Chứng sợ lửa là một trong những rối loạn lo âu có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Vậy, thực chất. chứng sợ lửa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Chứng sợ lửa (Pyrophobia) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Chứng sợ lửa là một bệnh lý có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính được đặc trưng bởi tình trạng lo lắng, sợ hãi quá mức khi tiếp xúc với lửa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Contents
Chứng sợ lửa (Pyrophobia) là gì?
Chứng sợ lửa là một trong các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là chứng ám ảnh sợ hãi liên quan đến lửa. Một người mắc chứng ám ảnh sợ hãi sẽ lo sợ tột độ về một điều gì đó gây ra ít hoặc không gây ra những nguy hiểm thực sự.
Những người mắc phải hội chứng sợ lửa sẽ có biểu hiện hoảng sợ, lo lắng, bất an khi nhìn thấy hoặc đối diện với các tình huống có lửa. Tình trạng này có thể xảy ra nhìn thấy lửa dưới bất kỳ hình thức nào chẳng hạn như những ngọn lửa lớn mang tính chất nguy hiểm hoặc thậm chí là những ngọn lửa nhỏ không gây nguy hiểm.
Trên thực tế, việc sợ hãi hay thận trọng khi tiếp xúc với lửa là phản ứng hoàn toàn bình thường của con người. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng sợ lửa, ngay cả những thứ như ngọn lửa nến sinh nhật cũng có thể gây ra các biểu hiện lo lắng, sợ hãi quá mức.
Biểu hiện của chứng sợ lửa
Biểu hiện của hội chứng sợ lửa sẽ xuất hiện khi người bệnh đối diện với ngọn lửa. Tùy thuộc vào mức độ cụ thể của nỗi ám ảnh, các triệu chứng có thể khác nhau đối với mỗi người. Một số biểu hiện thường gặp của hội chứng trên bao gồm:
- Lên cơn hoảng loạn khi nhìn thấy lửa hoặc nói về lửa. Các biểu hiện trong cơn hoảng loạn bao gồm: Khó thở, tim đập nhanh, toát mồ hôi, tay chân run rẩy, khô miệng, tức ngực, đánh trống ngực, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, liên tục muốn đi vệ sinh, bỏ chạy hoặc ngất xỉu,…
- Lo lắng hoặc hoảng sợ không thể kiểm soát khi nhìn thấy hoặc đề cập đến lửa.
- Xuất hiện dự cảm tiêu cực về các rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra đối với lửa.
- Tránh né khi tiếp xúc với lửa.
Thực tế, người mắc hội chứng sợ lửa có thể hiểu rõ về sự phi lý trong nỗi sợ của mình nhưng họ không có khả năng kiểm soát nỗi sợ của bản thân. Đôi khi, việc phản ứng quá mức khi tiếp xúc với lửa khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, mặc cảm, tự ti đối với những người xung quanh.
Nguyên nhân gây ra chứng sợ lửa
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên chứng sợ lửa. Tuy nhiên, một số các yếu tố như trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, tác động từ xã hội, môi trường được cho là có nguy cơ cao gây nên hội chứng. Các yếu tố nguy cơ thường gặp như:
Tìm hiểu thêm: Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
- Ám ảnh trong quá khứ: Người mắc chứng sợ lửa có thể đã từng trải qua trải nghiệm tồi tệ với lửa vào một thời điểm nào đó như vô tình gây hỏa hoạn, bị bỏng nặng hoặc sống sót sau một trận cháy.
- Di truyền: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh khả năng di truyền của hội chứng này tuy nhiên gia đình cũng là yếu tố góp phần hình thành nỗi sợ.
- Môi trường sống: Những người thường xuyên sống gần các địa điểm có nguy cơ cháy nổ cao, nơi liên tục xảy ra nhiều cuộc hỏa hoạn thì có thể dễ khiến họ hình thành nên hội chứng sợ lửa.
- Có tiền sử mắc các nỗi ám ảnh hoặc rối loạn lo âu khác.
Điều trị chứng sợ lửa
Theo đánh giá của các chuyên gia thì chứng sợ lửa không gây ảnh hưởng hay đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng nó có thể gây nên những cản trở trong đời sống sinh hoạt. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ không thể trải nghiệm những hoạt động thú vị có sự tham gia của lửa như: Cắm trại, sinh nhật, nấu nướng,…
Bên cạnh đó, người mắc chứng sợ lửa sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, sợ hãi gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, người bệnh cần được can thiệp và điều trị sớm bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Các bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của người bệnh từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị chứng sợ lửa cho hiệu quả cao thường được sử dụng như:
Liệu pháp tiếp xúc
Liệu pháp tiếp xúc là một trong các phương pháp được sử dụng để điều trị chứng rối loạn lo âu, rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, trong đó có chứng sợ lửa. Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi bằng cách cho họ tiếp xúc dần dần, lặp đi lặp lại với các tác nhân trong điều kiện thuận lợi và an toàn.
Ban đầu khi điều trị, người bệnh sẽ được tiếp xúc với lửa ở cấp độ thấp như được nghe kể, tự suy nghĩ về lửa, xem hình ảnh hoặc video về vụ cháy. Sau đó, người bệnh sẽ được tăng cấp độ tiếp xúc với tác nhân như trực tiếp đối mặt với ngọn lửa, đến gần hoặc đứng cạnh ngọn lửa.
Trong suốt quá trình này, chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh học cách quản lý cảm xúc của mình từ đó loại bỏ những phản ứng quá khích.
Liệu pháp nhận thức – hành vi
Liệu pháp nhận thức hành vi là một trong các liệu pháp điều trị tâm lý thường được kết hợp sử dụng với liệu pháp tiếp xúc. Đây là kỹ thuật giúp cải thiện chứng sợ lửa một cách hiệu quả, an toàn đối với người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Khí hư dạng bột là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi tiến hành điều trị, các bác sĩ sẽ trò chuyện với người bệnh để tìm hiểu được mức độ nặng, nhẹ của người bệnh. Từ đó, đưa ra các chiến lược giúp họ quản lý nỗi sợ hãi, lo lắng, dần dần điều chỉnh suy nghĩ của bản thân theo hướng phù hợp, tích cực hơn.
Điều trị bằng thuốc
Trên thực tế, không có loại thuốc nào có tác dụng điều trị tận gốc và kiểm soát lâu dài chứng sợ lửa. Tuy nhiên, khi các cơn lo lắng hay hoảng sợ quá mức gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và sức khỏe thì bác sĩ sẽ cân nhắc một số loại thuốc giúp hạn chế tình trạng này.
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc an thần, thuốc chẹn beta,… có thể được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm các biểu hiện của hội chứng sợ lửa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn do nó nguy cơ gây ra những tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, nôn chóng mặt, đau đầu,…
Chứng sợ lửa có thể gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người mắc bệnh do đó cần phải được phát hiện và điều trị bằng các biện pháp thích hợp. Việc điều trị giúp người bệnh dần kiểm soát, vượt qua nỗi sợ và ổn định lại cuộc sống.