Phẫu thuật cắt tuyến mang tai thường được chỉ định trong các trường hợp: U tuyến mang tai, viêm tuyến mang tai do sỏi… Tuyến mang tai có sự liên kết với dây thần kinh số VII, vì vậy khi phẫu thuật cần phải thật sự cẩn trọng.
Bạn đang đọc: Cắt tuyến mang tai có gây nguy hiểm cho dây thần kinh số VII không?
Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất cơ thể nằm ngoài vùng mặt, gần với góc hàm ở mỗi bên. Khi bị u tuyến nước bọt, u tuyến mang tai… thì cần phải thực hiện phẫu thuật cắt tuyến mang tai. Tuy nhiên, tuyến mang tai lại có sự liên kết với dây thần kinh số VII, vì vậy việc phẫu thuật cần phải được đảm bảo và cần bảo tồn dây thần kinh này.
Contents
Tìm hiểu về tuyến mang tai
Tuyến nước bọt gồm có 3 cặp tuyến lớn: 2 tuyến nước bọt mang tai, 2 tuyến nước bọt dưới lưỡi, 2 tuyến nước bọt dưới hàm và nhiều tuyến phụ khác. Tuyến mang tai là một trong những tuyến nước bọt chính của cơ thể, vì vậy khi tuyến này gặp vấn đề sẽ gây nhiều ảnh hưởng khác.
Những tổn thương tuyến mang tai thường gặp như: Dạng viêm, dạng sỏi (vôi hóa tuyến nước bọt), u tuyến mang tai sẽ không hiệu quả nếu điều trị nội khoa. Những trường hợp này nên thực hiện phẫu thuật để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai được xem là phẫu thuật khó, rất có nguy cơ tổn thương các vùng và thành phần lân cận, nhất là dây thần kinh số VII. Nguyên nhân là do tuyến mang tai có quan hệ mật thiết với dây thần kinh số VII, tĩnh mạch cảnh ngoài, nhánh tận của động mạch cảnh ngoài. Những cuộc phẫu thuật liên quan đến cắt tuyến mang tai, tuyến nước bọt luôn được bác sĩ thực hiện cẩn trọng.
Cắt tuyến mang tai có ảnh hưởng đến dây thần kinh số VII không?
Dây thần kinh số VII chi phối vận động của khuôn mặt, có chức năng liên quan đến cảm giác, vị giác và vận động. Mà tuyến mang tai lại có sự liên kết với dây thần kinh số VII, nếu phẫu thuật không cẩn trọng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Mặt khác, khi thực hiện các cuộc phẫu thuật cắt tuyến mang tai, việc bảo tồn dây thần kinh số VII là rất quan trọng. Dây thần kinh số VII thường được bảo tồn khi chưa có dấu hiệu tổn thương, với trường hợp đã tổn thương thì có thể lựa chọn không bảo tồn dây thần kinh số VII.
Lưu ý khi thực hiện phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Tuyến mang tai khi bị u, viêm hoặc sỏi sẽ được điều trị như thế nào? Phẫu thuật liệu có an toàn không?
Chỉ định và chống chỉ định với phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Việc thực hiện phẫu thuật tuyến mang tai được chỉ định với những trường hợp sau:
- U lành tính hoặc u có độ ác tính thấp.
- Người bị viêm tuyến mang tai tái phát, viêm do sỏi mà điều trị nội khoa không hiệu quả.
- Viêm tuyến gây phì đại, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của vùng hàm – mặt.
- Khi nghi ngờ hoặc đã xác định bệnh có dấu hiệu di căn.
Bên cạnh đó, phẫu thuật thường chống chỉ định với:
- Các khối u có độ ác tính từ trung bình đến cao, gây nguy hiểm.
- Khối u lành tính nhưng nằm ở cực dưới của tuyến mang tai.
- Người có bệnh lý toàn thân, gây ảnh hưởng đến việc gây mê và phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Làm sao để bổ sung đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu và mẹ sau sinh?
Theo dõi sau khi thực hiện phẫu thuật
Sau khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u trên tuyến mang tai, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận.
- Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn sau phẫu thuật như: Nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp…
- Theo dõi các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như: Chảy máu, nhiễm khuẩn…
- Hút dịch mỗi ngày, rút dẫn lưu sau phẫu thuật từ 36 – 48 giờ.
- Thay băng hàng ngày để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn.
- Sau khoảng 5 – 7 ngày có thể thực hiện cắt chỉ.
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm, phù nề và kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
Những biến chứng có thể xảy ra nếu không phẫu thuật cắt tuyến mang tai
Khi bạn bị viêm tuyến nước bọt, vôi hóa tuyến nước bọt hay u tuyến nước bọt mà không thực hiện phẫu thuật có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng như:
- Tuyến nước bọt bị xơ hóa, viêm, sưng, đau, sốt, ăn uống khó khăn gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh.
- Tuyến nước bọt sưng to làm thay đổi gương mặt, gây mất thẩm mỹ hoặc chèn ép các cơ quan như tai, mũi, họng.
- Đối với trường hợp u hỗn hợp tuyến nước bọt nếu không có sự can thiệp, điều trị kịp thời có thể sẽ chuyển từ lành tính sang ác tính.
- Khi cơ thể có đề kháng kém, nhiễm trùng từ tuyến nước bọt có thể bùng phát và gây ra tình trạng nhiễm trùng máu.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cách khắc phục
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai là một dạng phẫu thuật khó vì phải bảo tồn dây thần kinh số VII. Tuy nhiên, với những trường hợp có dấu hiệu nặng mà không thực hiện phẫu thuật có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Khi phát hiện bị viêm tuyến nước bọt, vôi hóa hoặc u tuyến nước bọt thì bạn nên thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên là những thông tin về phẫu thuật cắt tuyến mang tai mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh nhé!