Khám cảm giác thần kinh là gì? Các cách khám cảm giác thần kinh

Khám cảm giác thần kinh là phương pháp khám cần thực hiện thận trọng, tỉ mỉ đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của bác sĩ. Các kết quả của khám cảm giác thần kinh có ý nghĩa trong chẩn đoán định vị trí tổn thương thần kinh.

Bạn đang đọc: Khám cảm giác thần kinh là gì? Các cách khám cảm giác thần kinh

Con người có thể tiếp nhận được những thông tin từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể nhờ hệ thống cảm giác. Việc khám cảm giác thần kinh sẽ giúp xác định được vị trí và kiểu tổn thương.

Khám cảm giác thần kinh là gì?

Khám cảm giác thần kinh là phương pháp được chỉ định thực hiện trong các trường hợp cần xác định xem bệnh nhân có bị rối loạn cảm giác hay không, vị trí và kiểu rối loạn cảm giác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị tích cực và hiệu quả nhất.

Nguyên tắc khám cảm giác

Khám cảm giác thần kinh mặc dù kỹ thuật có vẻ đơn giản nhưng nó phải được thực hiện cẩn thận với sự hợp tác tối ưu của bệnh nhân để đạt được kết quả đáng tin cậy.

Khám cảm giác thần kinh là gì? Các cách khám cảm giác thần kinh

Bệnh nhân cần nhắm mắt trong quá trình khám cảm giác thần kinh

Nhận thức cảm giác thần kinh chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố chủ quan nên khi khám cảm giác cần thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

  • Phải cẩn thận giải thích với bệnh nhân những gì họ cần làm và đảm bảo rằng việc khám sẽ không gây đau đớn;
  • Bệnh nhân cần được ở trong môi trường xung quanh thoải mái, giữ tinh thần tỉnh táo, phối hợp tốt với bác sĩ;
  • Để bệnh nhân nhắm mắt trong quá trình khám;
  • Không khám khi bệnh nhân mệt mỏi do khó có được kết quả chính xác, có thể chia thành nhiều đợt khám nếu cần thiết;
  • Khám cảm giác theo 2 chiều;
  • Khi khám cần tránh đưa ra các câu hỏi ám thị câu trả lời cho bệnh nhân mà nên đưa những câu hỏi cụ thể về cảm giác để người bệnh diễn đạt đầy đủ, chính xác cảm nhận của mình;
  • Các vùng có cảm giác bất thường phải được phát hiện phải và ghi lại một cách tỉ mỉ;
  • Khám đối xứng để so sánh sự thay đổi cảm giác, đối chiếu vị trí tổn thương giữa 2 bên cơ thể và theo dõi diễn biến của bệnh để rút ra kết luận.

Các cách khám cảm giác thần kinh

Con người có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài và bên trong cơ thể nhờ hệ thống cảm giác. Thông thường, người ta phân chia các cảm giác thành cảm giác nông và cảm giác sâu.

Khám cảm giác nông

Khám cảm giác nông bao gồm cảm giác xúc giác, cảm giác đau và nhiệt độ:

Cảm giác xúc giác

Bác sĩ sẽ chạm nhẹ vào các vùng mặt, thân và tứ chi của người khám bằng một miếng bông, một mảnh giấy nhỏ hoặc có thể bằng đầu ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải với mức độ giống nhau. Phải cẩn thận khi chạm nhẹ vì những kích thích mạnh hơn có thể kích hoạt các thụ thể áp lực sâu bên cạnh các thụ thể xúc giác bề ngoài.

Tìm hiểu thêm: Vì sao nên tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết?

Khám cảm giác thần kinh là gì? Các cách khám cảm giác thần kinh
Bác sĩ sẽ chạm nhẹ vào vùng mặt khi khám cảm giác nông

Khi nhắm mắt lại, bệnh nhân nên được yêu cầu trả lời về cảm giác của họ về cường độ, tính chất và vị trí kích thích. Cần cẩn thận không áp dụng các kích thích một cách nhịp nhàng, nếu không bệnh nhân có thể đoán trước được các kích thích hoặc có thể bị ru ngủ.

Khi có rối loạn cảm giác, người bệnh thường trả lời không đúng các câu hỏi được đưa ra, thậm chí là không nhận biết được cảm giác.

Cảm giác đau

Các kích thích gây đau đớn được áp dụng dễ dàng nhất bằng cách sử dụng đầu nhọn của một cây kim không quá sắc châm nhẹ vào da bệnh nhân để gây đau. Trong khi bác sĩ châm kim lên các vùng da khác nhau giữa hai bên cơ thể, bệnh nhân sẽ được hỏi có cảm nhận thấy đau nhói không.

Từ đó, các bác sĩ sẽ phát hiện được các biểu hiện bất thường về cảm nhận đau của bệnh nhân. Việc khám cảm giác đau có thể phân biệt được tình trạng tăng cảm giác với loạn cảm giác.

Cảm giác nhiệt độ

Thông thường da có thể phân biệt rõ được sự chênh lệch nhiệt độ 5 độ C so với nhiệt độ cơ thể. Khi khám cảm giác thần kinh, bác sĩ dùng 2 ống nghiệm, 1 ống đựng nước ấm 40 độ C và 1 ống đựng nước mát 20 độ C.

Sau đó, lần lượt đặt các ống nghiệm lên các vùng da khác nhau cần khám. Tuy nhiên, có sự khác biệt khi khám cảm giác nhiệt độ đối với tùy từng người và tùy từng vùng cơ thể. Bác sĩ sẽ so sánh về khả năng nhận biết cảm giác nóng – lạnh giữa các vùng da khác nhau và giữa 2 bên cơ thể để xác định bệnh.

Khám cảm giác sâu

Cảm giác sâu bao gồm cảm giác tư thế vị trí chung và cảm giác rung:

Cảm giác tư thế vị trí chung

Khám cảm giác tư thế chung được thực hiện thông qua 3 phương pháp:

  • Nghiệm pháp xác định tư thế trong không gian: Người bệnh sẽ được yêu cầu nhắm mắt, tay chân thả lỏng, lúc này bác sĩ sẽ di chuyển nhẹ nhàng từng đoạn chi, đặt ở nhiều tư thế khác nhau. Sau đó bệnh nhân trả lời xem đoạn chi đó đã được di chuyển theo hướng nào. Ngoài ra, khám cảm giác tư thế vị trí còn được thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, đặt 1 ngón tay của họ ở vị trí nào đó, sau đó sẽ yêu cầu người bệnh để ngón tay tương tự ở bàn tay còn lại theo đúng vị trí của bàn tay kia.
  • Nghiệm pháp Rosenberg: Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân đứng bằng gót chân và nhắm mắt lại. Nếu cảm giác về vị trí bị suy giảm, bệnh nhân sẽ lắc lư nặng hoặc ngã. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu não sẽ lắc lư khi mở hoặc nhắm mắt.
  • Nghiệm pháp ngón tay trỏ – gót chân: Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa, mắt nhắm, bác sĩ sẽ yêu cầu họ dùng ngón tay trỏ chỉ vào gót chân, giữ nguyên tư thế. Thông thường, người khỏe mạnh có thể duy trì được tư thế này nhưng với người mắc bệnh rối loạn cảm giác thì ngón tay trỏ thường chỉ lệch ra khỏi gót chân.

Khám cảm giác thần kinh là gì? Các cách khám cảm giác thần kinh

>>>>>Xem thêm: Lợi ích và rủi ro của phẫu thuật thay van tim

Khám cảm giác tư thế vị trí chung sẽ di chuyển đến từng đoạn chi của người bệnh

Cảm giác rung

Bác sĩ sử dụng âm thoa có tần số 128 Hz hoặc 256 Hz để khám nhằm mang lại sự phân biệt rõ ràng hơn giữa tình trạng bình thường và bất thường. Bác sĩ gõ nhẹ nhánh âm thoa vào lòng bàn tay để âm thoa rung, áp gốc âm thoa vào các đầu xương lần lượt từ ngọn chi tới gốc chi.

Sau đó, quan sát đầu 2 nhánh âm thoa có chia vạch đến khi bệnh nhân không nhận biết được cảm giác rung nữa. Xác định vạch tương ứng tại thời điểm đó, cần so sánh cảm giác rung với người bình thường và giữa 2 bên cơ thể.

Đánh giá kết quả khám cảm giác thần kinh

Dựa vào kết quả khám cảm giác, bệnh nhân sẽ được xác định là bình thường hay rối loạn trong đó có 4 loại rối loạn thường gặp bao gồm:

  • Tăng cảm giác: Bệnh nhân tăng cảm giác đau quá mức và khi khám được xác định là tăng cảm giác. Rối loạn này là biểu hiện quá trình tổn thương rễ thần kinh do tổn thương ngoại biên hoặc do tổn thương trung ương.
  • Giảm và mất cảm giác: Đây là biểu hiện tổn thương thần kinh do các bệnh cấp tính hay mạn tính ở tủy như viêm màng nhện tủy, viêm tủy cấp,… có thể rối loạn một phần hay toàn bộ cảm giác.
  • Phân ly: Đây là biểu hiện tổn thương các loại cảm giác không đồng đều, hay chỉ rối loạn một loại cảm giác còn loại khác bình thường.
  • Dị cảm: Người bệnh có cảm giác chủ quan bất thường, khó chịu, khó mô tả.

Để khám cảm giác thần kinh cho kết quả chính xác, người bệnh nên tuân thủ chính xác các nguyên tắc và hướng dẫn của bác sĩ. Từ đó, xác định được phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *