Áp xe ruột thừa là một biến chứng của viêm ruột thừa cấp tính. Vậy áp xe ruột thừa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng áp xe ở ruột thừa là gì? Cách điều trị áp xe ruột thừa ra sao?
Bạn đang đọc: Áp xe ruột thừa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm ruột thừa nhưng không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến vỡ ruột thừa và hình thành áp xe ruột thừa. Đây là một tình trạng nguy hiểm mà bất cứ ai trong chúng ta cũng nên biết rõ triệu chứng để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu áp xe ruột thừa là gì? Cách điều trị áp xe ruột thừa như thế nào?
Contents
Áp xe ruột thừa là bệnh gì?
Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dài, hẹp, dạng túi cùng dính vào manh tràng. Nó nằm ở bên phải, ở vùng bụng dưới, giữa ruột non và ruột già. Ruột thừa có chức năng chưa được xác định, tuy nhiên nó vẫn là một phần hiện hữu trong hệ tiêu hóa của con người. Tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở ruột thừa vẫn thường được biết đến với tên gọi quen thuộc là viêm ruột thừa cấp tính. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa có thể do sỏi phân, ký sinh trùng, mảnh thức ăn, quá sản thành ruột thừa…
Áp xe ở ruột thừa là một biến chứng của viêm ruột thừa cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, ổ áp xe vỡ có thể khiến bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đây là lý do mỗi chúng ta đều nên biết cách nhận biết dấu hiệu của áp xe ở ruột thừa.
Dấu hiệu nhận biết áp xe ruột thừa
Người bệnh khi có các triệu chứng sau có thể nghi ngờ bị áp xe ở ruột thừa và nên khi khám sớm:
- Cảm giác đau bụng hố chậu phải, cảm giác đau có xu hướng gia tăng, đau liên tục và thường không theo cơn. Khi tình trạng viêm nhiễm phát triển, triệu chứng đau sẽ tăng lên.
- Người bệnh không muốn ăn, cảm thấy buồn nôn, nôn ói sau khi ăn.
- Người bệnh sốt nhẹ, có thể từ 38 đến 38,5 độ.
- Chân tay lạnh và run.
- Người bệnh có triệu chứng đầy hơi trực tràng hoặc tiêu chảy.
- Một số triệu chứng không điển hình cũng được ghi nhận ở người bị áp xe ở ruột thừa như mệt mỏi, ớn lạnh, suy nhược cơ thể.
Khi bị đau bụng liên tục và mức độ đau tăng lên, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để siêu âm ruột thừa và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu ổ áp xe đã phát triển lớn, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được qua siêu âm. Nếu chẩn đoán hình ảnh chưa thể kết luận chính xác áp xe ruột thừa, các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm và kỹ thuật thăm khám cần thiết khác.
Điều trị áp xe ruột thừa như thế nào?
Với bệnh nhân bị áp xe ở ruột thừa, các bác sĩ sẽ chỉ định bằng thuốc kết hợp dẫn lưu dịch mủ và mổ nội soi. Cụ thể, cách điều trị áp xe ruột thừa là:
Điều trị bằng kháng sinh khi áp xe nhẹ
Nếu ổ áp xe mới hình thành, kích thước nhỏ, tình trạng viêm tấy diễn ra ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không bị sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và kháng sinh Metronidazole. Sau khi điều trị bằng kháng sinh, nếu bệnh nhân hết sốt, các chỉ số tim mạch trở về trạng thái bình thường có nghĩa là ổ áp xe đang giảm viêm nhiễm. Tiếp theo, người bệnh sẽ được siêu âm và xét nghiệm chỉ số bạch cần để biết ổ áp xe đã thu nhỏ kích thước dưới 30mm hay chưa. Từ đó, bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị tại nhà và hướng dẫn chăm sóc hợp lý.
Phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe
Điều trị bằng thuốc chỉ là một phương pháp mang tính chất tạm thời. Nếu không được phẫu thuật, áp xe ruột thừa vẫn có thể phát triển và gây biến chứng phức tạp. Vì vậy, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Đặc biệt, phẫu thuật cần thực hiện ngay trong trường hợp ổ áp xe lớn, có nguy cơ vỡ. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được áp dụng chủ yếu là phẫu thuật nội soi.
Phẫu thuật nội soi ổ áp xe ở ruột thừa nhằm mục đích chọc hút, dẫn lưu mủ. Ban đầu, dịch mủ sẽ tạm thời không chảy ra nhưng nếu ổ áp xe vỡ, dịch mủ chảy ra ổ bụng gây nguy hiểm. Bệnh nhân cần được làm sạch ổ bụng, cắt ruột thừa kết hợp điều trị bằng kháng sinh phổ rộng. Thậm chí kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 6 – 8 tuần để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng, tránh đe dọa tính mạng người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1
Mổ nội soi ruột thừa chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đã từng mổ bụng nhiều lần trước đó, đám quánh ruột thừa, bệnh nhân bị mắc các bệnh tim mạch, lao phổi, mạch vành…
Chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân áp xe ruột thừa
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ áp xe ở ruột thừa, người bệnh cần được chăm sóc bằng một chế độ đặc biệt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cụ thể là:
- Để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi, người bệnh không nên ăn uống trong 24 giờ sau phẫu thuật cắt áp xe. Sau đó, người bệnh có thể uống sữa, ăn đồ ăn dạng lỏng rồi chuyển sang đồ ăn đặc dần.
- Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Trong khoảng 1 tuần đầu sau phẫu thuật nội soi và khoảng 2 tuần sau mổ hở để loại bỏ áp xe, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh và làm việc nặng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên nằm quá lâu một chỗ. Khi thấy có thể đứng được, người bệnh nên tập đi lại nhẹ nhàng.
- Nếu cảm thấy đau bụng khi ho có thể chèn 1 chiếc gối lên bụng rồi ấn nhẹ vào bụng trước khi ho.
- Khi cơ thể phục hồi dần, người bệnh sẽ có thể cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để sức khỏe dần trở về trạng thái ban đầu. Người bệnh nên ưu tiên cho việc nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần thoải mái.
>>>>>Xem thêm: Sốt xuất huyết lần 2 có nặng hơn lần đầu không?
Áp xe ruột thừa có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và ổ áp xe vỡ trong ổ bụng. Chúng ta không có cách nào để phòng ngừa tuyệt đối viêm ruột thừa cũng như áp xe ruột thừa. Tuy nhiên, một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, khi có bất kỳ dấu hiệu đau bụng liên tục và mức độ nghiêm trọng tăng lên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.