Gãy đầu dưới xương quay là một chấn thường phổ biến, thường xảy ra ở người lớn tuổi té ngã hoặc tai nạn ở người trẻ. Khi gặp phải loại chấn thương này cần được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Gãy đầu dưới xương quay: Dấu hiệu, chẩn đoán, cách điều trị và giai đoạn hồi phục
Đầu dưới xương quay là một vùng xương xốp, dài khoảng 2 – 2,5cm tính từ mặt khớp cổ tay. Vậy gãy đầu dưới xương quay là tình trạng như thế nào? Cách điều trị và giai đoạn hồi phục ra sao? Cùng KenShin tìm hiểu ngay thôi nào!
Contents
Gãy đầu dưới xương quay là gì?
Gãy đầu dưới xương quay là một chấn thương hay gặp nhất ở xương chi trên (tay), là hiện tượng đầu dưới của xương quay ở cổ tay bị gãy hoặc xuất hiện các vết nứt. Tình trạng này xuất hiện ở người già do người bệnh té ngã trong tư thế chống bàn tay duỗi thẳng quá mức. Loại chấn thương này cũng có thể là do các bệnh liên quan đến xương khớp như loãng xương, u xương, giòn xương; hoặc do một số một số bệnh lý khác như tiểu đường, dùng quá mức chất corticoid khi chữa bệnh…
Đối với người trẻ tuổi, gãy đầu dưới xương quay có thể là do gặp phải tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc tai nạn khi sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao… Các loại tai nạn này không chỉ gây ra gãy tay, mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến các tổ chức phần mềm xung quanh.
Ngoài ra, gãy đầu dưới xương quay có một số dạng như sau:
- Gãy nội khớp: Có đường gãy qua khớp.
- Gãy ngoại khớp: Không có đường gãy đi qua khớp.
- Gãy hở: Đây là tình trạng có vết thương trên da thông qua chỗ gãy. Dạng gãy này cần được phẫu thuật sớm bởi vì nó có nguy cơ cao nhiễm khuẩn xương.
- Gãy vụn: Xương bị gãy trên 2 mảnh.
Dấu hiệu nhận biết gãy đầu dưới xương quay
Khi bị gãy đầu dưới xương quay, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Cơn đau xuất hiện ngay lập tức;
- Có cảm giác cổ tay đau nhói từ sâu bên trong, đau khớp cổ tay;
- Cơn đau có xu hướng tăng dần theo thời gian;
- Sưng nề vùng cổ tay và bầm tím xương quanh vùng cổ tay;
- Các ngón tay tê cứng;
- Khó hoặc không thể thực hiện các cử động cổ tay hoặc cẳng tay;
- Có thể bị biến dạng tay nếu gãy đầu dưới xương quay bị di lệch. Nếu nhìn thẳng sẽ thấy bàn tay bị vẹo ra phía sau, trục cổ tay và bàn tay tạo ra hình lưỡi lê. Nếu nhìn nghiêng, sẽ thấy bàn tay lệch ra phía sau, cổ tay và trục cổ tay tạo thành hình dĩa.
Cách chẩn đoán khi gãy đầu dưới xương quay
Để chẩn đoán người bệnh có bị gãy đầu dưới xương quay hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng như mức độ đau, sưng nề và tím ở vùng cổ tay, biến dạng lệch trục khớp cổ tay, khả năng vân động của cổ tay giảm hoặc mất đi… Đồng thời sẽ chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm để chẩn đoán và xác định tình trạng gãy đầu dưới xương quay, cụ thể như sau:
- Chụp X – quang: Là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng gãy đầu dưới xương quay. Chụp X – quang giúp xác định vị trí gãy, độ di lệnh của các mảnh xương hoặc hai đầu xương gãy; đánh giá được kiểu gãy, có những xương nào bị tác động cũng như các sự biến dạng bên trong tay.
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Đây là cách chụp cho ra hình ảnh 3D ở khu vực xương bị gãy. Chính vì điều này đã giúp bác sĩ xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy, đồng thời tìm kiếm các loại tổn thương khác còn tiêm ẩn, qua đó bác sĩ sẽ đưa các điều trị phù hợp.
- Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI): Nếu gãy đầu dưới xương quay có tổn thương mô mềm hoặc gãy xương hở thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp MRI. Qua đó sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương như thế nào để lên kế hoạch điều trị hiệu quả.
Cách điều trị gãy đầu dưới xương quay
Điều trị gãy đầu dưới xương quay với nguyên tắc là vị trí gãy được chỉnh hình về như trạng thái ban đầu, cũng như phòng ngừa tình trạng di lệch cho đến khi xương lành hẳn. Việc điều trị gãy đầu dưới xương quay sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ gãy, vị trí gãy, tuổi tác, mức độ hoạt động tay của người bệnh… Thông thường, phương pháp điều trị này được chia thành loại đó là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn
Đối với loại điều trị này thường được chỉ định cho trường hợp gãy đầu dưới xương quay đơn giản, ít di lệch xương gãy. Khi đó, bác sĩ dùng phương pháp nắn chỉnh kín nhằm đưa xương về đúng vị trí. Tiếp đó sẽ bó bột tròn rạch dọc hoặc nẹp bột trong khoảng 1 tuần. Sau 1 tuần, hiện tượng sưng nề giảm đi và bột lỏng, thì sẽ thay sang thành bột tròn kín cho người bệnh.
Thời gian bó bột thường sẽ là 4 – 6 tuần tuỳ thuộc vào tình trạng hồi phục của từng người bệnh. Ngoài ra, sau khi được tháo bột, người bệnh cần phải tập vận động thường xuyên để hồi phục chức năng của tay sau 1 thời gian bị cố định và không hoạt động.
Tuy nhiên, dù nắn chỉnh ban đầu rất tốt thì vẫn có một số trường hợp xương bị di lệch lại trong bột. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
Tìm hiểu thêm: Cortisol là gì? Giá trị bình thường của nồng độ cortisol trong máu?
Điều trị bằng phẫu thuật
Các trường hợp gãy hở, gãy thấu khớp, kèm theo gãy xương cổ tay hoặc tổn thương các mạch máu thần kinh hoặc điều trị bảo tồn thất bại thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng phẫu thuật. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện việc rạch da tại vị trị ngay trên nơi gãy, tách từng thành phần mềm để bộc lộ vị trí gãy. Chỉnh nơi gãy về vị trí giải phẫu, tiếp theo bác sĩ sẽ cố định xương bằng cách xuyên kim Kirschner hoặc nẹp vít.
Giai đoạn hồi phục gãy đầu dưới xương quay
Khi đã được điều trị gãy đầu dưới xương quay, tiếp đó sẽ là giai đoạn hồi phục tình trạng này bằng những việc như sau:
Kiểm soát cơn đau
Thông thường, nơi bị gãy xương sẽ đau trong một vài ngày hoặc vài tuần. Khi đó, bạn có thể chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau, kê tay cao thì có thể làm giảm bớt cơn đau. Nếu các cách này không có hiệu quả, bác sĩ kê một số loại thuốc giảm đau mạnh có thành phần opioids, nhưng loại này nên dùng ngắn ngày bởi nó có tính gây nghiện.
Chăm sóc vết thương và khi bó bột: Trong giai đoạn liền xương, nơi bó bột cần được giữ khô, nếu bột quá ướt thì hãy đến cơ sở y tế để bó bột lại. Còn đối với vết phẫu thuật thì cần được giữ khô và sạch ít nhất là 5 ngày, khi nào có thể bỏ băng gạc bác sĩ sẽ báo cho bạn sau.
Biến chứng có thể gặp
Sau khi bó bột hoặc phẫu thuật, thì người bệnh cần phải cử động được hoàn toàn các ngón tay càng sớm càng tốt. Ngoài ra tình trạng đau không dứt cũng có thể xảy ra. Nếu không thể cử động hoàn toàn các ngón tay trong vòng 24 giờ hoặc đau quá mức không thấy đỡ khi dùng thuốc, thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Hồi phục chức năng của tay
Sau khi liền xương, đa số người bệnh sẽ trở lại với các hoạt động bình thường. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, người bệnh bị hạn chế vận động 1 phần hoặc hoàn toàn. Điều này là do tình trạng chấn thương, cách điều trị và sự thích ứng của từng người với điều trị. Trường hợp sau khi tháo bột, nhiều người sẽ cảm thấy cổ tay hơi cứng và sẽ đỡ dần sau 1 – 2 tháng hoặc 2 năm khi người bệnh vận động. Nếu trường hợp có sự phục hồi chậm, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh điều trị vật lý trị liệu trong vài ngày hoặc vài tuần.
Người bệnh có thể vận động nhẹ trong 1 – 2 tháng đầu. Sau 3 – 6 tháng xương liền chắc hơn có thể vận động mạnh.
>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin bị sốc phản vệ và cách khắc phục
Gãy đầu dưới xương quay là một chấn thương rất dễ gây đau, cứng cổ tay hoặc có thể bị biến dạng. Vì vậy, khi bị thương ở tình trạng này, hãy nhanh chóng đến các cơ sở hoặc bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.