Khi được chẩn đoán mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White, nhiều người bệnh khá hoang mang không biết liệu có chữa khỏi được không. Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này.
Bạn đang đọc: Hội Chứng Wolff-Parkinson-White có chữa khỏi được không?
Hội chứng Wolff-Parkinson-White là căn bệnh liên quan đến rối loạn nhịp tim. Người bệnh thường chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những cơn đau rất khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này và giải pháp nào giúp cải thiện hội chứng này hiệu quả? Liệu có chữa khỏi hội chứng này được không? KenShin sẽ cung cấp các thông tin chi tiết lý giải những băn khoăn trên.
Contents
Hội Chứng Wolff-Parkinson-White là gì?
Hội chứng Wolff-Parkinson-White còn được gọi là hội chứng WPW hay hội chứng tiền kích thích, chỉ một loại rối loạn nhịp tim khá phổ biến. Phần lớn người bệnh không gặp phải quá nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng một số trường hợp do ảnh hưởng của bệnh nền, hệ miễn dịch bị suy giảm nên khi mắc hội chứng này rất dễ dẫn đến đột tử. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là những cơn rối loạn nhịp tim, do xuất hiện thêm một đường điện phụ bất thường trong tim, dẫn đến thời gian của nhịp tim tăng lên.
Cơ chế hình thành hội chứng này như sau: Bình thường, nhịp đập của tim sẽ được tạo ra nhờ các xung động điện thế phát ra từ nút xoang nhĩ. Xung điện này đi theo hướng từ trên xuống dưới, sau ra trước, phải sang trái, từ tâm nhĩ xuống tâm thất và kích thích cơ tim co bóp.
Khi xung động này không đi theo thứ tự như trên mà đi đường tắt tạo thành một đường dẫn phụ xuống tâm thất, làm cho nhịp tim đập nhanh hơn so với bình thường gây rối loạn nhịp đập. Ước tính trong khoảng 10 – 30% người mắc hội chứng này đều gặp triệu chứng rung tâm nhĩ.
Nguyên nhân gây hội chứng Wolff-Parkinson-White
Vậy nguyên nhân dẫn đến hội chứng Wolff-Parkinson-White này là do đâu? Theo các nghiên cứu y khoa, hội chứng này được cho là hệ quả của việc bất thường về gen hoặc có thể liên quan đến một số loại bệnh tim bẩm sinh như Ebstein. Đối với bất thường về gen thường xảy ra đột biến gen PRKAG2, đột biến này hình thành một loại protein được kích hoạt bằng AMP tham gia vào cấu trúc của enzyme kinase. Enzyme này có vai trò cảm nhận và đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phát triển hoàn thiện của tim trước khi sinh.
Tuy nhiên, hiện đây vẫn chỉ dừng lại ở giả thuyết chứ chưa có nghiên cứu chứng minh, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao xung điện phụ lại hình thành tạo ra lối tắt. Theo thống kê, nhóm đối tượng thường gặp nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Việc lý giải tại sao phổ biến ở nhóm đối tượng này vẫn là một ẩn số.
Dấu hiệu nhận biết hội Chứng Wolff-Parkinson-White
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết hội chứng Wolff-Parkinson-White được các bác sĩ chỉ ra:
- Tim đập nhanh không theo quy luật, người bệnh thường đột nhiên hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực hoặc bị ngất đi, nhất là khi gắng sức, uống bia rượu hoặc dùng các chất kích thích. Sau đó, tim sẽ đập chậm dần hoặc thậm chí dừng đột ngột.
- Ở trẻ em thường có hiện tượng bỏ ăn, khó thở, quấy khóc, tím tái do thiếu oxy và dấu hiệu mỏm tim đập nhanh dưới ngực trái.
- Khi thực hiện điện tâm đồ sẽ thấy các khoảng PQ ngắn dưới mức bình thường (PQ 0,12 giây, sóng T âm tính. Đôi khi sẽ thấy nhịp nhanh, rung nhĩ, cuồng động nhĩ.
Theo bác sĩ, các dấu hiệu trên đây không xuất hiện ở tất cả trường hợp bệnh nhân. Thời gian và tần suất của các nhịp tim ở mỗi bệnh nhân khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng. Một số bệnh nhân trải qua cơn loạn nhịp hàng ngày, một số khác thậm chí vài năm mới xảy ra một lần.
Khi hội chứng này ở thể ẩn thì cơ thể người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào và thường chỉ biết được khi thực hiện điện tâm đồ vì một lý do khác. Ngoài ra, hội chứng này xuất hiện không xác định và xảy ra ngẫu nhiên nên đôi khi chúng ta tập thể dục, uống bia rượu hay caffeine cũng kích thích tim đập nhanh. Do đó, rất khó để nhận biết nếu không thăm khám định kỳ.
Tìm hiểu thêm: Adacel vaccine: Giải pháp phòng ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà
Hội Chứng Wolff-Parkinson-White có chữa khỏi được không?
Nhiều người băn khoăn liệu hội chứng Wolff-Parkinson-White có chữa khỏi được không? Các bác sĩ khẳng định hội chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát được và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe nếu được phát hiện, điều trị kịp thời. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có tiên lượng tốt. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì không ít trường hợp mắc hội chứng này đã bị tụt huyết áp nghiêm trọng dẫn đến đột tử, nhẹ hơn có thể bị suy tim hay ngất xỉu thường xuyên.
Vậy giải pháp điều trị nào đang được áp dụng hiện nay? Bệnh nhân thường được theo dõi các cơn loạn nhịp tim bằng điện tâm đồ, xác định rõ vị trí của đường dẫn xung điện phụ bằng phương pháp đưa đầu dò vào buồng tim. Trong quá trình chẩn đoán bệnh bằng điện tâm đồ, nếu bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì không cần phải điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thăm khám sức khỏe định kỳ và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp biểu hiện như đau tức ngực, khó thở,…
Trường hợp người bệnh gặp các triệu chứng thường xuyên, mục tiêu điều trị là làm chậm nhịp tim nhanh khi nó xuất hiện, xử lý tụt huyết áp và ngăn không cho rối loạn nhịp tim xảy ra. Đồng thời để ngăn ngừa tái phát, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp như phế vị, dùng thuốc chống rối loạn nhịp đập, sốc điện nếu xảy ra hiện tượng rung thất, đốt đường dẫn phụ bằng cách dùng sóng radio. Ngoài ra, các trường hợp đặc biệt hơn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện can thiệp phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng kim lấy máu đo đường huyết Lancet Carefine BL-28G
Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Wolff-Parkinson-White, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như lý giải băn khoăn hội chứng này có chữa khỏi được không. Triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác, do đó tốt nhất khi có những biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám kịp thời để phát hiện, điều trị sớm nhé!