Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Sán lợn là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống và môi trường, thường xuất phát từ thói quen sinh hoạt và việc ăn uống thiếu vệ sinh. Tại Việt Nam, không dưới 55 tỉnh thành ghi nhận trường hợp mắc sán lợn hoặc tồn tại ấu trùng sán lợn. Chúng ta cần hiểu rõ sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu để có an tâm sử dụng thịt lợn sau khi nấu.

Bạn đang đọc: Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Ăn chín, uống sôi là một quy tắc vàng trong chăm sóc sức khỏe, bởi nó đóng vai trò chủ chốt trong việc ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn, virus nói chung và sán lợn nói riêng tồn tại trong thực phẩm ăn uống hằng ngày. Vậy, phải nấu trong bao lâu và nhiệt độ như nào? Cùng KenShin tìm hiểu về vấn đề sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu trong bài viết sau.

Dấu hiệu bị nhiễm sán lợn

Trước khi đến với vấn đề sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chúng ta cần biết các biểu hiệu bị nhiễm sán lợn để có thể can thiệp và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của sự nhiễm sán lợn (sán lợn gạo) có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của sán và mức độ nhiễm trùng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà người bị nhiễm sán lợn có thể trải qua:

Giai đoạn sán trưởng thành

Người mắc sán ở giai đoạn trưởng thành thường không thể nhận biết được sự hiện diện của chúng do phản ứng của cơ thể không phải lúc nào cũng tạo ra các triệu chứng rõ ràng.

  • Hấp thụ chất dinh dưỡng kém, đau ở vùng thượng vị, cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy lặp đi lặp lại, chán ăn, ăn không ngon,
  • Hoặc ngược lại, có khi đối mặt với tình trạng đói cồn cào, ăn nhiều, và sút cân.

Khi sán bắt đầu rụng các đốt già qua phân, các triệu chứng lâm sàng thường giảm đi.

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Người mắc sán ở giai đoạn trưởng thành thường hay bị chán ăn

Giai đoạn nang sáng

Cysticercus hay còn gọi là nang sán lợn, có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong cơ thể của vật chủ. Phụ thuộc vào số lượng và vị trí của các nang, vật chủ có thể trải qua các biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp nặng, tồn tại nguy cơ gây tử vong.

  • Dưới da: Các trường hợp nhiễm ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da: Thường gây ra hiện tượng ngứa, nổi sần, và tạo thành các nốt dưới da có thể cảm nhận được sự chuyển động khi sờ.
  • Mô cơ: Sự xuất hiện của nang ấu trùng trong mô cơ ít khi xảy ra, nhưng trong trường hợp người bệnh bị nhiễm một lượng lớn nang và chúng ký sinh lên cơ, có khả năng gây ra cảm giác đau nhức cơ.
  • Tim: Sự xuất hiện của ấu trùng sán lợn trong tim có thể gây ra các dấu hiệu như: Khó thở, nhịp tim tăng nhanh và trường hợp ngất xỉu.
  • Mắt: Thường thấy xuất hiện những đốm trắng đục tại hốc mắt và mi mắt. Có thể gây ra những triệu chứng như: Rối loạn thị giác và trong những trường hợp nặng hơn, có thể gặp phải vấn đề tăng nhãn áp, giảm thị lực và đục thủy tinh thể có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.
  • Não: Nang sán lợn ký sinh trong não là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, đồng thời gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp bao gồm: Đau đầu từng cơn, động kinh, tăng áp lực trong sọ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, đột tử hoặc bị liệt do chèn ép dây thần kinh, bạch cầu ái toan trong dịch não tủy tăng cao có thể dẫn đến tử vong hoặc có những biến chứng nặng nề.

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Sự xuất hiện của ấu trùng sán lợn trong tim có thể gây ra dấu hiệu khó thở

Lưu ý rằng không mọi người bị nhiễm sán lợn đều trải qua tất cả các dấu hiệu này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế là quan trọng để xác định và điều trị tình trạng nhiễm sán lợn.

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Bệnh sán lợn là một bệnh truyền nhiễm gây ra do ấu trùng sán lợn. Nguyên nhân của bệnh này thường xuất phát từ việc tiếp xúc với thịt lợn hoặc thực phẩm khác như rau có chứa trứng hoặc ấu trùng sán mà chưa được nấu chín hoặc rửa sạch. Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là việc nuôi heo thả rông, có thể làm cho nguồn bệnh dễ lan ra môi trường nước và thức ăn.

Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, đều ghi nhận sự hiện diện của sán lợn. Ở Việt Nam, sán lợn cũng là một loại ký sinh trùng phổ biến và xuất hiện rộng rãi tại hầu hết các vùng miền và tỉnh thành trên khắp đất nước.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho sữa mẹ, giúp bé có đủ dinh dưỡng phát triển?

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn
Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Với sự phổ biến và mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này đến sức khoẻ con người thì việc hiểu biết về vấn đề sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu là rất quan trọng.

Theo nghiên cứu, ấu trùng sán lợn có trong thịt lợn sẽ bị tiêu diệt khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ 75 độ C trong khoảng 5 phút hoặc đun sôi ở 100 độ C trong vòng 2 phút trở lên. Đây là thời gian và nhiệt độ tiêu chuẩn đủ để loại bỏ ấu trùng sán lợn từ trong mọi loại thức ăn. Tuy nhiên, nếu phát hiện thịt lợn chuẩn bị sử dụng nhiễm bệnh sán hoặc chứa trứng, ấu trùng sán, việc tiêu hủy ngay là cần thiết để tránh rủi ro gây hại sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn

Ngoài cung cấp thông tin về vấn đề sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu, KenShin sẽ cung cấp thêm cho bạn kiến thức về phương pháp chẩn đoán cũng như cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn:

Phương pháp chẩn đoán nhiễm sán lợn

Để đưa ra chẩn đoán chính xác về nhiễm sán lợn, bác sĩ sẽ dựa vào các phương pháp sau đây:

  • Dựa vào yếu tố dịch tễ, như việc sống trong vùng có bệnh sán lợn
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tình trạng tăng bạch cầu ái toan, một chỉ số có thể tăng lên do nhiễm sán lợn.
  • Bệnh ở da, cơ: Chẩn đoán thông qua việc thực hiện phương pháp sinh thiết để xác định tình trạng nhiễm sán lợn.
  • Bệnh ở mắt: Sử dụng máy soi đáy mắt để kiểm tra có sự hiện diện của sán lợn hay không.
  • Bệnh ở não: Chẩn đoán bằng các kỹ thuật như: CT scan, MRI để xác định các hình ảnh bất thường trong não như: Vòng tròn dạng nhẫn hoặc các nốt tròn hóa vôi, đồng thời phát hiện tình trạng phù não.
  • Sử dụng các phương pháp chẩn đoán miễn dịch để đánh giá mức độ nhiễm sán lợn và phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu? Chẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ đang có kinh cạo gió được không? Hiểu rõ tác dụng và lời khuyên an toàn

Xét nghiệm máu để đưa ra chẩn đoán chính xác về nhiễm sán lợn

Điều trị khi nhiễm ấu trùng sán lợn

Các phương pháp điều trị khi cơ thể nhiễm phải ấu trùng sán lợn có thể bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh sán lợn như: thuốc chứa hoạt chất Niclosamide…
  • Kết hợp với các loại thuốc kháng viêm corticoid nếu nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô ngoài ruột.
  • Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng ở não.
  • Khi nguy cơ đe dọa tính mạng xuất phát từ sự phát triển của u nang trong các cơ quan quan trọng như: Phổi hoặc gan, quyết định phẫu thuật có thể là cần thiết. Bác sĩ có thể thực hiện việc tiêm thuốc trực tiếp vào u nang, chẳng hạn như: Formalin, để tiêu diệt ấu trùng trước khi loại bỏ u nang.

Quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp dựa trên mức độ nhiễm trùng và tình trạng sức khỏe cụ thể.

Trên đây, KenShin đã chia sẻ những thông tin về sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu cũng như là phương pháp chuẩn đoán và cách điều trị khi bị nhiễm sán lợn. Có thể thấy rằng kiểm soát nhiệt độ trong quá trình nấu ăn và chế biến thực phẩm là quan trọng để đảm bảo sự an toàn và ngăn chặn rủi ro lây nhiễm. Hy vọng những kiến thức trên có thể phần nào giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình khỏi nhiễm sán lợn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *