Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống đều là những thủ pháp giảm đau được sử dụng khi sinh con và điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, hai kỹ thuật này không phải là một và nhiều người còn bị nhầm lẫn chúng với nhau.

Bạn đang đọc: Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống là hai kỹ thuật đều được ứng dụng để giảm đau nhưng rất dễ bị nhầm lẫn và ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của mình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hai thuật ngữ này sau đây với KenShin.

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống là gì?

Gây tê tủy sống là một thủ thuật đưa một lượng thuốc tê vừa đủ vào khoang dưới nhện của tủy sống với mục đích ức chế sự dẫn truyền cảm giác và vận động từ vị trí khoanh tủy đó chi phối các cơ quan bên dưới cơ thể khi thực hiện phẫu thuật.

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay giúp sản phụ giảm đau đớn khi sinh thường. Đây là kỹ thuật đặt một ống thông nhỏ ở khoang ngoài màng cứng và truyền ống tê với nồng độ thấp vào cơ thể trong suốt quá trình chuyển dạ giúp giảm đau nhưng không ảnh hưởng đến vận động của người mẹ.

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống giúp giảm đau

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?

Nhiều người nhầm lẫn gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống với nhau và đều hiểu rằng đó cùng là một cách giảm đau. Hiểu sai về hai phương pháp này là một sẽ khiến người sử dụng hoặc gia đình lựa chọn sai phương pháp giảm đau chưa thực sự phù hợp. Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống đều là kỹ thuật giảm đau nhưng chúng có sự khác nhau như sau:

Gây tê ngoài màng cứng

Gây tê tủy sống

Khái niệm Tiêm thuốc tê vào khoang màng cứng, thuốc có tác dụng sau 15 phút. Tiêm thuốc tê vào dịch não tủy, hiệu quả sau 5 phút.
Chỉ định Giảm đau trong sinh thường. Giảm đau trong phẫu thuật.
Mức độ nhận biết cơn đau Nhận biết được các cơn gò tử cung, vẫn trải qua quá trình rặn đẻ bình thường. Toàn bộ nửa thân dưới không có cảm giác trong nhiều giờ. Chỉ nhận biết cơn đau khi thuốc hết tác dụng hoàn toàn.
Thời gian chờ thuốc Thời gian chờ ngắn, ít tác động lên tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Thời gian chờ dài và có khả năng tác dụng lên tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
Kiểm soát mức độ giảm đau Phụ thuộc vào tư thế gây mê, lượng thuốc truyền vào. Người mẹ khó tự kiểm soát cơn đau. Thuốc không có tác dụng dài lâu, không phù hợp với phẫu thuật. Dễ dàng kiểm soát cơn đau do chỉ phụ thuộc vào lượng thuốc đưa vào cơ thể. Tác dụng thuốc kéo dài.
Tác dụng phụ Có thể xảy ra nguy cơ liệt dây thần kinh sọ, chậm chạp hơn sau sinh. Hiếm khi xảy ra nguy cơ liệt dây thần kinh sọ, vận động nhanh sau sinh.

Có thể kết hợp gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng không?

Kết hợp gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê mới và được áp dụng cho nhiều bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đây có thể coi là kỹ thuật gây tê tiến tới đạt được điều kiện vô cảm lý tưởng nhất cho bệnh nhân trong phẫu thuật hoặc điều trị một số bệnh lý. Gây tê kết hợp tủy sống và ngoài màng cứng được mở rộng sử dụng giảm đau đẻ, phẫu thuật trên, đặc biệt là phẫu thuật ngực kết hợp với gây mê nội khí quản.

Kết hợp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống giúp giảm thiểu nhiều biến chứng, tai biến hơn khi tiến hành đơn lẻ từng kỹ thuật. Tình trạng tụt huyết áp thường hiếm khi xảy ra, các biến chứng khác như đau đầu, bí tiểu, buồn nôn thường ít gặp hoặc nếu gặp thì ở mức độ nhẹ không đáng kể.

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?

Kết hợp gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê mới

Một số câu hỏi về gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống.

Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp về hai kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống mà chúng tôi đã tổng hợp được:

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng đau không?

Kĩ thuật gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng không hề gây đau đớn bởi khi thực hiện bác sĩ có sử dụng thuốc tê tại vùng đi kim. Người bệnh chỉ cảm thấy nhói một chút khi cắm kim vào cơ thể. Cơn đau tương tự như khi bạn tiêm thuốc bình thường. Bên cạnh đó cơn đau sẽ nhanh chóng dịu đi do tác dụng của thuốc tê.

Những nguy cơ có thể gặp khi gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống?

Khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, bạn có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, khó khăn khi đi đứng hoặc vận động trong vài giờ do tác dụng của thuốc tê ở ngoài màng cứng. Có vết bầm nhỏ ở vị trí gây tê, có thể sẽ hơi đau nhưng sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày.

Khi thực hiện kỹ thuật gây tê tủy sống, bạn có thể sẽ gặp phải những rủi ro nhất định. Dưới đây là những biến chứng có nguy cơ gặp phải được sắp xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng:

  • Hạ huyết áp;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Run rẩy;
  • Ngứa quanh vùng đầu mũi miệng;
  • Bí tiểu;
  • Đau đầu;
  • Tê tủy sống cao;
  • Ngưng tim sau tê tủy sống;
  • Tổn thương tủy sống.

Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên bao lâu thì thay khuyên tai mới? Nên ăn gì cho lỗ xỏ mau lành?

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?
Bệnh nhân có thể bị nôn ói sau khi thực hiện gây tê

Ai không nên thực hiện gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống?

Không phải ai cũng có thể được chỉ định thực hiện gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống. Dưới đây là những trường hợp chống chỉ định thực hiện kỹ thuật giảm đau này:

Gây tê ngoài màng cứng: Không thực hiện nếu người bệnh bị dị ứng thuốc tê, rối loạn đông máu, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng vùng da thắt lưng.

Gây tê tủy sống: Chống chỉ định tuyệt đối với người bệnh dị ứng với thuốc gây tê, đang bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm, sốc mất máu, sốc tim, viêm màng não, tăng áp lực nội sọ, rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc kháng đông điều trị bệnh tim mạch. Chống chỉ định tương đối với người bệnh tim không sử dụng thuốc kháng đông, mắc bệnh hở van tim, bệnh tim bẩm sinh nhẹ, suy dinh dưỡng, thiếu máu mạn tính, rối loạn lo âu, động kinh, đa xơ cứng.

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống có phải là một?

>>>>>Xem thêm: Bệnh gì cần chụp X-quang cột sống thắt lưng?

Chống chỉ định với bệnh nhân rối loạn đông máu

Trên đây là những thông tin về hai kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hơn về các phương pháp này cũng như không bị nhầm lẫn với nhau. Một lưu ý quan trọng là hai kỹ thuật này không được thực hiện nếu chưa có sự đồng ý từ người bệnh hoặc gia đình của bệnh nhân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *