Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết

Trượt cột sống khiến đốt sống bị xô lệch sai vị trí, từ đó làm suy giảm chức năng của cột sống. Phương pháp phẫu thuật cố định cột sống sẽ giúp tái lập độ vững chắc của cột sống. Từ đó giúp người bệnh quay về cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Bạn đang đọc: Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết

Cột sống là cấu trúc vô cùng quan trọng, là trụ cột giữ bộ xương toàn cơ thể. Khi bị tổn thương gây trượt cột sống có thể gây cơn đau lưng, làm người bệnh hạn chế vận động, sinh hoạt. Chính vì vậy, nhiều trường hợp người bệnh cần thực hiện phẫu thuật cố định cột sống để giải phóng thần kinh bị chèn ép, đồng thời tái lập độ vững chắc cho cột sống.

Dấu hiệu nhận biết trượt cột sống

Trượt cột sống là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thống xương, không chỉ gây đau thắt lưng mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Nhận biết sớm tình trạng trượt cột sống giúp bệnh nhân tiếp nhận kịp thời biện pháp can thiệp hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh lý, cụ thể:

  • Đau thắt lưng: Biểu hiện chung của trượt cột sống là sự xuất hiện cơn đau thắt lưng, đặc biệt khi vận động. Cơn đau có thể bắt đầu nhẹ nhàng nhưng tăng lên khi người bệnh thực hiện các hoạt động như đi lại, leo bậc thang, cúi người hay ngửa người. Sau đó, triệu chứng đau lan dọc theo rễ thần kinh tại mông, đùi, cẳng chân và bàn chân là đau thần kinh tọa do bị chèn ép.
  • Khó thay đổi tư thế: Người bệnh bị trượt cột sống thường gặp khó khăn khi thay đổi tư thế cơ bản như đứng dậy từ ghế, leo bậc thang hoặc cúi người. Đây là triệu chứng ban đầu của tình trạng này.
  • Dáng đi bất thường: Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh thường có dáng đi khom lưng về phía trước, cột sống bị vẹo sang một bên. Người bệnh có thể có dáng đi giống như trẻ tập đi và khi xoay lưng, khung chậu cũng xoay theo. Điều này có thể dẫn đến tình trạng teo cơ hai mông do thiếu vận động.
  • Bất thường cấu trúc: Bệnh nhân có thể tự sờ vùng thắt lưng phát hiện chỗ hõm. Đây là dấu hiệu đặc trưng của trượt đốt sống.

Những dấu hiệu trên là chỉ dấu ban đầu của bệnh. Để chẩn đoán cũng như đề xuất phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ cần thêm thông tin từ các phương tiện hình ảnh như chụp X-quang, MRI. Chuyên gia sẽ xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp, bao gồm cả liệu pháp vật lý và trong một số trường hợp là can thiệp phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết

Đau thắt lưng là một trong những triệu chứng điển hình trượt cột sống

Thông tin về kỹ thuật phẫu thuật cố định cột sống

Phẫu thuật cố định cột sống được thực hiện để giải phóng chèn ép thần kinh, tái tạo sự ổn định của cột sống. Đối với những trường hợp mất vững cột sống cổ, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến teo cơ, thậm chí là liệt.

Phẫu thuật cố định cột sống được thực hiện cho những bệnh nhân mất vững cột sống cổ. Trường hợp khi cột sống người bệnh bị biến dạng, mất đi đường cong tự nhiên hoặc dây chằng bị tổn thương.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được đánh giá tiên lượng trước mổ. Điều này bao gồm việc hoàn thiện các bilan cận lâm sàng, xét nghiệm trước mổ để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của quy trình phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết

Người bệnh cần hoàn thiện các xét nghiệm trước khi phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật cố định cột sống, bệnh nhân sẽ được chuẩn bị một cách cẩn thận. Điều này bao gồm thụt tháo đại tràng sạch trước mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng cường điều kiện vệ sinh.

Trong một số trường hợp trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được đặt nẹp cổ tạm thời bên ngoài hoặc kéo liên tục tùy thuộc vào mức độ tổn thương cột sống cổ. Nẹp cổ sẽ giữ cho cột sống ổn định, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục.

Trong một số trường hợp, nếu cột sống vẫn ổn định và không có dấu hiệu chèn ép thần kinh hoặc nếu bệnh nhân đang gặp vấn đề về suy hô hấp cấp, sốc tủy, phẫu thuật cố định cột sống có thể không được khuyến cáo.

Mục tiêu chính của phương pháp phẫu thuật này là giữ cho cột sống ổn định, lấy đi vùng thoát vị đĩa đệm, giảm chèn ép thần kinh, đồng thời tái tạo độ linh hoạt của cột sống để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết
Phẫu thuật cố định cột sống giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống

Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống

Phẫu thuật cố định cột sống là một quy trình y khoa phức tạp, đặc biệt khi kết hợp bỏ đĩa đệm và sử dụng nẹp vít. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp thương tổn dây chằng hoặc thương tổn xương đơn giản làm mất vững vùng cột sống. Dưới đây là mô tả chi tiết về phương pháp này, cụ thể:

  • Đường mổ được tạo dọc theo bờ trong cơ ức đòn chũm. Mặt trước của thân đốt sống được bộc lộ thông qua vết mổ này.
  • Thông qua việc sử dụng banh tự động (Ecarteur de Cloward), khe đĩa đệm được bộc lộ một cách tốt nhất. Đĩa đệm được lấy bỏ hoàn toàn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghép xương.
  • Một mảnh ghép có kích thước phù hợp với khe đĩa đệm được lấy từ mào chậu. Mảnh ghép này có ba mặt đều là mỏ xương, tạo điều kiện cho quá trình ghép xương sau đó.
  • Mảnh ghép từ mào chậu được đặt vào khe đĩa đệm, dau đó được đóng chặt, tái tạo độ ổn định của cột sống.

Một phương pháp khác liên quan đến việc lấy bỏ thân đốt sống bị tổn thương là kết hợp nẹp vít, đặt lồng titan. Đầu tiên, một đường hầm được đào dọc theo trục giữa thân đốt sống đến dây chằng dọc sau, để lại hai thành bên của thân đốt sống. Xương chậu hoặc lồng titan có thể được đặt vào vị trí thân đốt sống đã bị lấy bỏ. Sau đó, nẹp vít được bắt vào hai thân đốt sống trên và dưới liền nhau.

Trong nhiều trường hợp điều trị hiện nay, vật liệu lồng titan đã được áp dụng thay thế cho xương chậu. Kích thước của lồng titan phụ thuộc vào chiều cao của thân đốt sống đã được lấy bỏ, tạo điều kiện cho quá trình hồi phục.

Phương pháp kết hợp bỏ đĩa đệm và nẹp vít trong phẫu thuật cố định cột sống là một tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực phẫu thuật. Quy trình này không chỉ giúp giảm đau, tái tạo sự ổn định của cột sống mà còn mở ra nhiều cơ hội tiềm năng để cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc các vấn đề nghiêm trọng về cột sống.

Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Phương pháp phẫu thuật cố định cột sống kết hợp bỏ đĩa đệm và sử dụng nẹp vít

Thông qua bài viết trên, KenShin xin gửi tới quý độc giả thông tin về phương pháp phẫu thuật cố định cột sống. Mong bạn đọc đã có được kiến thức tổng quan về kỹ thuật này cũng như dấu hiệu nhận biết tình trạng trượt cột sống. Phẫu thuật cố định cột sống là kỹ thuật y khoa để giải phóng thần kinh bị chèn ép, đồng thời tái lập độ vững của cột sống bị trượt, từ đó giúp người bệnh trở lại với cuộc sống thường nhật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *