Siêu âm thai nhi là điều buộc phải làm để bản thân mẹ và bé luôn được theo dõi sức khoẻ thật cẩn thận trong suốt quá trình thai nghén. Vậy có những phương pháp siêu âm nào và nên siêu âm lúc thai nhi được mấy tuần tuổi?
Bạn đang đọc: Các phương pháp và mốc thời gian siêu âm thai nhi mà mẹ bầu cần biết
Mang thai là hành trình quan trọng với phụ nữ. Trong quá trình thai nghén 9 tháng 10 ngày, để mẹ và bé đều khỏe cũng như chuẩn bị tốt cho kế hoạch “vượt cạn” thì mẹ bầu nên siêu âm thai nhi định kỳ. Vậy có các phương pháp siêu âm thai nhi nào? Phải siêu âm vào lúc nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết sau để mẹ bỉm có cho mình đầy đủ thông tin nhất.
Contents
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm là kỹ thuật hình ảnh có sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh rõ ràng nhất của thai nhi nằm trong tử cung. Qua hình ảnh này, bác sĩ sẽ chẩn đoán sự tăng trưởng và phát triển của em bé cũng như theo dõi sức khoẻ của thai phụ. Vậy nên có thể thấy siêu âm thai sẽ là cách để tầm soát hiệu quả các vấn đề xảy ra trong quá trình mang thai.
Việc tiến hành siêu âm cho thai nhi hoàn toàn không gây hại cho cả mẹ và bé. Bản chất của sóng siêu âm chỉ là âm thanh ở tần số cao mà tai người thường không nghe thấy được, hoàn toàn không gây bức xạ, không ảnh hưởng đến thính giác.
Hiệu quả của quá trình siêu âm phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ máy móc đến con người. Vậy nên mẹ bầu cần chọn nơi thăm khám có máy móc, trang thiết bị siêu âm hiện đại cũng như sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Một khi đã chọn được cơ sở thăm khám thì người mẹ phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, khám thai đúng lịch để theo dõi tốt nhất quá trình phát triển của con cùng sức khoẻ của mẹ.
Các phương pháp siêu âm mà mẹ bỉm nên thăm khám
Hiện nay có nhiều phương pháp siêu âm thai nhi giúp chẩn đoán chính xác hơn tình trạng sức khỏe mẹ và thai nhi. Một số loại siêu âm hiện có như:
Siêu âm đầu dò âm đạo
Siêu âm đầu dò âm đạo phương pháp siêu âm sử dụng đầu dò đặc biệt đưa vào âm đạo để quan sát rõ nhất các cấu trúc của tử cung – phần phụ. Phần đầu dò này được đưa sát vào cổ tử cung để chẩn đoán thai nhi với độ phân giải cao. Kỹ thuật này yêu cầu thai phụ phải đi tiểu hết trước khi siêu âm để bàng quang không chèn vào tử cung phần phụ từ đó giúp bác sĩ quan sát rõ hơn.
Siêu âm thai 2D (Doppler màu)
Đây là kỹ thuật siêu âm đường bụng dùng đầu dò 2D để ước lượng được trọng lượng của thai nhi. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi xem bé có bình thường không, đánh giá trạng thái tim thai, bánh rau, nước ối cùng tầm soát các tổn thương khác.
Tìm hiểu thêm: Vì sao cảm thấy buồn ngủ khi đến tháng?
Siêu âm thai 3D – 4D
Tương tự, phương pháp này sử dụng đầu dò 4D để dựng lên hình ảnh 3 chiều của em bé, chuyển động theo thời gian thực. Với siêu âm 4D, bác sĩ phải có chuyên môn cao, khéo léo, tỉ mỉ và quen thao tác với hệ thống máy móc hiện đại.
Những mốc thời gian siêu âm thai nhi mà mẹ bỉm nên nắm
Nhiều mẹ bầu thường cho rằng siêu âm thời điểm nào cũng được tuy nhiên đây là suy nghĩ rất nguy hiểm. Có những dạng dị tật chỉ được phát hiện qua siêu âm vào một thời điểm nhất định của thai kỳ, đây là một trong những phương pháp “sàng lọc dị tật” rất nên làm từ những tuần thai đầu để bảo vệ sức khoẻ cả mẹ và bé. Sau đây là 3 mốc siêu âm thai nhi quan trọng nhất mà mẹ bầu cần nắm:
Thai tuần 11 – 12
Lúc này là thời điểm có thể đo được độ mờ da gáy, dự đoán sự bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm từ đó ngừa được bệnh down, dị dạng tim, các chi. Điều quan trọng hơn mà mẹ bầu cần nắm là chỉ có thời điểm này mới đo được độ mờ da gáy, bước sang tuần thứ 13 thì các giá trị siêu âm không còn chính xác.
Thai tuần 22 – 23
Siêu âm thai lúc này để bác sĩ quan sát được tất cả những bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật các cơ quan và nội tạng. Đặc biệt siêu âm này phải được thực hiện muộn nhất là trước tuần thứ 28 và mẹ bầu cần tìm đến cơ sở thăm khám uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm siêu âm.
Thai tuần 31 – 32
Đây được xem là lần siêu âm “chốt” trước khi sinh nên bà bầu không được chủ quan bỏ qua. Có những vấn đề về sức khỏe sẽ xảy ra muộn, đó có thể là bất thường ở động mạch, tim, cấu trúc não. Ngoài ra lúc này bác sĩ sẽ tiên đoán được thời gian dự sinh, đánh giá sức khoẻ của mẹ có đủ để “vượt cạn” tự nhiên hay không và kịp thời có biện pháp can thiệp.
>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên rốn có đau không? Bao lâu thì lành?
Với sự phát triển của y học hiện nay, quá trình mang thai và chào đón con ra đời một cách an toàn đang khá dễ dàng. Vậy nên mẹ bỉm không nên chủ quan và phải tuân thủ lịch siêu âm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trước khi đi siêu âm, thai phụ có thể ăn uống bình thường. Nếu tiến hành siêu âm cho thai nhi trước tuần thứ 10 thì nên uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang chứa nhiều nước giúp hình ảnh siêu âm rõ nét hơn. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều ở trạng thái tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về siêu âm thai. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về các phương pháp siêu âm và nắm rõ các mốc thời gian quan trọng từ đó giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé tốt hơn, chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước kế hoạch chào đón bé ra đời.