Phẫu thuật thoát vị bẹn không hoàn toàn loại trừ khả năng tái phát, mặc dù tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật thường rất thấp. Khoảng 2% trường hợp có thể tái phát, nhưng điều này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về câu hỏi mổ thoát vị bẹn có tái phát không nhé!
Bạn đang đọc: Sau mổ thoát vị bẹn có bị tái phát không?
Nếu muốn chữa trị thoát vị bẹn một cách toàn diện, việc can thiệp bằng phẫu thuật là không thể thiếu để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thắc mắc rằng liệu mổ thoát vị bẹn có tái phát không? Mặc dù phẫu thuật hiếm khi gặp tai biến, tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh. Hãy cùng KenShin trả lời câu hỏi trên nhé!
Contents
Các triệu chứng thông thường của thoát vị bẹn
Triệu chứng thoát vị bẹn ở trẻ em
Ở trẻ em, thoát vị bẹn thường thể hiện qua một khối phồng xuất hiện ở vùng bẹn, gần bìu ở bé trai hoặc gần âm môi ở bé gái. Khối phồng này thường căng cứng, khi chạm vào sẽ kêu đau. Khi trẻ khóc, căng cơ bụng, rặn đại tiện, hoặc thực hiện các hoạt động như chạy nhảy, thể dục, khối phồng có thể to hơn và sau đó trở lại kích thước bình thường khi trẻ nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nếu để thoát vị bẹn kéo dài, khối phồng có thể không thể tự trở lại vị trí ban đầu, thậm chí khi trẻ đang nằm. Điều này thường làm cho trẻ bỏ bú thường xuyên, có thể nôn ói hoặc tỏ ra quấy khóc và không thoải mái.
Triệu chứng thoát vị bẹn ở người lớn
Triệu chứng của thoát vị bẹn ở người lớn thường diễn ra qua ba giai đoạn với các dấu hiệu cụ thể:
- Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy vùng bẹn căng và tức, nhưng không có một khối phồng rõ ràng.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện một hoặc cả hai khối phồng vùng bẹn. Chúng có thể tự trở lại vị trí ban đầu hoặc biến mất khi người bệnh nằm nghỉ, nhưng to hơn khi họ đứng dậy, đặc biệt khi họ đi lại hoặc ho hoặc hắt hơi. Đây là giai đoạn mà khối thoát vị có thể dễ dàng tự đẩy lên ổ bụng.
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, khối phồng có thể chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm hơn và không thể tự trở lại vị trí ban đầu. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội, đột ngột bị sốt, nhịp tim nhanh, vùng bẹn nóng rát và có thể xuất hiện dấu hiệu của tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các tạng trong khối thoát vị gây hoại tử. Nếu không cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn
Hiện nay, bệnh nhân mắc thoát vị bẹn có thể được phẫu thuật điều trị thông qua hai phương pháp chính đó là mổ mở hoặc mổ nội soi. Lựa chọn phương pháp cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng và yêu cầu riêng của từng bệnh nhân.
- Mổ mở: Tạo một vết rạch khoảng 3cm tại vùng bẹn, sau đó khâu và bịt vị trí của ống thoát vị hoặc có thể đặt thêm lưới để ngăn tái phát.
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này cơ bản tương tự phẫu thuật mở, nhưng khác biệt ở chỗ bác sĩ sử dụng một số vết rạch rất nhỏ trên vùng bụng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ đưa vào ống nội soi và các dụng cụ cần thiết để thực hiện các thao tác điều trị khối thoát vị. Ống nội soi thường có gắn camera và nguồn sáng, giúp bác sĩ quan sát toàn bộ bên trong và thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này có lợi thế là để lại vết mổ nhỏ hơn, ít xâm lấn, thời gian phục hồi và thời gian viện dưỡng ít hơn, đồng thời mang tính thẩm mỹ cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Thuốc giảm co tử cung: Dùng khi nào? Tác dụng ra sao?
Tổng quan, phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn là cần thiết để ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, như thoát vị ở người lớn tuổi có tỷ lệ nghẹt khối thoát vị thấp, việc theo dõi và quản lý không phẫu thuật cũng có thể là một tùy chọn.
Mổ thoát vị bẹn có tái phát không?
Nhiều người thắc mắc mổ thoát vị bẹn có tái phát không? Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn là một can thiệp y tế có ít rủi ro. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn tồn tại khả năng tái phát thoát vị bẹn sau phẫu thuật do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Yếu tố cơ địa: Người có thành bụng yếu như những người đã trải qua nhiều ca sinh mổ, người cao tuổi hoặc người suy dinh dưỡng có nguy cơ cao tái phát thoát vị bẹn.
- Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi: Cách người bệnh duy trì chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Trong vòng 3 năm sau phẫu thuật, nếu người bệnh tham gia vào hoạt động lao động nặng, mang vác quá tải hoặc phải đối mặt với các tình trạng như ho nhiều, căng cơ vùng bụng quá mức, có thể gây ra tình trạng thoát vị bẹn tái phát.
- Thoát vị bẹn ở bên đối diện: Trong trường hợp thoát vị bẹn ở bên đối diện, có khả năng ống phúc tinh mạc của bên ngoài cũng bị hở mà chưa được chẩn đoán và khâu thắt lại để đề phòng thoát vị.
>>>>>Xem thêm: Liệu pháp hormone mãn kinh là gì? Sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh thế nào an toàn?
Tái phát thoát vị bẹn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của người bệnh mà còn phụ thuộc vào việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật, chế độ sinh hoạt và chăm sóc sau phẫu thuật. Việc tuân thủ y tế và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ tái phát thoát vị bẹn sau phẫu thuật. Hy vọng bài viết trên của KenShin cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn về câu hỏi mổ thoát vị bẹn có tái phát không.