Hội chứng sợ thuốc mới (Neopharmaphobia) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng sợ thuốc mới là một trong những hội chứng sợ hãi kỳ lạ của con người. Đọc ngay để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, giúp bạn vượt qua nỗi lo lớn này.

Bạn đang đọc: Hội chứng sợ thuốc mới (Neopharmaphobia) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng sợ thuốc mới hay còn được gọi là Neopharmaphobia, là hội chứng khiến người mắc bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi đối với việc sử dụng các loại thuốc mới. Người mắc hội chứng này không những gặp khó khăn trong việc sử dụng thuốc mới mà còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc mới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng Neopharmaphobia.

Nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng sợ thuốc mới

Không có nguyên nhân chính xác nào gây ra hội chứng Neopharmaphobia. Neopharmaphobia có thể hình thành do một số yếu tố tác động như:

  • Trải nghiệm tiêu cực trước đây: Những trải nghiệm tiêu cực khi sử dụng thuốc trong quá khứ như tác dụng phụ không mong muốn hoặc trải qua điều trị không hiệu quả,… Các trải nghiệm này có thể gây ra những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng và căng thẳng khi sử dụng thuốc mới.
  • Thiếu thông tin/kiến thức: Thông tin không đầy đủ, đôi khi là thông tin đáng sợ về tác dụng phụ của thuốc có thể tạo ra sự lo sợ, dẫn đến hội chứng sợ thuốc mới.
  • Di truyền và môi trường: Di truyền và môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ nếu ai đó có tiền sử gia đình mắc bệnh tâm thần, đặc biệt là rối loạn lo âu hoặc ám ảnh cụ thể, thì họ có thể có nguy cơ mắc Neopharmaphobia cao hơn. Điều này có thể là do họ có khuynh hướng di truyền phát triển bệnh tâm thần nói chung.

Hội chứng sợ thuốc mới (Neopharmaphobia) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sợ thuốc mới

Các triệu chứng của Neopharmaphobia

Hội chứng sợ thuốc mới được xem là một loại rối loạn lo âu, tùy theo mức độ nghiêm trọng của người mắc bệnh mà họ có thể có các triệu chứng khác nhau. Triệu chứng của hội chứng này không chỉ xuất hiện khi họ tiếp xúc với các loại thuốc mới, mà chúng có thể xuất hiện khi họ nghĩ tới nó. Các triệu chứng của chứng sợ thuốc mới có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng về thể chất, tâm lý và hành vi.

Triệu chứng về thể chất:

  • Run sợ, đổ mồ hôi;
  • Nhịp tim tăng nhanh;
  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Đau hoặc tức ngực;
  • Nóng bừng hoặc ớn lạnh;
  • Tức ngực/đau ngực, khó thở.

Triệu chứng về tâm lý:

  • Lo lắng và sợ hãi;
  • Sợ mất kiểm soát;
  • Tức giận, khó chịu, thay đổi tâm trạng;
  • Sợ bị tổn hại hoặc bệnh tật;
  • Lú lẫn, khó tập trung.

Triệu chứng về hành vi:

  • Tránh xa thuốc mới hoặc các tình huống liên quan đến thuốc;
  • Từ chối sử dụng hoặc thử các loại thuốc mới;
  • Thể hiện sự khó chịu hoặc sự phản đối mạnh mẽ trước việc sử dụng thuốc mới;
  • Tìm cách tránh hoặc né tránh các cuộc trò chuyện hoặc thông tin về thuốc mới.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm viêm tụy cấp quan trọng như thế nào?

Hội chứng sợ thuốc mới (Neopharmaphobia) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Các triệu chứng của Neopharmaphobia có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau

Phương pháp điều trị hội chứng sợ thuốc mới

Hội chứng sợ thuốc mới chưa xác định nguyên nhân chính xác, vì thế cũng không có biện pháp điều trị cụ thể cho hội chứng này. Tuy nhiên, người mắc Neopharmaphobia có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau để cải thiện. Một số phương pháp thường được áp dụng là liệu pháp trò chuyện, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), sử dụng thuốc và một số phương pháp khác.

Liệu pháp trò chuyện

Liệu pháp trò chuyện tương tự như tư vấn, trị liệu, trị liệu tâm lý, điều trị bằng giọng nói. Liệu pháp trò chuyện được đánh giá cao về hiệu quả, không tác động đến thể chất, người mắc bệnh sẽ trò chuyện với một chuyên gia để điều trị nỗi sợ về nỗi sợ thuốc mới. Có nhiều phương pháp trị liệu nói chuyện khác nhau nhưng mục đích chung là:

  • Giúp người mắc bệnh nhận ra những điều tiêu cực trong cách họ suy nghĩ hoặc hành động và tìm cách thay đổi chúng (nếu muốn).
  • Giúp họ giải quyết những cảm xúc phức tạp hoặc tìm cách sống chung với chúng.
  • Giúp họ hiểu mọi thứ và hiểu bản thân mình hơn.
  • Cho họ thời gian và địa điểm an toàn để nói chuyện với người không phán xét họ.

Hội chứng sợ thuốc mới (Neopharmaphobia) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

>>>>>Xem thêm: Huyết thanh uốn ván là gì? Những ai nên dùng huyết thanh uốn ván

Áp dụng liệu pháp trò chuyện để điều trị hội chứng sợ thuốc mới

Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)

Các phương pháp điều trị CBT dựa trên khái niệm rằng những gì chúng ta suy nghĩ và nhận thức sẽ liên tục ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Một số trải nghiệm tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến nhận thức thực tế của một người. Liệu pháp hành vi nhận thức nhằm mục đích xác định xem chúng có phải là sự mô tả chính xác về thực tế hay không và nếu không, hãy sử dụng các biện pháp phù hợp để đối mặt và vượt qua chúng.

Ví dụ: Đối với người mắc hội chứng Neopharmaphobia, thông qua phương pháp liệu pháp hành vi nhận thức, họ có thể xác định xem nỗi sợ hãi và lo lắng gặp phải từ các loại thuốc mới có phải là sự mô tả chính xác về thực tế hay không. Và nếu không thì tìm cách thay đổi điều đó.

Thuốc

Các liệu pháp điều trị thường được khuyến khích áp dụng để vượt qua hội chứng sợ thuốc mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc được xem là giải pháp ngắn hạn để điều trị các ảnh hưởng từ nỗi ám ảnh như lo âu, trầm cảm,… Và tất nhiên, các loại thuốc này đều phải được kê đơn và sử dụng theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Hội chứng sợ thuốc mới gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của người mắc hội chứng này. Hiểu rõ nguyên nhân và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp là cách giúp bạn vượt qua chứng sợ thuốc mới. Nếu mắc hội chứng Neopharmaphobia, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để có một cuộc sống khỏe mạnh và không lo lắng về sự xuất hiện của những loại thuốc mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *