Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?

Viêm âm đạo và viêm niệu đạo là các bệnh rất hay gặp ở phụ nữ. Các triệu chứng của bệnh cũng dễ nhầm lẫn với nhau. Vậy bạn hãy theo dõi bài viết của KenShin để phân biệt viêm âm đạo và viêm niệu đạo nhé.

Bạn đang đọc: Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?

Các bệnh lý phụ khoa hay gặp ở phụ nữ nhiều nhất là viêm âm đạo và viêm niệu đạo. Vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo có thể đi ngược dòng gây ra viêm niệu đạo. Vậy làm sao phân biệt được viêm âm đạo và viêm niệu đạo khác nhau như thế nào? Có cách nào để phòng tránh không?

Thế nào là viêm âm đạo?

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo bởi các tác nhân như: Vi khuẩn, vi rút, nấm, lậu cầu,… Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn ở âm đạo gây ra sự phát triển của các vi khuẩn có hại cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo. Ở những phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có nguy cơ cao bị viêm âm đạo hơn bình thường.

Viêm âm đạo gây ra ngứa ngáy, đau rát, khí hư nhiều, có khi có mùi hôi ở âm hộ. Bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, hầu hết phụ nữ đều mắc bệnh ít nhất một lần trong đời, hay gặp nhất ở những phụ nữ đã từng quan hệ hoặc đã có gia đình.

Nếu không được điều trị thì viêm âm đạo có thể gây ra các biến chứng như: Viêm tử cung, viêm vòi trứng, vô sinh, ung thư cổ tử cung. Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm âm đạo bao gồm:

  • Vệ sinh âm đạo chưa đúng cách. Trong đó bao gồm việc vệ sinh không sạch sẽ nhất là những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc vệ sinh bằng cách thụt rửa sâu trong âm đạo, vệ sinh bằng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, làm các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố gây viêm âm đạo. Các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ có thể kể đến là tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Ở những người từng thực hiện các thủ thuật tác động vào vùng âm đạo như: Nạo phá thai, các thủ thuật khác mà dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Đời sống tình dục không lành mạnh: Điều này không chỉ gây viêm âm đạo mà còn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV, viêm gan,…

Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?

Viêm âm đạo và viêm niệu đạo đều có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ

Viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu bởi các tác nhân như: Vi khuẩn, vi rút,… Viêm niệu đạo là bệnh gặp ở cả nam và nữ, trong đó nữ giới dễ mắc bệnh hơn do niệu đạo ngắn hơn.

Các tác nhân gây viêm niệu đạo như lậu, Chlamydia ở nữ giới có thể gây ra viêm vùng chậu, gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Ở nam giới thì ngoài viêm niệu đạo, còn có thể bị viêm tinh hoàn, nhiễm trùng mào tinh hoàn,… Viêm niệu đạo không chỉ gây khó chịu khi đi tiểu mà còn ảnh hưởng đến việc xuất tinh ở nam giới, chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh viêm niệu đạo:

  • Lối sống sinh hoạt tình dục không lành mạnh: Không chỉ là viêm niệu đạo mà các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng sẽ có cơ hội tấn công mạnh mẽ.
  • Thường xuyên nhịn tiểu
  • Uống ít nước làm tăng cơ hội cho vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, cũng như sử dụng các dụng cụ y tế không vệ sinh để làm các thủ thuật có liên quan.

Phân biệt viêm âm đạo và viêm niệu đạo?

Để phân biệt viêm âm đạo và viêm niệu đạo có thể dựa vào các triệu chứng như sau:

Viêm âm đạo

Các triệu chứng của viêm âm đạo bao gồm:

  • Khí hư có màu sắc bất thường: Bình thường khí hư có màu trắng trong nhưng khi bị viêm âm đạo thì có màu vàng hoặc vàng xanh hoặc trắng đục bám trên âm đạo.
  • Âm đạo có mùi hôi hoặc tanh, đôi khi có kèm theo mủ.
  • Ngứa ngáy âm đạo hoặc có cảm giác nóng rát âm đạo.
  • Trong thăm khám sâu âm đạo có thể sẽ thấy các mảng trắng đục bám trên niêm mạc âm đạo. Bề mặt niêm mạc đỏ, dễ tổn thương, đôi khi có xuất huyết.
  • Có thể xuất hiện mụn nước ở khu vực âm đạo.

Viêm niệu đạo

Các triệu chứng viêm niệu đạo bao gồm:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu. Nước tiểu có màu đục đôi khi kèm mủ.
  • Dịch tiết âm đạo nhiều, nhớt và loãng có thể kèm cảm giác ngứa ngáy.
  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ, có dịch mủ.
  • Đau ngang lưng và đau khi quan hệ.
  • Trường hợp bệnh chuyển thành viêm đường tiết niệu có thể sẽ kèm theo sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,…

Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?

Viêm niệu đạo có thể gây ra đau bụng dưới, đau ngang lưng

Chẩn đoán và điều trị

Khi thấy các triệu chứng bất thường khi đi tiểu hoặc cảm giác khó chịu ở âm đạo, người bệnh mới đi khám bệnh. Bác sĩ thường sẽ hỏi các triệu chứng lâm sàng hiện có, thăm khám trên lâm sàng, sau đó sẽ cho tiến hành làm một số xét nghiệm chẩn đoán:

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh như: Lậu, Chlamydia,…
  • Soi dịch âm đạo.
  • Xét nghiệm máu thường để loại trừ các bệnh lây qua đường tình dục khác như: Viêm gan B, HIV/AIDS.

Các kết quả này thường có sau khoảng 1 – 2 giờ.

Tìm hiểu thêm: Chứng dễ bị kích động: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp xử lý phù hợp

Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?
Xét nghiệm soi dịch âm đạo để tìm tác nhân gây bệnh

Các phương pháp phòng tránh bệnh viêm âm đạo và viêm niệu đạo

Phương pháp chính để điều trị viêm âm đạo và viêm niệu đạo là điều trị nội khoa. Các thuốc được bác sĩ kê đơn là các loại kháng sinh, kháng nấm hoặc kháng vi rút. Điều lưu ý là phải dùng thuốc đúng chỉ định và tuân thủ dùng thuốc để tránh đề kháng.

Bên cạnh đó có các phương pháp để phòng tránh bệnh viêm âm đạo và viêm niệu đạo xảy ra như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Dung dịch vệ sinh cũng nên chọn loại dịu nhẹ để tránh tiêu diệt các lợi khuẩn ở âm đạo, làm mất cân bằng hệ vi sinh âm đạo.
  • Thay đồ lót mỗi ngày: Quần lót nên được giặt sạch và phơi dưới nắng mặt trời. Không nên mặc quần lót ẩm ướt vì đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Nên sử dụng các biện pháp phòng tránh để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Uống nhiều nước đảm bảo cung cấp đủ 2 lít mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin, hạn chế đồ ăn cay nóng.
  • Nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng.

Khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đạo là gì? Phòng tránh bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm da quanh miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Sinh hoạt tình dục lành mạnh để tránh mắc bệnh viêm âm đạo và viêm niệu đạo

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được sự khác biệt giữa viêm âm đạo và viêm niệu đao là gì? Phòng tránh như thế nào? Tuy 2 bệnh này không giống ở vị trí khởi phát nhưng lại có một số ít điểm chung về triệu chứng. Chị em nên đi khám ngay nếu nhận thấy bất kỳ sự bất thường nào về âm đạo như: Ngứa ngáy, khí hư có màu bất thường, tiểu buốt,… Bởi vì các biến chứng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *