CRL trong siêu âm thai là gì? Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?

Khi bước vào các tháng mang thai, việc theo dõi sức khỏe đối với các bà mẹ là vô cùng cần thiết. Thông qua đó, có thể đánh giá sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi có đang bình thường. Khi siêu âm, chắc chắn chỉ số CRL sẽ được ghi trên giấy khám. Vậy CRL trong siêu âm thai là gì?

Bạn đang đọc: CRL trong siêu âm thai là gì? Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?

Làm mẹ có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với người phụ nữ. Mang trong mình một hình hài bé nhỏ, người mẹ luôn mong muốn con mình được phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên, việc trang bị cho bản thân đủ kiến thức trong hành trình mang thai vẫn là một dấu hỏi lớn cho tất cả các bà mẹ. Trong đó, chỉ số CRL trong siêu âm thai là một thông số đặc biệt cần biết. Hãy tìm hiểu xem

CRL trong siêu âm thai là gì?

CRL trong siêu âm thai là gì?

Crown Rump Length viết tắt là CRL, là chiều dài đo được từ đầu đến mông của thai nhi. Qua thông số này, bác sĩ có thể đánh giá chiều dài cơ thể thai nhi từ khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 14 theo độ dài từ đầu đến mông. Theo các bác sĩ, đây là thời điểm thích hợp nhất để đo chỉ số CRL. Vì giai đoạn này, cơ thể thai nhi không còn co lại như ở giai đoạn đầu, và về sau, khi cơ thể thai nhi dần dãn ra thì sẽ có thông số khác để đo từ đầu đến các chi.

Trong giai đoạn từ tuần 6 đến tuần 14, những biến đổi sinh học xảy ra ở mức độ chưa cao nên kết quả siêu âm đạt được độ chính xác cần thiết. Về giai đoạn sau, biến đổi về mặt sinh học xảy ra đáng kể, nên độ chính xác của CRL trong siêu âm không còn đạt chuẩn yêu cầu của bác sĩ chuyên môn nữa.

CRL trong siêu âm thai là gì? Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?

Siêu âm để chẩn đoán CRL trong siêu âm thai

Chỉ số CRL trong siêu âm thai giúp nhận biết được điều gì?

Đây không chỉ là một thông số đơn giản, các bác sĩ chuyên môn sẽ dựa trên kết quả nhận được để đánh giá một vài chỉ tiêu của thai nhi như:

Xác định số tuần tuổi thai

Tuần tuổi thai là quãng thời gian tính từ khi phôi thai được hình thành và phát triển bên trong tử cung của thai phụ. Việc đánh giá chỉ số CRL đo được và ngày kinh nguyệt xuất hiện cuối cùng (LMP) kể từ khi mang thai để tính số ngày tuổi của thai, qua đó đưa ra chính xác nhất ngày dự sinh. Nếu phụ nữ có tiền sử kinh nguyệt không đều trước đó thì việc dựa vào chỉ số CRL trong siêu âm thai lại càng chính xác.

Nguy cơ sảy thai

Trong lúc siêu âm thai nhi trong giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần 14, bác sĩ có thể nghe được tiếng tim thai, nếu nhịp tim đều, mạnh thì chứng tỏ phôi thai đang phát triển bình thường. Việc sảy thai ở đây xảy ra một cách âm thầm, lặng lẽ nên đôi khi người mẹ cũng như gia đình khó nhận diện được.

Song song đó, MSD viết tắt của đường kính trung bình túi thai, cũng là một thông số của người mẹ mà bác sĩ có thể dựa vào để chẩn đoán sảy thai. Khác với CRL trong siêu âm thai, MSD được đo từ tuần thứ 3 kể từ lúc thụ thai, và dao động trong khoảng đo từ 2mm cho đến 3mm, khi thai từ 5 tuần tuổi trở lên.

Nếu MSD lớn hơn CRL tối thiểu 5mm thì có thể đưa ra kết luận sơ bộ là thai khỏe và đang phát triển bình thường. Nhưng khi hiệu số giữa MSD và CRL nhỏ hơn 5mm thì cần phải lưu ý vì có thể thai phụ đang nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ sảy thai rất cao.

CRL trong siêu âm thai là gì? Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?

CRL trong siêu âm bất thường có thể là dấu hiệu của sảy thai

Đột biến nhiễm sắc thể

Hội chứng Edwards (hội chứng trisomy 18) là hội chứng có 3 nhiễm sắc thể số 18. Điều này là hoàn toàn bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể, vì với một cặp nhiễm sắc thể bình thường chỉ có 2 chiếc. Hiện tượng này có thể phát hiện đồng thời khi CRL trong siêu âm thai giảm.

Hậu quả mà căn bệnh này mang lại là vô cùng lớn, trẻ em sẽ có biểu hiện chậm phát triển hơn những bạn đồng trang lứa và kèm theo những biểu hiện bất thường khác. Ngoài ra còn một số dạng đột biến nhiễm sắc thể khác.

Tiêu chuẩn nhận biết chỉ số CRL đang ở mức bình thường

Vào mỗi giai đoạn khác nhau, ta sẽ có một tiêu chuẩn để đánh giá xem CRL có đang nằm trong mức bình thường. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn để đánh giá CRL trong siêu âm thai:

Tìm hiểu thêm: Sinh thiết khối u là gì? Những loại sinh thiết khối u phổ biến hiện nay

CRL trong siêu âm thai là gì? Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?
Bảng tiêu chuẩn để đánh giá chỉ số CRL trong siêu âm thai

Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?

Hiểu được tầm quan trọng của thông số này trong quá trình mang thai, các bà mẹ đang rất muốn biết xem làm sao để cải thiện chỉ số CRL? Canxi sẽ là một trong các chất mà các mẹ bầu nên tìm hiểu. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần nạp khoảng 1000mg canxi theo lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI). Vì Canxi có tác dụng:

Trong suốt thai kỳ, mỗi ngày mẹ cần nạp khoảng 1000mg canxi theo lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI).

  • Hỗ trợ xương cũng như răng được chắc khoẻ;
  • Hệ tim được phát triển bình thường khoẻ mạnh;
  • Hệ thống thần kinh, cơ bắp bình thường;
  • Tránh đông máu ở trẻ;
  • Tránh nguy cơ loãng xương. Càng gần giai đoạn sinh nở, bé phát triển trong cơ thể mẹ sẽ sử dụng Canxi càng nhiều, làm hệ xương của mẹ suy yếu, và đưa đến bệnh loãng xương sau này của người mẹ;
  • Cùng với đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình mang thai, bổ sung một số loại thực phẩm dưỡng chất, cung cấp đa dạng các nhóm thực phẩm như: Tinh bột, chất béo, chất đạm, rau, hoa quả tươi, sữa và các sản phẩm xuất xứ từ sữa (sữa bầu, sữa chua, phô mai);
  • Bổ sung protein hay kẽm thông qua các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nên ưu tiên ăn cá hơn ăn thịt.

CRL trong siêu âm thai là gì? Mẹ bầu nên làm gì để cải thiện chỉ số CLR?

>>>>>Xem thêm: Ngân hàng trứng có chức năng gì? Hiến tặng và nhận trứng như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai kỳ

Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên, các mẹ bầu cũng đã trang bị được cho mình một số kiến thức để giải đáp thắc mắc CRL trong siêu âm thai là gì. Có thể thấy, siêu âm thai cung cấp nhiều thông tin quan trọng để đánh giá sự phát triển của em bé. Vì vậy, người mẹ nên đi khám thai định kỳ để theo dõi và phát hiện những bất thường sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *