Nấm mối là một loài nấm giàu dinh dưỡng và có nhiều vai trò với sức khỏe con người. KenShin sẽ đưa ra một số thông tin chi tiết về loại nấm này trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Công dụng của nấm mối đối với sức khỏe
Nấm mối là một loại nấm có hàm lượng dinh dưỡng cao thường được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Tuy nhiên ít ai biết được loại thực phẩm này còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng KenShin tìm hiểu chi tiết công dụng của nấm mối ngay sau đây!
Contents
Tổng quan về nấm mối
Nấm mối tự nhiên còn hay được gọi là nấm mối trắng để phân biệt với nấm mối đen – một chủng nấm lai trong phòng thí nghiệm. Tên khoa học của nấm mối trắng là Termitomyces albuminosus. Đây là loài nấm thuộc họ Lyophyllaceae.
Sở dĩ có cái tên nấm mối là vì chúng thường hút chất dinh dưỡng của các tổ mối để phát triển. Ở nước ta, nấm mối thường mọc dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long,…
Hàm lượng dinh dưỡng có trong nấm mối
Các thành phần trong nấm mối đều có hoạt tính sinh học cao và giàu dinh dưỡng. Cụ thể
Trong 100g trọng lượng nấm khô có chứa:
- 15,1 – 19,1g Protein;
- 43,7 – 57,4% Carbohydrate;
- 2,5 – 5,4% axit béo không bão hòa đa cao;
- 17,5 – 24,7% chất xơ;
- 2,4g các khoáng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, photpho.
Công dụng của nấm mối với sức khỏe
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nấm mối có thể mang lại hàng loạt các lợi ích sức khỏe. Có thể kể đến như:
Ngăn ngừa các bệnh ung thư
Theo Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ NCBI, nấm mối là một dược liệu tiềm năng trong việc nghiên cứu các hoạt chất điều trị ung thư. Những thí nghiệm trên chuột gần đây cũng cho hiệu quả cao trong việc điều trị ung thư ruột kết.
Điều hòa kinh nguyệt
Từ xa xưa, nấm mối đã được nữ giới ưa chuộng bởi chúng có thể điều chỉnh lại kinh nguyệt không đều, cải thiện nội tiết tố cực kỳ hữu dụng. Sử dụng nấm mối vào các bữa ăn hằng ngày còn giúp da tươi tắn, trẻ trung và rạng rỡ.
Ngăn ngừa nếp nhăn
Trong thành phần của nấm mối chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa. Nhờ tác động ngăn chặn gốc tự do của các thành phần này giúp giảm thiểu quá trình phân giải collagen. Nhờ đó giúp cho làn da luôn trẻ khỏe và ít nếp nhăn.
Cải thiện đề kháng
Trong nấm chứa các hoạt chất kích thích tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn để chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập. Trong những thời điểm giao mùa, bổ sung thêm nấm mối vào thực đơn sẽ giúp các gia đình phòng ngừa nhiều bệnh thời tiết vô cùng hiệu quả.
Nâng cao hoạt động xương khớp
Canxi, phốt pho và vitamin D là các thành phần vô cùng quan trọng với xương được tìm thấy trong nấm mối. Vì vậy, khi dùng nấm mối hằng ngày nghĩa là bạn đang bổ sung cho mình một thực phẩm chức năng ngăn ngừa loãng xương, thoái hoá khớp và nhiều bệnh lý về xương khác.
Cách nhận diện nấm mối
Trên thực tế các loài nấm ăn được tự nhiên có nhiều đặc điểm khá giống nhau dễ gây nhầm lẫn. Để nhận diện được đâu là nấm mối có thể dựa vào một số yếu tố sau:
- Màu sắc: Gốc nấm thường hơi ngả vàng chứ không trắng tinh. Thân nấm màu trắng và mũ nấm màu trắng đến xám nhạt.
- Hình dạng: Thân nấm hình trụ trên phình, dưới nhỏ. Cây nấm mối trưởng thành có thể cao từ 3 – 10 cm. Mũ nấm thường có hình tròn, mặt trên phẳng và bề mặt mịn.
- Vùng mọc nấm: Nấm mối tự nhiên thường mọc trên tổ mối hoặc trong môi trường ẩm ướt như vùng đất ẩm hoặc cây gỗ mục.
Tìm hiểu thêm: Góc thắc mắc: Hạt óc chó đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nấm mối sử dụng như thế nào?
Để mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe thông qua các món ăn thì khẩu vị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để gia tăng hương vị cho nấm mối, sau đây là một số món ăn đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Nấm mối xào tỏi
Cắt bỏ phần gốc của nấm mối, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng vài phút, vớt ra rửa lại và để ráo. Đun sôi một lít nước, nhúng nấm vào luộc qua để nấm không bị vỡ khi xào, giúp cho nấm giữ được màu sắc đẹp và hương vị ngon. Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt thành lát tròn mỏng.
Băm nhỏ tỏi, hành tím, một trái ớt. Bắc chảo, để lửa lớn, cho hỗn hợp hành tỏi vào phi thơm khoảng 2 – 3 phút, sau đó cho nấm và cà rốt vào xào cùng, nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 3 thìa đường, 2 thìa nước mắm, đảo đều tay khoảng 3 phút. Cho tóp mỡ và hành lá vào đảo thêm một lúc rồi tắt bếp, bày món ăn ra đĩa.
Nấu cháo nấm mối
Cháo nấm mối phối hợp với thịt băm nhuyễn cùng một ít tiêu là món ăn giàu dinh dưỡng cho các gia đình. Cách nấu món này cũng giống như nấu cháo thông thường. Xào nhẹ nấm mối đã rửa sạch và thái nhỏ trên bếp, sau đó cho vào nồi cháo đã chín và khuấy đều. Bổ sung gia vị cho vừa miệng.
Hương vị của cháo nấm sẽ càng gia tăng khi cho thêm một chút hành ngò đã chia nhỏ. Món ăn này phù hợp để đãi bạn thân và gia đình trong các thời điểm thay đổi thời tiết, không khí trở lạnh.
Nấm mối xào măng
Cắt măng thành sợi nhỏ, bỏ vào nồi nước sôi để luộc. Khi thấy măng không còn đắng nữa nghĩa là măng đã chín hoàn toàn, đổ măng ra rổ để ráo nước.
Cạo sạch đất trên nấm mối, bỏ phần gốc, ngâm rửa trong nước muối loãng, vớt nấm để ráo, cắt đôi hoặc cắt sợi. Cho chảo lên bếp, cho dầu vào phi tỏi băm cho vàng thơm. Sau đó đổ nấm mối và măng vào đảo đều tay, cho dầu hào, nêm đường, hạt nêm, bột ngọt sao cho vừa khẩu vị. Khi nấm mối đã chín thì cho hành lá, tiêu vào là hoàn thành.
>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm mà bạn nên biết
Trên đây là những công dụng mà nấm mối mang lại với sức khỏe cũng như cách chế biến một số món ăn thơm ngon từ loại dược liệu này. Hy vọng loại dược liệu này sẽ mang lại cho gia đình của bạn những bữa ăn thơm ngon đậm đà và dinh dưỡng. Cùng theo dõi các bài viết mới tại KenShin để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe thú vị.