Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Một tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, phổ biến ở trẻ nhỏ là kém hấp thu. KenShin sẽ giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ để có biện pháp chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn đang đọc: Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm được gọi là hội chứng kém hấp thu. Hội chứng sẽ khiến cơ thể người mắc thiếu hụt chất dinh dưỡng, chậm phát triển kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đầy đủ kiến thức về chứng kém hấp thu cũng như phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây hội chứng kém hấp thu

Ruột non đóng vai trò hấp thu dinh dưỡng từ các thực phẩm mà con người tiêu thụ vào máu. Khi mắc hội chứng kém hấp thu, cơ quan trong cơ thể sẽ rối loạn, ruột non không hấp thụ đủ chất lỏng và chất dinh dưỡng nhất định. Có nhiều nguyên nhân nên chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ, ví dụ như vấn đề về đường tiêu hóa, bệnh lý toàn thân khiến quá trình chuyển hóa bị ảnh hưởng.

Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Hội chứng hấp thu kém do ruột non không hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết

Một số nguyên nhân gây kém hấp thu có thể kể đến là:

  • Hệ tiêu hóa trẻ nhỏ chưa hoàn thiện: Hệ miễn dịch kém gây tăng nguy cơ rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ kém.
  • Cho bé ăn dặm sớm: Việc ăn dặm quá sớm ở trẻ với các thực phẩm có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc có tính dị nguyên như lòng trắng trứng, hải sản… khiến hệ tiêu hóa không thích nghi kịp gây nên vấn đề về sức khỏe.
  • Thiếu cân bằng trong chế độ ăn uống: Việc ăn quá nhiều hoặc quá ít 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ nhỏ.
  • Loạn khuẩn ruột: Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng và rối loạn khiến quá trình hấp thu dưỡng chất của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Enzyme tiêu hóa thiếu: Các enzyme tiêu hóa có trong gan, tụy, tuyến nước bọt thúc đẩy chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Nếu vì lý do nào đó gây thiếu hụt enzyme hoặc men tiêu hóa thì quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng kém hơn, ảnh hưởng cơ thể hấp thu dinh dưỡng.
  • Trẻ không dung nạp đường lactose.

Biểu hiện khi trẻ mắc hội chứng kém hấp thu

Khi mắc hội chứng kém hấp thu, trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện bao gồm:

  • Đi ngoài phân lỏng, phân màu nhợt, mùi tanh, bồn cầu nổi váng trên mặt nước. Nguyên nhân của tình trạng này là mỡ không được cơ thể hấp thu.
  • Căng tức bụng, bụng đau quặn khu vực quanh rốn.
  • Thể trạng kém, thường xuyên ốm yếu, da dẻ xanh xao, sụt cân, mệt mỏi, chiều cao chậm phát triển.
  • Kém linh hoạt.
  • Giảm vị giác gây chán ăn.
  • Đau xương, đau cơ, chuột rút do kém hấp thu canxi.
  • Da khô, phù nề, xuất huyết dưới da do thiếu máu, giảm protein máu…
  • Trẻ thiếu vitamin B có thể mắc tình trạng viêm đa dây thần kinh.

Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Trẻ bị hội chứng kém hấp thu thường chậm phát triển chiều cao

Phương pháp chẩn đoán hội chứng kém hấp thu

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc hội chứng kém hấp thu thì sẽ hỏi thêm về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, ví dụ như thiếu hụt chất dinh dưỡng, tiêu chảy mãn tính, sụt cân nhiều dù đã ăn uống lành mạnh, chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra phân: Nhiều chất béo trong phân cho thấy người bệnh mắc hội chứng hấp thu kém.
  • Kiểm tra hơi thở bằng hydro lactose: Xem xét mức độ hấp thu dưỡng chất bằng cách đo hàm lượng hydro trong hơi thở sau khi cho người bệnh uống dung dịch đường sữa (lactose).
  • Kiểm tra hơi thở: Được dùng để kiểm tra tình trạng cơ thể không dung nạp lactose. Lactose không được hấp thụ sẽ đi vào ruột kết, được vi khuẩn trong ruột kết phân hủy tạo thành khí hydro dư thừa, đi vào máu và vào phổi. Người bệnh thở ra khí hydro sau khi uống sản phẩm có chứa lactose nghĩa là đã bị chứng không dung nạp lactose.
  • Xét nghiệm máu: Đo mức độ dưỡng chất có trong máu, nếu thiếu một trong các chất dinh dưỡng có thể là do bạn không cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý hoặc mắc hội chứng hấp thu kém.
  • Xét nghiệm mồ hôi: Giúp chẩn đoán bệnh xơ nang do thiếu enzym giúp tiêu hóa thức ăn đúng cách.
  • Sinh thiết ruột non: Tiến hành nội soi lấy mô nhỏ trong ruột non xét nghiệm xem có bị nhiễm trùng hay vấn đề nào khác không.
  • Nội soi: Kiểm tra ruột bằng một ống mềm và dài đưa vào ruột.
  • Các xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT để kiểm tra sự dày lên của thành ruột non hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác để kiểm tra các vấn đề về cấu trúc trong hệ tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm AST là gì? Mục đích của xét nghiệm AST

Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu? Biện pháp chẩn đoán và điều trị
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán hội chứng hấp thu kém

Biện pháp điều trị hội chứng ruột kém hấp thu ở trẻ

Việc điều trị hội chứng hấp thu kém sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây ra nó. Một số biện pháp điều trị có thể kể đến là:

  • Áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt với thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Người bệnh cũng có thể được cung cấp chất bổ sung nhằm bù đắp chất dinh dưỡng không hấp thu tốt.
  • Nếu nguyên nhân do đường ruột hoạt động mạnh thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có tác dụng thư giãn cơ thể, ruột có nhiều thời gian hoạt động hơn để các dưỡng chất đi vào máu.
  • Nếu nguyên nhân gây kém hấp thu là nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đưa ra những dịch vụ chăm sóc cơ thể dựa trên nguyên nhân của vấn đề về hấp thụ. Điển hình như, người bệnh không dung nạp lactose sẽ được bác sĩ khuyên tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc kết hợp dùng viên men lactase. Bệnh nhân sẽ được khuyến khích đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch điều trị nhằm cung cấp đủ dưỡng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyến cáo người bệnh dùng:

  • Chất bổ sung enzyme: Giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất không thể tự hấp thụ.
  • Thuốc bổ sung vitamin: Nhằm bù đắp các chất không được ruột hấp thu.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng hoặc giảm thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể.

Hội chứng kém hấp thu nguyên nhân do đâu? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Ung thư đường mật sống được bao lâu?

Thay đổi chế độ ăn uống giúp điều trị hội chứng hấp thu kém

Cơ thể kém hấp thu sẽ tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có đầy đủ kiến thức về hội chứng kém hấp thu. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu kém hấp thu dinh dưỡng thì phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con đi khám và tư vấn dinh dưỡng để bảo đảm có sức khỏe tốt nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *