Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là vấn đề mà các bậc phụ huynh đều quan tâm. Tình trạng này dường như vô hại nhưng lại có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bé trai. Hiểu được những nỗi trăn trở của các cha mẹ, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh.

Bạn đang đọc: Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Mặc dù tình trạng này tương đối phổ biến nhưng có thể tự biến mất mà không cần điều trị khi trẻ được 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh không khỏi vì nhiều lý do khác nhau. Lúc này, trẻ cần được điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn hay còn gọi là nang nước thừng tinh (tiếng anh là hydrocele). Bệnh còn có tên gọi khác là tràn dịch tinh mạc là tình trạng tích tụ dịch trong bìu quanh tinh hoàn làm cho vùng bẹn bìu sưng lên, có thể một trong hai hoặc cả hai bên tinh hoàn.

Những nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng tràn dịch màng tinh hoàn có xu hướng tác động đến trẻ sơ sinh nhiều hơn nam giới vị thành niên hoặc trưởng thành. Có đến 10% trẻ trai khi mới sinh ra sẽ có tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn và có thể xảy ra ở người trưởng thành nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Hình ảnh tình trạng màng tinh hoàn bị tràn dịch so với tinh hoàn bình thường

Nguyên nhân gây tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Khi còn ở trong bụng mẹ, vào giai đoạn bào thai thì tinh hoàn của trẻ nằm ở dưới thận, phía trong phúc mạc. Trong quá trình tinh hoàn di chuyển trong ống bẹn xuống dưới bìu, nó kéo theo lớp vỏ phúc mạc bao quanh nó, tạo thành một cấu trúc giống hình ống, gọi là ống phúc tinh mạc. Sau khi tinh hoàn đã xuống đến bìu, ống phúc tinh mạch này sẽ tự bịt lại trở thành một dây xơ. Đầu xa của ống này trở thành một lớp màng mỏng bao quanh tinh hoàn (chính là màng tinh hoàn). Nếu ống phúc tinh mạc không được đóng kín, đường kính của ống nhỏ và cho nước chảy qua thì gây ra bệnh lý tràn dịch màng tinh hoàn.

Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ tràn dịch màng tinh hoàn cao hơn so với trẻ bình thường. Bên cạnh đó, một số vấn đề khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, trẻ bị lây lậu, giang mai, nhiễm ký sinh trùng và một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn tới tràn dịch tinh hoàn.

Phân loại tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cách nó phát triển trong cơ thể. Tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh có thể diễn ra dưới hai dạng gồm:

  • Dạng không giao tiếp: Túi chứa tinh hoàn đóng như bình thường và dịch bên trong túi có thể cần 1 năm mới được hấp thu hết.
  • Dạng giao tiếp: Túi chứa tinh hoàn không đóng lại, dẫn đến tình trạng chất lỏng có thể chảy ngược vào bụng. Loại này thường có liên quan đến chứng thoát vị bẹn.

Tìm hiểu thêm: Uống thuốc hết hạn có sao không? Làm gì nếu lỡ uống thuốc quá hạn?

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trẻ sở sinh có thể bị đau do hiện tượng tràn dịch

Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch tinh mạc ở trẻ

Tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Bố mẹ có thể nhận thấy một bên bìu to hơn, căng nhẵn, sờ nắn trẻ không đau, có thể không sờ thấy tinh hoàn trừ trường hợp tràn dịch mức độ ít.

Nếu soi đèn có thể thấy dịch trong suốt và tinh hoàn nằm giữa khối dịch. Lớp dịch dày này trong suốt nên ánh sáng sẽ đi qua dễ dàng, nên bạn có thể dùng đèn pin để tự kiểm tra cho bé. Lớp dịch dày thường tập trung phía trước, thậm chí bao lấy tinh hoàn bên trong, khiến chúng ta không thể sờ thấy tinh hoàn.

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Mức độ nghiêm trọng của tràn dịch tinh mạc thường không cao. Thông thường, tràn dịch tinh mạc không gây đau, triệu chứng dễ thấy nhất là tinh hoàn sưng to, lõng bõng nước và khiến trẻ có cảm giác nặng nề vì da bìu bị căng lên. Kích thước khối này có thể nhỏ lại vào ban đêm hoặc khi trẻ ở tư thế nằm.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết sưng, cảm giác đau hoặc khó chịu cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề sức khỏe này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn về tinh hoàn khác và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời như: Nhiễm trùng, thoát vị bẹn.

Nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ đau và không ngừng khóc thì hãy liên hệ đến bác sĩ khoa nhi để được thăm khám và chẩn đoán.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm gen Thalassemia là gì? Những ai nên thực hiện xét nghiệm gen Thalassemia?

Tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau 1 năm

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có tự khỏi được không?

Hầu như phần lớn tràn dịch tinh hoàn là vô hại, không gây đau. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, tình trạng này có thể tự khỏi sau khoảng một năm mà không cần can thiệp các phương pháp điều trị y khoa cụ thể.

Tuy vậy, các bậc phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để nhận được sự tư vấn chính xác, phòng ngừa và chẩn đoán phân biệt với các bệnh nguy hiểm liên quan như: Thoát vị bẹn, nang mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn,… Đôi khi có thể phải dùng đến biện pháp phẫu thuật để can thiệp điều trị hiệu quả nhất.

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu:

  • Trẻ bị sưng bìu;
  • Trẻ bị đau đột ngột hoặc đau sưng nặng;
  • Tình trạng tràn dịch tinh mạc của trẻ không biến mất sau một năm.

Hy vọng qua bài viết trên đây từ KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi hoặc điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Nếu trẻ có các triệu chứng kể trên thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cũng như điều trị một cách phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *