Chụp X quang sọ não được xem là kỹ thuật tân tiến, hiện đại, giúp bác sĩ phát hiện được một số bệnh lý, tổn thương từ nhẹ đến nặng ở xương hộp sọ và não bộ. Vậy những căn bệnh nào có thể chẩn đoán được từ kỹ thuật này?
Bạn đang đọc: Chụp X quang sọ não giúp phát hiện bệnh gì?
Khi vùng sọ não gặp chấn thương hoặc mắc các bệnh lý nào đó, não bộ rất dễ bị ảnh hưởng. Thậm chí, các vấn đề ở vùng đầu còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Phương pháp chụp X quang sọ não được chỉ định thực hiện ngay khi người bệnh có những dấu hiệu bất thường. KenShin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh lý có thể phát hiện được sau khi áp dụng kỹ thuật này.
Contents
Chụp X quang sọ não là gì?
Sọ não là bộ phận bao quanh não, có cấu trúc cứng cáp và đảm nhận vai trò bảo vệ não bộ. Mọi tác động làm ảnh hưởng hoặc thay đổi cấu trúc hộp sọ đều có nguy cơ gây tổn thương não. Ngược lại, những bệnh lý xảy ra bên trong não cũng ảnh hưởng không nhỏ và làm thay đổi hình thái của hộp sọ.
Chụp X quang sọ não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để quan sát hình ảnh giải phẫu hộp sọ. Khi quan sát phim chụp X quang sọ não, bác sĩ có thể nhận biết chi tiết hình ảnh xương sọ, mũi, xoang và cả khuôn mặt. Từ đó giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác những tổn thương ở sọ não và các vấn đề trong não bộ.
Chụp X quang sọ não phát hiện được bệnh gì?
Vậy chụp X quang sọ não có thể phát hiện được bệnh gì? Theo các bác sĩ, đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, giúp chẩn đoán các bệnh lý sau đây:
- Xương sọ bị dị tật bẩm sinh, tình trạng nứt gãy xương sọ hoặc có dị vật trong xương sọ.
- Mức độ chấn thương sọ não.
- Các bệnh u não như u tuyến yên, u màng não…
- Rối loạn chuyển hóa, nội tiết làm cho xương sọ bị biến dạng.
- Các bệnh lý ở vùng xoang mũi.
- Tình trạng vôi hóa bên trong não.
Mặc dù có thể giúp phát hiện được nhiều bệnh lý ở vùng sọ não nhưng việc sử dụng tia bức xạ ở kỹ thuật này có thể gây ra những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không đảm bảo nguyên lý chụp X quang. Ngoài ra, các đối tượng có cơ địa đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú sẽ cần thận trọng hơn. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình cũng như khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang để được tư vấn giải pháp phù hợp nhé!
Quy trình chụp X quang sọ não
Quy trình chụp X quang sọ não thường được thực hiện tại các cơ sở y tế theo các bước như sau:
Trước khi chụp X quang sọ não
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ cung cấp những thông tin cần biết về phương pháp này để người bệnh không lo lắng, căng thẳng. Đây là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn, không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt, người bệnh cũng không cần nhịn ăn trước khi chụp. Tuy nhiên, do sử dụng tia bức xạ X nên người bệnh cần loại bỏ những vật dụng và trang sức kim loại ra khỏi cơ thể, nhất là ở vùng đầu, cổ.
Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không? Một số lưu ý khi bà bầu sử dụng sữa tươi
Thực hiện chụp X quang sọ não
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ yêu cầu người bệnh vào đúng tư thế để chụp X quang. Trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh có thể được yêu cầu điều chỉnh tư thế để quan sát sọ não và não ở nhiều góc độ. Hai tư thế được thực hiện phổ biến trong kỹ thuật này là thẳng và nghiêng. Cụ thể như sau:
- Tư thế thẳng: Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp hoặc đứng thẳng vào giá chụp, 2 tay duỗi thẳng dọc theo thân. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh tư thế người bệnh nằm ở giữa bàn, đường nối 2 lỗ tai song song với phim chụp. Khi đó, chùm tia X được chiếu vào giữa trán, thẳng góc với mặt phim.
- Tư thế nghiêng: Người bệnh nằm sấp trên bàn chụp, 2 cánh tay duỗi dọc theo thân. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh sao cho mặt phẳng chính diện song song với mặt phim, đường nối ống tai với bờ dưới hốc mắt thẳng góc với phim. Khi đó, chùm tia X sẽ chiếu xuyên qua 1 điểm thẳng góc mặt phim.
Nhận kết quả chụp X quang sọ não
Sau khoảng 30 phút, người bệnh sẽ nhận được kết quả chụp X quang sọ não. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên các yếu tố như sau:
- Dựa vào hình dáng vòm sọ: Nếu kết quả phim bình thường thì hình ảnh thể hiện vòm sọ có cấu tạo từ bản sọ trong và ngoài, chiều cao và chiều dài của hộp sọ có tỷ lệ nhất định với nhau. Còn kết quả phim bất thường thì hộp sọ bị biến dạng hoặc thay đổi kích thước, có hiện tượng nứt gãy, lún xuống do khối u hoặc chấn thương.
- Dựa vào các đường khớp của xương sọ: Trường hợp sọ não bình thường thì phim X quang thể hiện đường khớp sọ rõ ràng. Ở trẻ em, phần xương sọ chưa phát triển hoàn chỉnh thì sẽ tạo thành các thóp bao gồm thóp trước, trước bên, thóp sau và sau bên. Ở người lớn, các phần xương sọ tiếp nối chặt chẽ với nhau, khớp sọ có hình răng cưa. Nếu sọ não có vấn đề thì các phần xương sọ không tiếp nối với nhau, các khớp sọ bị giãn nở.
>>>>>Xem thêm: Các công dụng của hạt chia mà bạn nên biết
- Dựa vào hố yên: Kết quả phim bình thường thì cấu trúc hố yên được thể hiện rõ ràng. Trường hợp sọ não bất thường thì mấu yên trước dính liền với mấu yên sau, lòng hố yên bị giãn rộng, miệng hố yến có tình trạng giãn rộng đáng kể.
- Dựa vào vết ấn điểm chỉ: Vết ấn điểm bình thường có hình dạng giống như vết các ngón tay. Trên phim chụp, vết ấn điểm thường được thấy rõ nhất ở vùng thái dương. Nếu có bất thường, các vết ấn điểm chỉ tăng thêm về số lượng và chiều sâu.
- Dựa vào các đường mạch máu: Vòm sọ não bình thường sẽ thể hiện trên phim là các đường sáng nhỏ có phân nhánh, gọi là hệ thống mạch máu nội sọ. Bác sĩ có thể dựa vào những biểu hiện bất thường của các đường này để chẩn đoán tình trạng tổn thương ở não hoặc sọ não.
Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang sọ não, các căn bệnh có thể chẩn đoán cũng như quy trình thực hiện. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế trên cả nước có thể thực hiện kỹ thuật này, tuy nhiên, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín để bảo vệ sức khỏe và có kết quả chẩn đoán chính xác nhé!