Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu như thế nào?

U bã đậu là một bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở vùng da da tiết nhiều mồ, vệ sinh kém hoặc không thông thoáng. Vậy các dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì?

Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu như thế nào?

U bã đậu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Mặc dù không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng u bã đậu lại gây mất thẩm mỹ. Vậy u bã đậu là gì? Dấu hiệu nhận biết u bã đậu như thế nào? Phương pháp điều trị u bã đậu ra sao? KenShin sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

U bã đậu là gì?

Vai trò chính của tuyến bã là bài tiết ra chất bã nhờn. Chất này được vận chuyển vào nang lông thông qua một ống dẫn, sau đó chúng chui qua lỗ chân lông để thoát ra ngoài nhằm bôi trơn da. Tuy nhiên, nếu ống tuyến bã bị tắc sẽ khiến cho chất bã nhờn không được bài xuất ra ngoài và tích tụ lại dưới da tạo thành u bã đậu.

U bã đậu là một loại u phát triển chậm nằm bên dưới da. Bên trong khối u có chứa chất nhờn mềm, đặc màu vàng và có cặn giống như bã đậu. Bên ngoài khối u được bảo bọc bởi một lớp màng có lỗ để dẫn chất nhờn thông ra ngoài.

Khối u bã đậu là u lành tính và không có khả năng chuyển thành u ác tính, không gây đau nhưng có kích thước tăng dần theo thời gian gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Nguyên nhân chính khiến cho ống tuyến bã bị tắc nghẽn và hình thành u bã đậu là:

  • Da từng bị tổn thương nghiêm trọng;
  • Tuổi dậy thì;
  • Da nhờn và không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Nếu bị viêm, khối u bã đậu sẽ bị tấy đỏ và gây đau nhức. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể đều có thể xuất hiện u bã đậu. Vậy dấu hiệu nhận biết u bã đậu nào?

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu như thế nào?

U bã đậu là một loại u phát triển chậm bên dưới da

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu

U bã đậu không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến nhiều người mất tự tin, đặc biệt khi khối u xuất hiện ở những vùng thẩm mỹ trên cơ thể. Vậy dấu hiệu nhận biết u bã đậu trên cơ thể là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết u bã đậu mà bạn nên biết, cụ thể là:

  • Nhìn bên ngoài u bã đậu giống mụn bọc.
  • Khối u nổi trên bề mặt da, không gây đau và cảm thấy mềm khi sờ vào.
  • U có thể di chuyển khi ấn vào.
  • U thường xuất hiện tại những vùng da bài tiết ra nhiều chất bã và mồ hôi như da đầu, vành tai, nách, ngực, lưng, mông…
  • Đầu của u bã đậu có màu xanh, có dịch vàng chảy ra kèm theo mùi hôi khi u bị vỡ ra.

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu như thế nào?

Hình dạng giống mụn bọc là một dấu hiệu nhận biết u bã đậu

U bã đậu có gây nguy hiểm không?

Bản chất của các khối u bã đậu là lành tính nên cũng không quá lo ngại.

Tuy nhiên, khối u có thể tái phát lại nhiều lần và dễ bị nhiễm trùng nếu nặn hoặc rạch khối u lấy nhân bên trong ra. Với những trường hợp đã tiến hành phẫu thuật loại bỏ u bã đậu nhưng không được chăm sóc và vệ sinh da đúng cách thì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

Bình thường, hầu hết các u bã đậu thường không gây đau. Tuy nhiên, trường hợp u bã đậu bị viêm nhiễm sẽ dễ dẫn đến hoại tử, mưng mủ hoặc loét da và gây đau đớn cho người bệnh.

Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu u bã đậu phát triển ở tai, cằm, trán… sẽ gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp khối u có kích thước lớn, chèn ép vào các dây thần kinh sẽ gây đau nhức cho người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị u bã đậu như thế nào?

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ dấu hiệu nhận biết u bã đậu. Vậy phương pháp chẩn đoán và điều trị u bã đậu như thế nào?

Chẩn đoán

Bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng thông qua việc thăm khám và khai thác tiền sử của người bệnh để chẩn đoán u bã đậu. Bên cạnh đó, nếu vẫn chưa có đủ căn cứ để xác định u bã đậu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm chỉ số viêm, chụp CT scanner, siêu âm… để chẩn đoán chính xác hơn.

Tìm hiểu thêm: Dầu hào ăn chay được không? Sản phẩm thay thế dầu hào phù hợp cho người ăn chay

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu như thế nào?
Xét nghiệm máu là một trong các chẩn đoán xác định bệnh u bã đậu

Điều trị

Rất ít trường hợp u bã đậu tự biến mất. Chỉ trong trường hợp u bã đậu là kết quả của tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Lúc này, khi tác động vào lỗ chân lông làm cho lỗ chân lông được thông thoáng hoặc cơ thể được giải độc, giải nhiệt thì khối u sẽ dần dần thu nhỏ và teo lại.

Chính vì thế, điều trị u bã đậu là việc cần thiết. Khi u bã đậu xuất hiện, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị loại bỏ khối u nếu cần thiết.

Phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất để điều trị và cắt bỏ u bã đậu. Khối u nên được loại bỏ khi kích thước chỉ từ 1 – 2 cm và chưa xảy ra tình trạng bội nhiễm. Kích thước khối u càng lớn thì càng làm tăng nguy cơ chảy mủ, viêm loét, nhiễm khuẩn và khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn, đồng thời để lại sẹo xấu sau điều trị.

Phẫu thuật chỉ được diễn ra khi khối u không bị viêm nhiễm, bởi nếu phẫu thuật trong tình trạng này thì khối u dễ bị vỡ, rất khó loại bỏ hoàn toàn và làm tăng nguy cơ tái phát. Lúc này, người bệnh cần được điều trị kháng sinh và giảm đau đến khi khỏi hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm rồi mới tiến hành phẫu thuật.

Hiện nay, có hai hình thức phẫu thuật u bã đậu, bao gồm:

  • Phẫu thuật thông thường: Thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 30 – 45 phút. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ, sau đó phẫu thuật viên sẽ sử dụng dao phẫu thuật vô trùng để rạch một đường nhỏ tại vị trí của khối u nhằm bóc tách và cắt bỏ toàn bộ tổ chức u bã đậu. Sau cùng, bác sĩ khâu lại vết rạch và cho người bệnh chăm sóc, theo dõi tại nhà mà không cần lưu lại bệnh viện.
  • Phẫu thuật laser: Phương pháp này hiện đại hơn phương pháp phẫu thuật thường, được thực hiện bằng cách sử dụng tia laser có nhiệt độ thích hợp để làm bay hơi khối u bã đậu. Phương pháp này có tính thẩm mỹ rất cao do ít để lại sẹo.

Người bệnh có thể bị đau nhức tại vị trí tổn thương sau phẫu thuật u bã đậu trong vòng vài ngày và chấm dứt dần dần. Đồng thời, người bệnh có thể ăn uống như bình thường, không cần kiêng khem quá mức.

Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật cắt bỏ u bã đậu, người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết mổ và thực hiện các biện pháp chăm sóc vết thương cũng như uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thấy mệt mỏi, sốt, sưng, nóng, đỏ, đau… tại vết mổ thì cần đến gặp bác sĩ điều trị để được xử lý sớm các biến chứng viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết u bã đậu là gì? Điều trị u bã đậu như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Mẹo dùng cây hương thảo đuổi muỗi trong nhà

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị khối u bã đậu triệt để

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã nắm được các dấu hiệu nhận biết u bã đậu cũng như phương pháp điều trị bệnh lý này. Để phòng tránh tình trạng u bã đậu xuất hiện hoặc tái phát lại, bạn nên duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ và luôn để da được khô thoáng, đồng thời lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *