Các cơn đau lưng cấp thường chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh. Một vài trường hợp đau lưng cấp tính còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm và cần phải can thiệp y tế sớm.
Bạn đang đọc: Đau lưng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Đau lưng cấp tính là cơn đau xuất hiện đột ngột, nhanh chóng, gây đau đớn cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra cơn đau lưng cấp tính là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh đau lưng cấp như thế nào?
Contents
Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng cấp tính
Đau lưng cấp tính là tình trạng xuất hiện cơn đau lưng đột ngột kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng nhưng diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ kéo dài khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, một vài trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện trong vài ngày hoặc kéo dài vài tháng để triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn. Vậy nguyên nhân gây ra cơn đau lưng cấp là gì?
Cơn đau lưng cấp có thể được kích hoạt bởi các động tác mạnh lên cột sống trong khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc trong tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến cơn đau lưng cấp như:
- Thoát vị đĩa đệm lưng;
- Loãng xương;
- Viêm khớp nhiễm trùng;
- Khối u;
- Vận động hoặc làm việc quá sức;
- Chấn thương do té ngã, tai nạn hoặc va chạm mạnh trong thể thao;
- Tính chất công việc: Công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, lối sống lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, mang giày dép quá cao… chính là những yếu tố thuận lợi làm khởi phát các cơn đau lưng cấp.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng cấp tính thường không rõ ràng, do đó bác sĩ cần dựa tiền sử bệnh lý cũng như thăm khám lâm sàng để xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh đau lưng cấp tính
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh đau lưng cấp, cụ thể là:
- Cơn đau nhói xuất hiện đột ngột hoặc đau nhức âm ỉ ở vùng lưng trên hoặc lưng dưới.
- Cơn đau lưng chạy dọc theo cột sống hoặc đau khu trú, đau lan rộng từ vùng lưng sang bên hông hoặc/và xuống mông và chi dưới.
- Đau nghiêm trọng hoặc đau đột ngột sau khi ngồi lâu một chỗ, nằm bất động trên giường hoặc sau khi nâng vác vật nặng.
- Đau lưng không đứng thẳng lên được: Cơn đau xảy ra khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đứng thẳng lưng khi di chuyển, vặn hoặc xoay mình đột ngột, có chấn thương hoặc tai nạn.
- Cơn đau lưng có thể giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Một số trường hợp cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng vào buổi sáng và kèm theo biểu hiện cứng vùng lưng.
Ngoài ra, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng mà có thể kèm theo triệu chứng như:
- Căng hoặc cứng cơ tại khu vực xung quanh cột sống, hông và xương chậu.
- Cơ lưng có cảm giác như bị kim châm, tê yếu.
- Đau kèm theo cảm giác bỏng rát, châm chích và tê bì từ vùng thắt lưng đến các ngón chân.
- Ngứa râm ran kèm theo tình trạng yếu cơ tại khu vực bị ảnh hưởng.
- Suy giảm khả năng vận động, khó khăn trong việc xoay người hoặc đứng thẳng.
- Sốt.
- Rối loạn chức năng của ruột và bàng quang khiến người bệnh gặp khó khăn trong khi đại – tiểu tiện.
- Đau nhức ở bộ phận sinh dục.
- Sụt cân.
Điều trị bệnh đau lưng cấp tính như thế nào?
Phương pháp điều trị cơn đau lưng cấp sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cụ thể như sau:
Đau lưng cấp mức độ nhẹ
Với những trường hợp đau lưng cấp mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau ngay tại nhà như:
- Nghỉ ngơi: Nếu cơn đau lưng xuất hiện một cách đột ngột hoặc đau nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thì người bệnh hãy dừng ngay mọi hoạt động và nghỉ ngơi tại chỗ. Biện pháp này sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và các mô mềm xung quanh, giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tình trạng căng cơ và giảm đau hiệu quả.
- Châm cứu: Liệu pháp châm cứu được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị các cơn đau lưng cấp tính. Bác sĩ dẻ dùng những chiếc kim nhỏ và mảnh nhằm tác động lên các huyệt đạo tương ứng. Từ đó, giúp cơ thể người bệnh được thư giãn và giảm đau hiệu quả.
- Tập thể dục: Các bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tập thể dục 30 – 45 phút/ngày như đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội hoặc thực hiện một số bài tập giãn cơ tại nhà. Điều này giúp giảm nén dây thần kinh, hỗ trợ máu lưu thông tốt, thư giãn các cơ, gia tăng độ linh hoạt và sức chịu đựng cho xương khớp. Nhờ vậy, người bệnh sẽ giảm bớt cơn đau và cải thiện khả năng vận động.
- Chườm ấm: Việc chườm ấm lên vùng lưng bị đau sẽ giúp cơ lưng được thư giãn, máu lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng căng cơ, đau lưng và phục hồi tầm vận động cho người bệnh. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương ở vùng xương khớp bị tổn thương.
- Massage: Biện pháp này sẽ giúp người bệnh lưu thông hệ thống kinh mạch, khí huyết, thư giãn cơ, thần kinh và cột sống. Nhờ vậy, các tổn thương được chữa lành và cải thiện các cơn đau nhức ở lưng.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Đây là một trong những biện pháp giúp ngăn chặn và cải thiện tình trạng đau lưng cấp rất hiệu quả. Bởi cân nặng hợp lý sẽ giúp làm giảm áp lực lên cột sống và hạn chế tổn thương tiến triển.
Đau lưng cấp mức độ nghiêm trọng
Những trường hợp đau lưng cấp mức độ nặng do bệnh lý hoặc chấn thương… thì người bệnh cần được điều trị bằng các biện pháp như:
- Sử dụng thuốc: Nếu các biện pháp giảm đau tại nhà không cải thiện được tình trạng đau lưng cấp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm…
- Vật lý trị liệu: Một số trường hợp bệnh nhân bị đau lưng cấp, bác sĩ sẽ thiết lập một chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng của mỗi người. Các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp thư giãn và tăng cường sức cơ, tăng sự linh hoạt cho hệ xương khớp, tăng lưu thông máu, giải nén dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.
- Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp đau lưng cấp không cần phải điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định trong một số trường hợp như đau lưng do gãy xương, hẹp ống sống, thoát bị đĩa đệm, dây thần kinh tủy sống bị chèn ép, dị tật bẩm sinh ở cột sống, cấu trúc xương khớp khiến tầm vận động bị hạn chế…
Tìm hiểu thêm: Uống thuốc dị ứng nhiều có sao không?
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau lưng cấp
Trên thực tế, cơn đau lưng cấp có thể khởi phát bất kỳ lúc nào, ngay cả với người chưa từng bị đau lưng cấp. Đối với những người đã từng bị đau lưng cấp cũng không thể tránh khỏi tình trạng tái phát bệnh. Do vậy, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau để hạn chế khởi phát hoặc tái phát cơn đau lưng cấp:
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất đều đặn mỗi ngày để tăng độ linh hoạt và chắc khỏe cho hệ cơ – xương – khớp.
- Xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.
- Hạn chế những hoạt động gắng sức, đặc biệt là những đối tượng có tiền sử đau lưng cấp.
- Đảm bảo được tư thế đúng trong học tập, lao động và thể dục thể thao.
- Luôn luôn khởi động nhẹ nhàng, giãn cơ trước khi chơi thể thao, vận động mạnh.
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu.
- Hạn chế mang giày dép cao gót.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Mẹ bị đau mắt đỏ có nên cho con bú?
Tóm lại, đau lưng cấp là tình trạng xuất hiện cơn đau lưng đột ngột, bất ngờ và gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau lưng cấp ngay tại nhà hoặc cần phải điều trị ngoại khoa nếu cơn đau không thuyên giảm.