Hỏi đáp: Đã từng đau mắt đỏ có bị lại không?

Đau mắt đỏ là lây nhiễm phổ biến có thể bùng phát thành dịch. Rất nhiều người cho rằng đã từng bị đau mắt đỏ cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Vậy đau mắt đỏ có bị lại không?

Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Đã từng đau mắt đỏ có bị lại không?

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc do virus, vi khuẩn là bệnh dễ lây lan với đường lây nhiễm chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mắt, mũi, miệng của người bị đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát theo mùa, nhất là trong thời tiết có độ ẩm cao và thời điểm giao mùa hè sang thu. Bởi đây là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ sinh sôi, phát triển.

Bên cạnh những hiểu lầm rằng đau mắt đỏ và viêm kết mạc là 2 bệnh lý khác nhau, nhiều người cũng chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Trong đó, đau mắt đỏ có bị lại không là thắc mắc phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc mắt bị viêm. Bất cứ ai cũng có thể bị đau mắt đỏ, nhất là trẻ em và những người có đề kháng kém. Bệnh thường khởi phát đột ngột ở một mắt rồi lan dần sang mắt còn lại với triệu chứng đặc trưng là mắt bị đỏ, sưng, chảy nhiều nước mắt, đổ ghèn nhiều khiến mắt khó mở sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, người bị đau mắt đỏ thường cảm giác cộm mắt, đau, sợ ánh sáng, thị lực bị ảnh hưởng. Ngoài ra đau mắt đỏ còn có thể gây ra giả mạc, hạt nhỏ trong mắt, nhú gai…

Hỏi đáp: Đã từng đau mắt đỏ có bị lại không?

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc có khả năng lây lan thành dịch

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là do siêu vi gây ra. Bệnh đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn rất dễ lây lan trong cộng đồng qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp, quan hệ vợ chồng,… và có khả năng bùng thành dịch. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng có thể xảy ra do cơ thể dị ứng, hoặc do một số tác động từ bên ngoài như mỹ phẩm, hóa chất, bụi bẩn,…

Đau mắt đỏ có bị lại không? Vì sao?

Đau mắt đỏ có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Tuy nhiên phần lớn đau mắt đỏ đều có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu chăm sóc đúng cách mà không cần can thiệp. Việc điều trị thường nhằm mục đích rút ngắn thời gian, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Vậy sau khi đã khỏi đau mắt đỏ có bị lại không? Người đã từng bị đau mắt đỏ do virus hoàn toàn có thể bị lại, thậm chí bị nhiều lần trong một năm. Bới kháng thể do lần bị trước thường chỉ duy trì khả năng bảo vệ trong khoảng 2 và chỉ miễn dịch với một loại virus nhất định. Trong khi đó, đau mắt đỏ có thể do nhiều loại virus, vi khuẩn khác nhau gây ra. Hơn nữa, những tác động từ bên ngoài cũng có thể gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Chính vì thế, nếu tiếp xúc với nguồn bệnh khi cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh thì việc tái nhiễm đau mắt đỏ là hoàn toàn dễ hiểu.

Nguyên tắc 4 không người bệnh bị đau mắt đỏ cần tuân thủ

Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc “4 không” dưới đây để kiểm soát đau mắt đỏ và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.

Không sử dụng kháng sinh bừa bãi

Việc tự ý mua kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc uống khi chưa xác định được nguyên nhân gây đau mắt đỏ là rất nguy hiểm. Với các bệnh lý ở mắt, việc sử dụng thuốc kháng sinh đường uống thường cho hiệu quả không cao.

Tìm hiểu thêm: Top 5 cách phòng chống bệnh Whitmore theo khuyến cáo từ Bộ Y tế

Hỏi đáp: Đã từng đau mắt đỏ có bị lại không?
Hầu hết trường hợp đau mắt đỏ không cần dùng kháng sinh

Đáng lo ngại, một số người cứ thấy đau mắt đỏ là tự ý mua kháng sinh chứa corticoid về sử dụng. Hành động này không mang lại hiệu quả mà còn khiến tổn thương ở kết mạc nặng hơn, dẫn đến khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Không sử dụng chung khăn mặt

Đây chính là một trong những yếu tố quyết định việc đau mắt đỏ có bị lại không. Để giảm nguy cơ tái nhiễm đau mắt đỏ và phòng lây nhiễm cho người xung quanh khi đang bị bệnh, bạn tuyệt đối không sử dụng chung khăn mặt với người khác. Đặc biệt, ngay cả khi không có dịch, bạn cũng nên dùng riêng khăn, chậu rửa mặt, gối. Đồng thời giặt sạch bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng và hạn chế đưa tay dụi mắt.

Không dùng thuốc theo đơn của người khác

Mua và sử dụng thuốc theo đơn của người khác có triệu chứng bệnh tương tự là tình trạng phổ biến ở nước ta hiện nay. Mỗi phác đồ điều trị bằng thuốc đều được bác sĩ kê đơn dựa theo tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Hơn nữa, khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người là khác nhau, vì thế việc dùng chung đơn thuốc có thể gây hại nhiều hơn lợi.

Hỏi đáp: Đã từng đau mắt đỏ có bị lại không?

>>>>>Xem thêm: Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng bé trai 5 tuổi

Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phác đồ phù hợp, tránh dùng lại đơn thuốc của người khác

Không ngừng thuốc giữa chừng

Để điều trị dứt điểm đau mắt đỏ hay viêm kết mạc, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Không chủ quan tự ý ngừng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm. Bởi mắt hết đỏ không có nghĩa kết mạc đã hết viêm và khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, người bệnh nên tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra mắt và đánh giá hiệu quả điều trị.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi đau mắt đỏ có bị lại không. Hy vọng những nội dung trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con đường lây nhiễm đau mắt đỏ và chủ động hơn trong việc phòng tránh đau mắt đỏ tái phát.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *