Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối

Lợi ích của tập vật lý trị liệu khớp gối đúng cách là hỗ trợ giảm đau, khôi phục khả năng vận động, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường. Đồng thời, các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ tái phát những bệnh lý về khớp gối sau này.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối

Khớp gối là khớp lớn nhất và là một trong những khớp quan trọng nhất trên cơ thể. Đây bộ phận rất linh hoạt, gắn liền với cử động của đôi chân. Nhưng cũng vì vai trò quan trọng đó nên khớp gối cũng chịu nhiều tác động của quá trình thoái hóa cũng như gặp các chấn thương từ bên ngoài. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề thường gặp ở khớp gối cũng như các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối hiệu quả.

Các bệnh lý thường gặp ở khớp gối

Khớp gối là bộ phận thường gặp các vấn đề sau:

Thoái hóa khớp gối

Đây là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp, các biến đổi xuất hiện ở bề mặt sụn khớp, sau đó chuyển sang bề mặt khớp, tạo thành các gai xương và cuối cùng dẫn tới biến dạng khớp.

Thoái hóa gây đau quanh khớp gối, ban đầu đau nhẹ hoặc khi đi lại nhiều, lên xuống cầu thang mới đau. Càng về sau, do tràn dịch khớp, khớp gối có thể bị sưng, cơn đau tái phát, có biểu hiện bị cứng khớp. Do đó, tập vật lý trị liệu cứng khớp gối là cần thiết.

Viêm khớp gối

Viêm khớp khiến xương sụn bị mòn, dần dần xù xì và thô ráp. Sự gia tăng ma sát ở xương làm giảm khả năng hấp thụ các chấn động tại sụn khớp, gây đau đớn và vận động khó khăn. Người bệnh thường gặp cơn đau đầu gối vào buổi sáng sớm, kèm theo đau cứng khớp gối.

Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối

Viêm khớp khiến xương sụn bị mòn, dần dần xù xì và thô ráp

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý tự miễn, gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở sụn khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Tình trạng này gây cứng khớp, đau, về lâu dài còn làm biến dạng khớp và dính khớp.

Bệnh gút

Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến lượng axit uric tăng lên ở trong máu và khớp xương, gây chèn ép dây thần kinh. Bệnh gút xảy ra phổ biến ở các khớp ngón tay và khớp chân, có thể tác động ngược lên đầu gối.

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối bao gồm trật khớp, bong gân, gãy xương, viêm bao hoạt dịch gối, tổn thương còn xảy ra ở dây chằng, sụn chêm.

Các phương pháp vật lý trị liệu cho khớp gối phổ biến

Để tập vật lý trị liệu cho khớp gối, có các phương pháp sau:

  • Dùng sóng siêu âm: Bằng cách thâm nhập vào sâu bên trong khớp gối, sóng siêu âm giúp kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giảm viêm khớp, giảm mức độ đau và tần suất của những cơn đau khớp gối.
  • Dùng máy gập duỗi tự động: Thiết bị này có tác dụng hỗ trợ các khớp gối vận động liên tục, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối.
  • Dùng điện xung: Điện xung làm vùng cơ quanh gối rung lên, từ đó giúp giảm đau, giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi của khớp.
  • Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối: Được dùng để điều trị tổn thương khớp gối.

Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối

Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối được dùng để điều trị tổn thương khớp gối

Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối có mục đích:

  • Tăng sức mạnh cho cơ đùi, duy trì khả năng vận động của khớp gối, cần thiết cho quá trình phục hồi của những người mới phẫu thuật khớp gối.
  • Đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho cơ thể của những người bị tổn thương khớp gối do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc bị chấn thương nhưng chưa cần phẫu thuật khớp gối.

Sau đây là những bài tập có thể thực hiện tại nhà giúp giảm đau và tăng sự dẻo dai cho khớp gối:

Bài tập nâng chân thẳng

Tác dụng: Khởi động và tăng sức mạnh cho đùi trước.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa;
  • Co một chân, đặt bàn chân của chân kia bằng phẳng trên sàn;
  • Giữ chân kia thẳng, từ từ nâng lên cao rồi hạ xuống;
  • Lặp lại bài tập này 10 – 15 lần, thực hiện tương tự với chân còn lại.

Bài tập nâng bắp chân

Lưu ý: Cần sự hỗ trợ của một chiếc hộp hoặc ghế hoặc dùng bậc cầu thang ở nhà.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng đối diện với bậc thang.
  • Lần lượt bước chân lên bậc thang;
  • Lần lượt bước chân xuống bậc thang;
  • Thực hiện bài tập này khoảng 10 lần, sau đó dần tăng cường độ lên.

Bài tập nâng chân một bên

Tác dụng: Giúp cải thiện tầm vận động cho khớp.

Tìm hiểu thêm: Viêm da bàn tay và những điều bạn cần biết

Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối
Bài tập nâng chân một bên giúp cải thiện tầm vận động cho khớp

Cách thực hiện:

  • Nằm nghiêng trên sàn, duỗi hai chân thẳng;
  • Nâng một chân lên, tạo thành 1 góc khoảng 60 độ;
  • Hạ chân xuống từ từ, sau đó lại nâng chân lên;
  • Lặp lại bài tập này khoảng 5 – 10 lần rồi đổi bên.

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Tác dụng: Cải thiện vùng cơ đùi sau đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, để một chân trước, một chân sau như đang bước đi;
  • Hai tay vịn ghế, nhìn thẳng;
  • Khuỵu gối chân trước nhưng chân sau giữ thẳng;
  • Giữ yên tư thế này khoảng 15 – 20 giây, sau đó lặp lại bài tập từ 2 – 5 lần trước khi đổi chân.

Bài tập căng gân gót

Tác dụng: Giảm đau đầu gối, thả lỏng cơ bắp.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, mặt hướng về phía tường;
  • Bước về phía trước một bước, hơi chùng đầu gối, chân còn lại để ở phía sau, giữ thẳng chân, các ngón chân quay vào trong;
  • Giữ hai bàn chân phẳng, hông di chuyển về phía trước, hướng về phía tường;
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây;
  • Trở lại vị trí lúc đầu, thư giãn;
  • Lặp lại bài tập 4 lần với mỗi chân là 1 hiệp. Mỗi buổi tập 3 hiệp.

Bài tập kéo giãn cơ tứ đầu đùi

Tác dụng: Giảm đau đầu gối nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, nắm lưng ghế hoặc đặt tay lên tường để giữ thăng bằng;
  • Gập đầu gối của một chân về phía sau;
  • Dùng tay giữ mắt cá chân của chân đó, kéo từ từ về phía mông;
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây;
  • Hạ chân xuống, thư giãn;
  • Lặp lại bài tập này 2 – 3 lần cho mỗi chân.

Bài tập tăng cường sức mạnh (squat)

Tác dụng: Cải thiện khả năng vận động của cơ đùi và sức khỏe của khớp gối.

Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối

>>>>>Xem thêm: Sự khác biệt giữa viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày

Bài tập squat giúp cải thiện khả năng vận động của cơ đùi và sức khỏe của khớp gối

Cách thực hiện:

  • Hai chân đặt song song, rộng bằng vai, dần khuỵu đầu gối xuống, hai tay đưa thẳng về phía trước;
  • Lưng hơi ngả về phía trước, đầu gối song song với mặt đất;
  • Giữ tư thế trên trong khoảng 5 – 10 giây. Lặp lại các động tác trên từ 5 – 10 lần.

Lưu ý khi tập vật lý trị liệu khớp gối

Bạn cần lưu ý những điều sau trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối:

  • Khi mới tập, bạn nên thực hiện cùng các chuyên viên vật lý trị liệu để tập đúng động tác, tư thế, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất;
  • Duy trì mức độ và tần suất của các bài tập từ thấp đến cao;
  • Không nên tập dồn cùng một lúc, nên chia các bài tập thành 2 – 3 lần/ngày;
  • Nếu sau khi tập, người bệnh bị đau ngày một tăng lên hoặc xuất hiện dấu hiệu sưng khớp gối thì cần phải giảm thời gian tập xuống;
  • Nếu các bài tập vật lý trị liệu khiến bạn khó chịu, đau nhức, cần gặp bác sĩ ngay;
  • Lựa chọn nơi tập vật lý trị liệu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn và trang thiết bị để sớm hồi phục sức khỏe.

Tóm lại, các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối mang lại nhiều lợi ích như giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp, khôi phục chức năng vận động và ngăn ngừa những chấn thương. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị, bạn cần kiên trì tập luyện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *