài ra nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm thì phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Lúc này bác sĩ có thể khuyến khích bạn dùng nước muối sinh lý để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, giảm các triệu chứng. Tuỳ mức độ bị ngứa hay đau nhức trên da thì bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc bôi ngoài hay dùng qua đường uống.
Ngoài cách xử lý trên, bạn có thể ứng dụng các phương pháp điều trị tại nhà lành tính như sau:
- Giảm ngứa bằng lá bạc hà: Lá bạc hà được ưu tiên sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về da. Bạn có thể lấy một nắm lá bạc hà tươi rửa thật sạch rồi giã nát, lọc lấy nước rồi bôi lên vùng da bị sâu tác động.
- Giảm ngứa bằng lá húng quế và mật ong: Sự kết hợp của hai nguyên liệu này sẽ tăng khả năng sát trùng, điều trị dị ứng hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá húng quế cùng một ít mật ong, giã nát húng quế và trộn đều với mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi chúng lên vùng da bị tổn thương.
Các bài thuốc trị ngứa ngoài da từ thiên nhiên
Sau khi giải đáp thắc mắc khi bị sâu lông ngứa phải làm sao, ta cùng tìm hiểu các bài thuốc trị ngứa cho da được nhiều người tin tưởng. Các biện pháp dưới đây không chỉ ứng dụng cho người bị sâu lông mà có thể giảm ngứa cho hầu hết các bệnh ngoài da:
Bài thuốc từ cây đinh lăng
Cây đinh lăng là nguyên liệu được sử dụng trong Đông Y, có vị hơi đắng, nhạt, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Trong loại cây này có các chất như Vitamin B, flavonoid, glucoside, methionin, lysin, tanin tốt cho sức khỏe con người. Dùng cây đinh lăng chế biến thành thuốc điều trị sưng tấy, mụn nhọt, giảm ngứa rất lành tính. Có thể sắc lá đinh lăng cùng nước để uống hoặc ăn trực tiếp.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Bài thuốc từ lá cây đơn đỏ
Cây đơn đỏ có tính mát, vị đắng có công dụng giải độc, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi niệu và giảm đau hiệu quả. Trong y học cổ truyền, lá cây đơn đỏ thường là nguyên liệu trong các bài thuốc trị mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt, tiêu chảy, đại tiện ra máu. Có thể dùng phần bã sau khi giã nhuyễn lá cây đơn đỏ để đắp lên vùng da ngứa hoặc sắc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc từ trái mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là nguyên liệu để tạo ra nhiều món ăn ngon của người Việt. Trong Đông Y, trái mướp đắng có vị đắng, tính lạnh giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu trừ mụn nhọt, bồi bổ gan, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, đái tháo đường. Đặc biệt với trẻ nhỏ, mướp đắng có thể chữa được chứng rôm sảy. Bạn có thể sử dụng mướp đắng để nấu canh ăn hằng ngày hoặc cho vào máy xay nhuyễn để pha cùng nước ấm tắm.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc khi bị sâu lông ngứa phải làm sao. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về triệu chứng trên cũng như có cho mình những giải pháp để giảm ngứa.