Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cô cậu học trò mè nheo, khóc nhè khi phải quay trở lại trường học sau những ngày tháng vui chơi thỏa thích. Tưởng chừng đây chỉ là những cảm xúc bộc phát nhất thời nhưng rất có thể lại là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia). Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về hội chứng này.
Bạn đang đọc: Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) liệu có nguy hiểm?
Những cảm giác lo lắng, bồn chồn, sợ hãi ở trẻ thường sẽ xuất hiện nhiều vào thời gian phải đi học lại sau kỳ nghỉ dài hoặc chuyển tiếp giữa các cấp tạo ra không ít rắc rối cho các bậc phụ huynh. Các bậc phụ huynh thường cho rằng việc trẻ nhỏ không muốn đi học là một điều hết sức bình thường, đứa trẻ nào khi bước vào giai đoạn này đều sẽ có những biểu hiện như vậy. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia). Hội chứng sợ đi học nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại khá phổ biến, phụ huynh cần trang bị đầy đủ các kiến thức để tránh nhầm lẫn hội chứng này với các vấn đề tâm lý khác.
Contents
Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) là gì?
Bạn không còn quá xa lạ với hình ảnh những trẻ ở độ tuổi đi học hay cả sinh viên thường tìm cách từ chối đến trường, trốn học hay giả bệnh để nghỉ học,… Tuy nhiên, đây chỉ là những hành động bình thường do trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú, không thích hay lười với việc đi học.
Hội chứng sợ đi học có tên khoa học là Scolionophobia hoặc Didaskaleinophobia, đây là một dạng rối loạn tâm lý, trẻ luôn sợ hãi, lo lắng thậm chí ám ảnh quá mức về việc đến trường. Việc đi học hay thậm chí là suy nghĩ về việc phải đến trường đã đủ khiến trẻ sợ hãi, kích hoạt cảm giác hoảng loạn, lo lắng. Tuy nhiên nếu bé được ở nhà thì các trạng thái của con hoàn toàn bình thường, con vui vẻ trở lại, có thể làm bài và hiểu bài dễ dàng tại nhà trong khi ở lớp con luôn được đánh giá là có học lực kém.
Hội chứng này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực tế đây hoàn toàn là một căn bệnh có thật và đang xuất hiện ở nhiều học sinh hiện nay. Chủ yếu gặp ở trẻ từ 4 – 6 tuổi, bởi đây là thời điểm các bé phải rời xa ngôi nhà của mình trong một khoảng thời gian và bắt đầu phải thích nghi với môi trường mới với nhiều điều lạ lẫm. Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, đây là trạng thái hoàn toàn thật của các bé mắc hội chứng sợ đi học, lúc này bố mẹ nên đưa con đến gặp những chuyên gia tâm lý để có thể thăm khám và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.
Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ đi học
Triệu chứng điển hình nhất của trẻ mắc hội chứng Didaskaleinophobia chính là con luôn lặp đi lặp lại việc không muốn đến trường và làm mọi cách để phụ huynh cho nghỉ học ở nhà. Càng ngày mức độ hành vi trốn tránh đi học của con càng tăng lên, thậm chí trẻ còn không kiểm soát được nỗi sợ của mình, hoảng loạn, khóc lóc, bám víu ba mẹ bằng mọi cách, cho dù ba mẹ có la mắng hay cưỡng ép thế nào trẻ cũng không muốn đến trường.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc hội chứng sợ đi học:
- Luôn lặp đi lặp lại việc không muốn đi học cho dù trước đó trẻ đã từng là người thích đi học, thích đến trường. Cảm thấy sợ hãi khi phải đến trường kể cả trong suy nghĩ. Nỗi sợ kéo dài dai dẳng đi kèm cảm giác lo lắng, hoảng loạn, bất an cùng nhiều suy nghĩ tiêu cực.
- Luôn trong trạng thái căng thẳng khi phải nghe đến những từ như “đi học”, “đến trường”, “lớp học”, “cô giáo”… có thể đi kèm với các triệu chứng như nhịp thở nhanh, đổ mồ hôi, mặt đỏ, run rẩy, choáng váng, khó thở,… và hạn chế đề cập đến trường học trong các cuộc trò chuyện. Một số trẻ có thể căng thẳng đến mức nôn ói hay ngất xỉu trước khi đi học.
- Có xu hướng né tránh việc đến trường, cảm thấy cơ thể bị ốm hoặc tự nhiên ốm không rõ nguyên nhân trước khi đi học, cố gắng kéo dài thời gian trước khi đến trường giảm thời gian đến trường hay giả ốm để không phải đến trường.
- Trẻ có thể khóc lóc cả đêm hôm trước vì biết rằng ngày mai sẽ phải đến trường, thậm chí có thể gặp ác mộng, la hét, hoảng loạn giữa đêm vì mơ thấy phải đi học.
- Một số trẻ có các hành vi cực đoan, tự gây tổn thương đến cơ thể, giấu sách vở, thậm chí tự gây ngộ độc bằng cách ăn các loại thực phẩm độc hại với mục đích là để không cần phải đi học.
- Trẻ mắc hội chứng sợ đi học có thể mắc kèm với một số hội chứng khác như hội chứng sợ bị bỏ rơi, hội chứng sợ bóng tối,…
Tìm hiểu thêm: Thuốc lào có hại không? Cai thuốc lào sao cho hiệu quả?
Tinh thần tiêu cực khi ở trên lớp nên trẻ thường không thể tập trung vào bài học, lơ đãng, căng thẳng dẫn đến kết quả học tập kém. Hoạt động học tập ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và tư duy của trẻ nhỏ. Bố mẹ cần quan tâm, chú ý từng hành động của bé để phát hiện sớm con mắc hội chứng sợ đi học và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đi học
Tương tự hầu hết các hội chứng sợ khác, vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể gây ra ra hội chứng sợ đi học, và theo ý kiến của các chuyên gia nguyên nhân của hội chứng Didaskaleinophobia là do sự tương tác của nhiều yếu tố gây ra. Dưới đây là một số yếu tố có thể gây ra hội chứng sợ đi học:
Rối loạn lo âu chia ly
Đối tượng dễ mắc chứng rối loạn lo âu chia ly là những đứa trẻ từ 4 – 6 tuổi. Bé thường có cảm giác sợ hãi, thậm chí ám ảnh về việc phải chia ly với bố mẹ và những người thân thiết. Nếu đi học thì đồng nghĩa bé phải xa cha mẹ, gia đình, dẫn đến hình thành hội chứng sợ đi học.
Gia đình thiếu sự quan tâm
Đặc điểm chung của hầu hết các đứa trẻ nhỏ đó là muốn được bố mẹ hoặc những người thân quen quan tâm, chú ý và chơi chung. Nếu gia đình thiếu sự quan tâm và chăm sóc chu đáo, trẻ sẽ bị ám ảnh về việc bị bỏ rơi, cô đơn một mình. Từ đó theo thời gian có thể sẽ hình thành nỗi sợ khi đến trường vì luôn có cảm giác bất an.
Biến cố trong gia đình
Những biến cố trong xảy ra trong gia đình như người thân qua đời đột ngột, bố mẹ ly hôn, chuyển môi trường sống,… có thể gây ra những ảnh hưởng xấu trong tâm lý của những đứa trẻ. Tuổi đời còn nhỏ, chưa có kỹ năng thích ứng với những thay đổi đột ngột nên có thể hình thành những nỗi sợ, sự lo lắng quá mức, không tương xứng với tình huống (mà trong trường hợp này là nỗi sợ đến trường).
Điều kiện sinh sống thấp
Các chuyên gia nhận thấy, trẻ mắc hội chứng sợ đi học thường sống trong điều kiện không thuận lợi như bạo lực gia đình, vô gia cư, cuộc sống không ổn định, thu nhập thấp,… Những yếu tố này tạo cho trẻ cảm giác không an toàn khi đến môi trường mới.
Trẻ bị rối loạn học tập
Theo một số nghiên cứu, trẻ đã hoặc đang mắc chứng rối loạn học tập có nguy cơ phát triển hội chứng sợ đi học cao hơn so với những đứa trẻ bình thường. Bởi vì các rối loạn học tập như chứng khó đọc, chứng khó học toán,… khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, bị nhận sự chê trách từ giáo viên, bạn bè.
Các tai nạn ở trường học
Trong trường hợp trẻ đã từng chứng kiến hoặc trải qua một hoặc nhiều tai nạn kinh khủng xảy ra ở trường như hỏa hoạn, té ngã gây chấn thương,… có thể hình thành nên nỗi sợ hãi, lo lắng quá mức khi đến trường.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng tái cực sớm ở tim: Nguyên nhân gây đột tử cần cảnh giác
Những phương pháp điều trị hội chứng sợ đi học
Tương tự các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác, hội chứng sợ đi học cũng có thể được điều trị dứt điểm bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc, chế độ chăm sóc và các kỹ thuật thư giãn cũng góp phần kiểm soát hội chứng này.
- Liệu pháp tâm lý: Đây là lựa chọn hàng đầu trong điều trị hội chứng sợ đi học cũng như các hội chứng sợ khác. Một số liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) và liệu pháp tiếp xúc. Liệu pháp tâm lý có thể giúp kiểm soát nỗi sợ, căng thẳng ở trẻ, tuy nhiên liệu pháp này cần thời gian và sợ đồng hành, hỗ trợ của người thân trong suốt quá trình điều trị.
- Sử dụng thuốc: Thuốc thường được dùng trong trường hợp trẻ mắc hội chứng sợ đi học kèm theo các triệu chứng như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng về thể chất và tâm lý. Tuy nhiên, sử dụng thuốc chỉ mang tính chất tạm thời, liệu pháp điều trị tâm lý vẫn là biện pháp không thế thay thế.
- Kỹ thuật thư giãn: Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ một số kỹ thuật giúp thư giãn, giải toả căng thẳng, lo lắng như tập yoga, ngồi thiền, tập hít thở…
Hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) khó phát hiện và thường bị lầm tưởng là lười học, điều này khiến trẻ phải đối mặt với nhiều điều khó khăn trong tâm lý. Các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến mọi hành động của con để đánh giá đúng tình trạng của bé, đảm bảo quá trình học tập của bé diễn ra thuận lợi, tiếp nhận được đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ sau này.