Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày

Cẳng chân là một trong những nơi chịu sức nặng của cơ thể nhiều nhất. Để đảm nhận được vai trò này, cẳng chân có cấu tạo vô cùng chắc vè xương, cơ và khớp, trong đó có xương chày. Vậy cấu trúc giải phẫu xương chày như thế nào?

Bạn đang đọc: Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày

Xương chày là một thành phần cấu tạo nên cẳng chân với kích thước lớn nhất trong toàn bộ chi dưới. Vậy vị trí, cấu tạo và chức năng của xương chày như thế nào? Cùng KenShin tìm hiểu thông qua phần giải phẫu xương chày ở bài viết dưới đây nhé.

Giải phẫu xương chày

Dưới đây là một số thông tin khi giải phẫu xương chày. Cụ thể như sau:

Vị trí của xương chày

Xương chày là xương chính của cẳng chân, nằm ở phía trước bên trong cẳng chân với kích thước lớn, có vai trò vô cùng quan đối với sự chuyển động của chi dưới. Đồng thời, nó còn có tác dụng điều hoà các hoạt động ở khớp cổ chân, khớp gối, chịu được lực nặng của cơ thể. Xương chày hơi cong hình chữ S, nữa trên hơi cong ra ngoài và nửa dưới hơi cong vào trong. Thân xương chày có hình lăng trụ tam giác trên thì to, dưới thì bé lại và ⅓ dưới cẳng chân thì biến thành hình lăng trụ tròn. Do vậy, đây chính là yếu tố khiến xương chày dễ bị gãy.

Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày

Xương chày nằm ở phía trước bên trong cẳng chân với kích thước lớn nhất

Cấu tạo của xương chày

Xương chày là một xương dài, nằm ở trong xương mác, có một thân và hai đầu, đầu trên tiếp khớp với xương đùi, đầu dưới tiếp khớp với cổ chân.

Đầu trên

Là một khối xương to, được tạo bởi lồi cầu trong và lồi cầu ngoài, loe rộng để đỡ lấy xương đùi. Cụ thể:

  • Mặt sau và mặt dưới của lồi cầu ngoài có mặt khớp tiếp khớp với đầu trên của xương mác.
  • Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm có một mặt khớp trên để tiếp khớp với lồi cầu xương đùi.
  • Vùng gian lồi cầu gồm lồi gian, lồi cầu có vị trí ở giữa các diện gian lồi cầu trước và sau. Đây cũng là lớp ngăn cách của các mặt khớp trên của hai lồi cầu.

Thân xương

Đây là xương có hình gần giống hình lăng trụ tam giác gồm có:

  • Ba mặt là mặt sau, mặt trong, mặt ngoài, cùng với ba bờ đó là bờ trước, bờ gian cốt và bờ trong.
  • Vị trí lồi củ chày nằm ở phía trước, phía dưới và giữa hai lồi cầu của thân xương. Phần trên của mặt sau thân xương có một đường gờ chạy chếch xuống dưới, cũng như một đường vào trong đường cơ dép.

Đầu dưới

Đầu dưới nhỏ hơn đầu trên, bao gồm:

  • Mắt cá trong: Được tạo thành bởi đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏn ở xương sên.
  • Mặt khớp dưới: Hướng xuống dưới và tiếp khớp với xương sên.
  • Khuyết mác: Hướng ra ngoài và tiếp khớp với đầu dưới xương mác.

Sau khi giải phẫu xương chày, sẽ thấy được:

  • Xương chày liên kết với xương mác như sau: Đầu trên của hai xương này đước kết nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc khớp phẳng, có mặt khớp đầu trên của xương mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài ở xương chày, với tác dụng giữ vững bởi hệ thống dây chằng chỏm mác trước và sau. Ngoài ra, màng gian cốt cẳng chân giữ vai trò kết nối bờ gian cốt của hai thân xương, khớp sợi chày – mác liên kết đầu dưới của hai xương và mô sợi liên kết đầu dưới xương mác (mặt trong mắt cá ngoài) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.
  • Xương mâm chày: Là phần xương đầu trên xương chày, tiếp khớp với lồi của xương đùi để hình thành nên khớp gối. Điều này giúp cử động khớp gối được linh hoạt, nhẹ nhàng trong sinh hoạt như duỗi gối khi đi hoặc gập gối khi ngồi. Cấu tạo của mâm chày là xốp với bề mặt sụn và diện khớp trên của xương chày, nhưng vị trí cụ thể là tiếp khớp với lồi cầu trong và ngoài tuỳ vào mân chày trong hay ngoài. Phía trước các mâm chày có các gai mâm chày, có tác dụng như điểm bám cho dây chằng chéo trước và sau tại đây.
  • Mạch máu: Cung cấp cho xương chày có 3 động mạch đó là động mạch nuôi xương: Đi vào lỗ để nuôi dưỡng xương tại mặt sau có chỗ nối 13 giữa và ⅓ ở xương chày; động mạch đầu hành và động mạch màng xương bắt nguồn từ động mạch cơ. Tuy nhiên, mạch máu nuôi xương chày rất ít, do vậy càng về phía dưới giữa các mạch ít có sự nối thông nhau. Điều này làm cho người mà bị gãy xương chày rất khó để liền xương lại.

Chức năng của xương chày

Xương chày là một bộ phận vô cùng quan trọng, chịu gần như toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Với cấu tạo trên có tác dụng giúp vị thế chân thẳng, làm cho con người có tư thế và dáng đi thẳng. Ngoài ra, xương chày tạo nên khớp gối và khớp các chân giúp cơ thể hoạt động được linh hoạt hơn.

Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày

Xương chày có tác dụng giúp con người có tư thế và dáng đi thẳng

Các dạng gãy xương chày

Để nhận dạng cũng như là phân loại các loại chấn thương, ngoài việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng gãy xương chày. Các dạng gãy xương chày bao gồm:

Vỡ hoặc gãy đầu trên xương chày

Tình trạng này là do hậu quả của tai nạn giao thông hoặc tai nạn ngã từ trên cao. Vào thời điểm xương bị gãy các mô mềm như dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, da, cơ… có thể bị tác động nặng. Vì thế, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định tình trạng tổn thương mô mềm, từ đó có phác hoạ điều trị gãy xương chày.

Gãy đầu dưới xương chày

Tình trạng này còn gọi là gãy Pilon. Đây là một loại chấn thương nặng bởi có đường gãy đi vào diện khớp cổ chân. Gãy đầu dưới xương chày xảy ra khi chân bị va đập mạnh, chẳng hạn như bị tai nạn giao thông hoặc bị rơi từ trên cao xuống.

Ngoài ra, khi bị gãy Pilon còn kèm theo triệu chứng sưng tấy, bầm tím xung quanh, rất đau, cổ chân sưng hoặc cổ chân bị biến dạng. Có một số trường hợp gãy đầu dưới xương chày đi kèm với các mảng xương vỡ chồi qua da gọi là gãy xương hở. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần được phẫu thuật ngay để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Tìm hiểu thêm: Tinh trùng sống được bao lâu trong nước? Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của tinh trùng

Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày
Gãy đầu dưới xương chày (gãy Pilon) là một chấn thương khá nghiêm trọng

Dấu hiệu nhận biết xương chày bị gãy

Xương chày là một trong những loại xương hay bị gãy nhất trong cơ thể con người. Tuỳ theo mức độ chấn thương mà các triệu chứng của gãy xương chày có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận ra tình trạng gãy xương chày, cụ thể:

  • Dưới cẳng chân cảm thấy đau dữ dội;
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở chân;
  • Xuất hiện các biến dạng ở ống chân, đầu gối, cẳng chân hoặc vùng mắt cá chân;
  • Việc di chuyển, chạy, nhảy hoặc đá trở nên khó khăn hơn;
  • Xương nhô ra chỗ bị chầy xước hoặc rách da;
  • Sưng tấy, bầm tím hoặc xanh tím ở vùng chân bị thương;
  • Chân bị thương thì khả năng chịu lực rất kém;
  • Vận động uốn cong ở xung quanh đầu gồi bị hạn chế.

Giải phẫu xương chày: Vị trí, cấu tạo, chức năng và các dạng gãy xương chày

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu có được sơn móng tay không? Những lưu ý cần biết

Sưng tấy xung quanh vùng chân bị thương là một trong những dấu hiệu gãy xương chày

Trên đây là những thông tin khi giải phẫu xương chày. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng của xương chày, cũng như các dấu hiệu và các dạng gãy xương chày. Qua đó có thể giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng chống và điều trị gãy xương chày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *