Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

Corticoid là loại thuốc phổ biến được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh lý. Thuốc được dùng dưới nhiều dạng bào chế khác nhau, đảm bảo mục đích chữa trị cũng như phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Hãy cùng KenShin điểm qua hình ảnh thuốc Corticoid nhé!

Bạn đang đọc: Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

Kể từ khi được phát hiện, Corticoid đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều phác đồ điều trị bệnh cấp tính và mãn tính. Bằng cách nhận diện hình ảnh thuốc Corticoid, người bệnh có thể hiểu cách sử dụng phù hợp. Tuy nhiên, quá trình dùng thuốc cần được chỉ định, giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ để đảm bảo mục tiêu điều trị cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Thông tin về thuốc Corticoid

Corticoid, một nhóm thuốc có nguồn gốc từ hormone steroid tự nhiên, đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực y học kể từ khi được phát hiện. Chúng bao gồm Glucocorticoid và Mineralocorticoid, hai loại hormone tổng hợp với các tác động đặc tính khác nhau. Glucocorticoid chủ yếu tham gia vào quá trình trao đổi chất, ức chế miễn dịch và chống viêm, trong khi Mineralocorticoid điều chỉnh cân bằng điện giải và nước.

Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

Dạng viên nén là dạng dùng Corticoid phổ biến

Mặc dù thuật ngữ Corticoid thường được sử dụng để chỉ Glucocorticoid, hormone chính có tác dụng gây căng thẳng nhưng Corticoid là một trong nhóm thuốc được kê đơn rộng rãi trên toàn thế giới. Với thị trường ước tính hơn 10 tỷ USD mỗi năm, chúng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị nhiều loại bệnh.

Corticoid được chỉ định cho nhiều chứng rối loạn khác nhau, để xử trí tình trạng viêm và nhiễm trùng, dị ứng, tự miễn, sốc, hạ canxi máu cùng nhiều bệnh lý khác. Vai trò của chúng trong hệ nội tiết giúp kiểm soát tình trạng suy tuyến thượng thận và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.

Bác sĩ thường chỉ định Corticoid trong điều trị của nhiều bệnh, bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm da tiếp xúc, suy thượng thận, bệnh viêm ruột cùng nhiều bệnh khác. Chúng cũng được sử dụng trong các trường hợp ghép tạng, thúc đẩy quá trình trưởng thành phổi thai trước khi sinh…

Bởi vậy, nhận diện các dạng thuốc Corticoid sẽ giúp người dùng biết cách sử dụng thuốc đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng Corticoid cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, đồng thời cần đánh giá cẩn thận để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Hình ảnh thuốc Corticoid theo dạng bào chế

Corticoid có rất nhiều dạng bào chế khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Trong đó, ba dạng bào chế phổ biến nhất là dạng viên nén, dung dịch dùng trong tiêm truyền và kem bôi ngoài da.

Corticoid dạng viên nén

Đây là dạng dùng phổ biến mà người bệnh có thể sử dụng tại nhà theo đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, dạng viên nén thường có vị đắng khi uống. Điều này khiến thuốc không phù hợp cho một số đối tượng như trẻ em, người đang nôn nhiều hoặc không có khả năng uống thuốc. Dưới đây là hình ảnh thuốc Corticoid dưới dạng viên nén.

Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

Corticoid dưới dạng viên nén

Dạng dung dịch tiêm truyền

Dạng dung dịch tiêm là loại dùng Corticoid phổ biến trong các cơ sở y tế. Với ưu điểm chủ động đưa thuốc vào người bệnh nhân, đồng thời thuốc có tác dụng nhanh hơn, mạnh hơn do tính chất đưa thẳng vào máu người bệnh giúp xử trí những trường hợp cấp tính.

Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

Hình ảnh thuốc Corticoid dạng tiêm truyền

Dạng thuốc bôi ngoài da

Bên cạnh dạng viên nén và dung dịch truyền, Corticoid còn có dạng thuốc bôi ngoài da. Với cách bào chế dạng kem hoặc thuốc mỡ thoa ngoài da sẽ phù hợp để sử dụng điều trị các bệnh lý da liễu, khi chỉ cần tác động hoạt chất tại chỗ, tránh ảnh hưởng toàn thân có thể gây tác dụng không mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Chụp X quang tràn dịch màng phổi có ý nghĩa gì? Có rủi ro không?

Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế
Thuốc bôi ngoài da phù hợp điều trị bệnh da liễu

Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt Corticoid được sử dụng để điều trị viêm mắt bằng cách giảm sưng, đỏ và kích ứng. Đây có thể là triệu chứng của chấn thương mắt, phẫu thuật hoặc tổn thương do dị ứng hoặc hóa chất nghiêm trọng.

Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

Corticoid cũng được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ mắt

Tác dụng phụ khi dùng Corticoid dài hạn

Mặc dù Corticoid mang lại hiệu quả đáng kể trong điều trị nhiều loại bệnh nhưng sự xuất hiện của nhiều tác dụng phụ làm hạn chế công dụng của chúng. Tác dụng phụ này thường phụ thuộc vào liều dùng trung bình kết hợp với thời gian sử dụng thuốc.

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc với tần suất cao, trong thời gian dài thường đi kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm các ảnh hưởng sau đây:

  • Hệ xương khớp: Corticoid làm suy yếu quá trình khoáng hóa của chất nền xương, ức chế sự hấp thu canxi và giảm hoạt động của các nguyên bào xương, dẫn đến loãng xương, gãy xương, thậm chí hoại tử xương.
  • Hệ nội tiết: Corticoid ảnh hưởng đến trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA), ức chế sản xuất cortisol dẫn đến tình trạng ức chế tuyến thượng thận. Việc ngừng sử dụng Corticoid đột ngột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống này nếu không được bác sĩ hướng dẫn, theo dõi thường xuyên.
  • Hội chứng Cushing: Dùng Corticoid lâu dài dễ gây ra hội chứng Cushing, biểu hiện qua tình trạng tăng cân, trữ nước trong cơ thể, tái phân bổ mỡ và các biểu hiện khác do cortisol dư thừa tích tụ.
  • Bệnh lý chuyển hóa: Corticoid là nguyên nhân phổ biến gây đái tháo đường, tăng tình trạng đề kháng insulin, đồng thời làm tăng đường huyết sau vài giờ sử dụng thuốc. Điều này kết hợp với tình trạng tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Bệnh cơ: Liên quan đến tình trạng yếu cơ hoặc teo cơ, Corticoid ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein cũng như tăng quá trình dị hóa protein.
  • Bệnh mắt: Sử dụng quá mức Corticoid có thể làm tăng áp huyết, gây tổn thương hệ mạch máu, thần kinh thị giác, thậm chí là mất thị giác không thể hồi phục.
  • Hệ thần kinh: Corticoid có thể gây ra rối loạn tâm thần, bao gồm kích động, mất ngủ, hưng cảm và lo âu.
  • Hệ miễn dịch: Đây là một trong những tác động chính của thuốc. Corticoid ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như ức chế phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh.
  • Tác động lên da: Thuốc có thể gây teo da, da mỏng, nổi mẩn và ban xuất huyết, cũng như làm chậm quá trình lành vết thương.
  • Ức chế tăng trưởng: Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị ức chế tăng trưởng, dẫn đến suy giảm chiều cao, phát triển muộn.

Hình ảnh thuốc Corticoid theo các dạng bào chế

>>>>>Xem thêm: Tăng sắc tố da ở tay là do những nguyên nhân nào? Cách nhận biết?

Tăng cân đột ngột có thể là dấu hiệu của hội chứng Cushing

Việc sử dụng Corticoid cần được hướng dẫn một cách cẩn thận với sự giám sát của bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ cũng như bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh không tự ý ngưng sử dụng corticosteroid dài hạn một cách đột ngột. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, đồng thời làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.

Bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tác dụng không mong muốn kết hợp quá trình theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, người dùng có thể hạn chế các tác dụng phụ và đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Trên đây là hình ảnh thuốc Corticoid dưới dạng bào chế dạng viên nén, dung dịch và thuốc bôi ngoài da. Mong bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về loại thuốc này cũng như tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *