Cơn đau vai kéo dài gây mất ngủ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng từ người trẻ đến người cao tuổi. KenShin sẽ gửi đến bạn những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng đau vai gây mất ngủ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Đau vai gây mất ngủ do nguyên nhân gì? Cách khắc phục đau vai để ngủ ngon
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị đau cổ vai gáy. Cơn đau thường tăng dần vào buổi đêm khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích nhất về vấn đề đau vai gây mất ngủ và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Contents
Đau vai gây mất ngủ do nguyên nhân gì?
Những nguyên nhân gây nên chứng đau vai có thể kể đến là:
- Đi ngủ sai tư thế: Tư thế ngủ nằm nghiêng, nằm sấp, co quắp người… khiến người bệnh bị đau mỏi người, một số cơ quan như đầu cổ, vai gáy, cột sống bị ảnh hưởng. Người thường kê gối cao cũng làm ảnh hưởng vùng vai gáy và khiến quá trình máu lưu thông lên não bị cản trở.
- Bệnh lý về xương khớp: Bệnh vẹo cột sống, gai cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, dính khớp… gây đau vai gáy. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương tăng, người bệnh càng bị đau nhức xương và đau mỏi vai gáy.
- Các yếu tố khác: Thói quen lười vận động, đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ, làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp thời gian dài, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thoái hóa khớp, viêm đường tiết niệu, thai phụ tháng cuối, bệnh nhân cảm lạnh, sản phụ sau sinh, tập thể dục sai tư thế… cũng gây đau vai.
Vì sao lại có hiện tượng đau vai gây mất ngủ?
Hiện tượng đau vai gây mất ngủ có nhiều giả thiết lý giải, chẳng hạn như vận động quá mức tại vai bị đau, lặp đi lặp lại các động tác này khiến cơn đau xuất hiện. Khi bị đau, bệnh nhân vẫn tiếp tục lao động khiến vai quá tải, cảm giác đau tăng thêm vào ban đêm hoặc cuối ngày làm việc.
Một giả thiết khác là do bất động tư thế khi nằm nghiêng ngủ. Áp lực lên vai gia tăng do trọng lượng lồng ngực gây cơn đau vai. Nếu người bệnh không điều chỉnh tư thế ngủ và lặp lại nhiều đêm khiến cho cơn đau vượt ngưỡng giới hạn của cơ thể dẫn đến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Cơn đau vai thường gia tăng vào ban đêm khiến cho người bệnh đau vai thường có chất lượng giấc ngủ thấp. Mỗi bệnh nhân có mức độ đau khác nhau, tình trạng khó ngủ không rõ ràng, sẽ thay đổi theo cảm nhận chủ quan của mỗi người. Trong cơn đau, cơ thể tăng sản xuất các cytokine gây viêm và đây cũng được cho là một yếu tố có khả năng gây mất ngủ. Nồng độ hormone melatonin trong cơ thể tăng cao vào ban đêm và vào sáng sớm có thể kích hoạt phản ứng viêm. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm mức độ đau vai tăng thêm vào ban đêm.
Đối với những người bệnh bị rách gân chóp xoay được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cải thiện tâm lý, sức khỏe và chức năng về thể chất. Tuy vậy, họ vẫn sẽ phàn nàn về chứng rối loạn giấc ngủ sau khi mổ một khoảng thời gian.
Đau vai mất ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Đau vai được xem là nỗi ám ảnh đối với nhiều bệnh nhân. Sau một ngày lao động vất vả, một giấc ngủ ngon giúp thư giãn cơ thể, phục hồi, kích thích sản sinh tế bào mới, giúp cơ thể tái tạo năng lượng, sẵn sàng tham gia các hoạt động vào ngày hôm sau.
Ở bệnh nhân đau vai gây mất ngủ, thần kinh dễ bị suy nhược, cơ thể luôn mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu, khó tập trung. Tình trạng này kéo dài khiến nhịp sinh học bị rối loạn, hiệu suất công việc bị ảnh hưởng. Kéo theo đó, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biện pháp khắc phục tình trạng đau vai mất ngủ
Tình trạng đau vai gây mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Chưa hết, bệnh để lâu không được điều trị sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân không được chủ quan mà cần chủ động đến cơ sở y tế thăm khám nhằm khắc phục bệnh tình càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của sắt và cách phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh căn cứ vào nguyên nhân gây nên chứng đau vai. Người ngủ sai tư thế sẽ được hướng dẫn điều chỉnh nằm ngủ đúng tư thế hợp lý nhằm phòng tránh nguy cơ đau vai. Nếu đau vai do tư thế ngồi làm việc hay môi trường làm việc thì bệnh nhân cần điều chỉnh lại thói quen nhằm cải thiện sức khỏe.
Bệnh nhân bị đau vai gây mất ngủ do bệnh lý thì cần được điều trị bệnh dứt điểm. Một số phương pháp phổ biến hiện nay là dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu hay phối hợp các phương pháp nhằm mang đến kết quả tốt nhất.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc an thần kinh hoặc thuốc giãn cơ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và trường hợp mắc phải. Mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng khác nhau:
- Thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau: Giúp làm giảm mức độ đau vai, cải thiện chứng mất ngủ.
- Thuốc giãn cơ: Làm giảm căng cứng cơ bả vai, giảm đau, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Thuốc an thần kinh: Giảm căng thẳng, giảm đau vai, kích thích thèm ăn, cải thiện sức khỏe, nhờ đó cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Khi được chỉ định điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Bạn không nên tự ý mua thuốc, tăng hoặc giảm liều lượng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tình trạng sức khỏe.
Hơn thế nữa, việc lạm dụng thuốc khiến cho người bệnh đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, khó thở, nhịp tim rối loạn…
>>>>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch và một số điều bạn cần lưu ý?
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng đau vai gây mất ngủ. Bạn hãy tập thói quen đi ngủ sớm, massage vai gáy và thái dương nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng đau vai tiến triển ngày một trầm trọng, bạn hãy đến bác sĩ thăm khám để có hướng xử lý phù hợp nhất nhé!