Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA và những điều bạn cần biết

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA hiện nay rất phổ biến, có hiệu quả và độ chính xác cao. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phương pháp DEXA cần được áp dụng cho phụ nữ sau 45 tuổi để chẩn đoán rõ hơn, kết quả chính xác hơn về các vấn đề ở xương.

Bạn đang đọc: Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA và những điều bạn cần biết

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA được các chuyên gia y tế đánh giá cao về độ chính xác. Với công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, phương pháp DEXA đang ngày một phổ biến và được ứng dụng rộng rãi.

Thế nào là đo loãng xương bằng phương pháp DEXA?

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA là một dạng kiểm tra mật độ xương phổ biến, góp phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh loãng xương ở nhiều đối tượng. Hiện nay, phương pháp DEXA khá phổ biến trong chẩn đoán vấn đề về mật độ xương, trong đó có loãng xương.

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA ứng dụng tia X để thăm dò hàm lượng canxi cũng như mật độ các khoáng chất khác có trong cấu tạo xương. Vị trí xương thường thực hiện đo loãng xương DEXA là xương cột sống, xương cánh tay, xương hông, xương đùi.

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA và những điều bạn cần biết

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA được đánh giá cao về hiệu quả

Phương pháp DEXA cho thấy mật độ xương càng cao chứng tỏ xương càng chắc khỏe. Ngược lại, nếu xương có mật độ càng thấp có nghĩa là mức độ loãng xương càng nặng, người bệnh rất dễ bị gãy xương hoặc các vấn đề khác liên quan đến xương khớp.

Thực tế, phương pháp DEXA đã được phát minh vào năm 1987 và đến nay, đo loãng xương bằng phương pháp DEXA với nhiều cải tiến, cho hiệu quả cao, khắc phục được nhiều điểm hạn chế so với phương pháp đo loãng xương trước đây.

Quy trình thực hiện đo loãng xương bằng DEXA

Bác sĩ tiến hành đo loãng xương bằng phương pháp DEXA theo quy trình chung gồm có:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên giường đệm, đảm bảo tư thế duỗi thẳng, hai chân duỗi. Y tá có thể kê dưới đầu gối người bệnh gối đệm để cột sống thẳng hơn, hỗ trợ cố định hông trong quá trình đo.
  • Máy đo bắt đầu quét qua cột sống bệnh nhân. Một máy quét khác thực hiện bên dưới cơ thể, kết hợp với máy đo bên trên cho kết quả đúng nhất hiển thị trên màn hình của bác sĩ.
  • Khi thực hiện đo loãng xương bằng phương pháp DEXA bệnh nhân nên nằm im hoặc đôi khi sẽ được bác sĩ yêu cầu nín thở vài giây.
  • Người bệnh có thể hình dung phương pháp DEXA gần giống với chụp X-quang tiêu chuẩn.
  • Quá trình đo loãng xương bằng phương pháp DEXA thực hiện trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Cách đọc kết quả đo loãng xương bằng phương pháp này khá phức tạp, cần được bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Những ai cần thực hiện quét DEXA?

Không phải tự nhiên mà phương pháp quét DEXA lại được ứng dụng nhiều đến vậy. Mục đích chính khi thực hiện quét DEXA để xác định mật độ xương của vị trí xương nhất định, từ đó cho thấy nguy cơ thiếu hụt chất khoáng trong xương. Các trường hợp được chỉ định thực hiện quét DEXA 2 lần/năm bao gồm:

  • Người được chẩn đoán bị loãng xương dựa trên tiền sử bệnh về xương khớp trước đó.
  • Bệnh nhân chụp X-quang cho thấy nguy cơ cao bị loãng xương cũng cần quét DEXA để xác định.
  • Người dùng thuốc có chứa steroid trong thời gian dài.
  • Người bị cường giáp hoặc cường cận giáp cần thực hiện đo loãng xương bằng phương pháp DEXA.
  • Bác sĩ trong quá trình theo dõi kết quả điều trị loãng xương cũng có thể chỉ định bệnh nhân quét DEXA để thấy được mật độ xương thực tế.

Tìm hiểu thêm: Nằm võng có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA và những điều bạn cần biết
Người bệnh cần uống thuốc chứa steroid thời gian dài được chỉ định quét DEXA

Lợi ích và một số rủi ro có thể xảy ra khi quét DEXA

Tuy có nhiều lợi ích về mặt y học nhưng phương pháp quét DEXA cũng có thể gây ra những rủi ro nhất định cho người bệnh. Tỷ lệ rủi ro rất thấp nhưng vẫn cần cảnh giác.

Lợi ích khi đo loãng xương bằng phương pháp DEXA

So với các cách đo loãng xương khác, phương pháp DEXA có những lợi ích gồm:

  • Kỹ thuật quét DEXA chỉ phóng một lượng bức xạ rất nhỏ nên không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Lượng bức xạ này thậm chí chỉ bằng 1/10 so với chụp X-quang.
  • Kỹ thuật đo loãng xương tốt nhất hiện nay, chuẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ loãng xương, thậm chí là nguy cơ loãng xương trong tương lai.
  • Thủ thuật thực hiện quét DEXA nhanh gọn, đơn giản và không cần xâm lấn vào cơ thể người bệnh.
  • Thời gian ngắn, chỉ mất từ 20 – 30 phút và người bệnh không cần gây mê.
  • Dựa trên kết quả quét DEXA, bác sĩ ngoài chẩn đoán loãng xương còn có thể quyết định phương pháp điều trị bệnh và hiệu quả trong quá trình chữa trị.
  • Kỹ thuật quét DEXA phổ biến, dễ tiếp cận, hỗ trợ tối ưu trong việc chẩn đoán loãng xương.

Rủi ro khi quét DEXA

Không chỉ có lợi ích mà quét DEXA cũng tồn tại một vài rủi ro nhất định, Thông thường, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về các rủi ro này trước khi tiến hành đo loãng xương bằng phương pháp DEXA.

  • Nguy cơ tia X phát ra từ máy quét DEXA gây hại đến cơ thể, cần được thực hiện bởi bác sĩ có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
  • Phụ nữ mang thai không thể thực hiện quét DEXA. Nếu nghi ngờ mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành.
  • Liều lượng bức xạ của máy quét DEXA khác nhau ở các dòng máy. Các loại máy càng hiện đại sẽ có lượng bức xạ càng thấp.

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Tại sao việc tầm soát xơ vữa mạch máu rất quan trọng?

Phụ nữ mang thai không thể thực hiện đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

Hạn chế của phương pháp DEXA

Không có phương pháp chẩn đoán loãng xương nào chỉ có ưu điểm, phương pháp DEXA cũng vậy. Tuy được cải tiến khá nhiều nhưng DEXA vẫn còn một số hạn chế như:

  • Không chẩn đoán được trường hợp nào có thể bị gãy xương nhưng quét DEXA có thể đưa ra chẩn đoán nguy cơ và xác định ai cần tiến hành điều trị.
  • Quét DEXA không được khuyến khích cho người bị biến dạng cột sống hoặc từng tiến hành phẫu thuật cột sống.
  • Bệnh nhân viêm xương khớp hoặc gãy đốt sống dạng lún cũng có thể cho ra kết quả quét DEXA không chính xác. Bác sĩ thường chỉ định chụp CT để kết quả đúng hơn.
  • Thực hiện phương pháp DEXA nên thực hiện cố định tại 1 cơ sở y tế và 1 máy nhất định, tránh trường hợp sai số do thiết bị khác nhau về công nghệ.

Nhìn chung, đo loãng xương bằng phương pháp DEXA là kỹ thuật hiện đại, có nhiều ưu điểm nổi bật và cho kết quả tương đối chính xác. Nếu bạn được chỉ định quét DEXA, hãy giữ tinh thần ổn định và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh làm sai lệch kết quả sau cùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *